2.4.1. Phương pháp kế thừa
Chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu đã công bố:
- Thu thập số liệu từ các đề tài nghiên cứu, đánh giá trước đó về hiện trạng môi trường đất đai của khu vực các xã bàn xã Tiên Cảnh, xã Tiên Hiệp, thị trấn Tiên Kỳ huyện Tiên Phước;
- Thu thập các thông tin trong các bài báo, các trang thông tin về các điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực;
- Thu thập các số liệu từ các đề tài nghiên cứu về cây Dó bầu, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, các điều kiện thích hợp để trồng cây Dó bầu.
2.4.2. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu
Mỗi xã chọn ba khu vực điển hình có trồng cây Dó bầu, tiến hành lập ô tiêu chuẩn (OTC) 1000m2.
Điều tra OTC: Trong mỗi OTC xác định đường kính ngang ngực (D1,3), đường kính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao dưới cành (HDC), số thân (cây có nhiều thân khi có sự “phân thân” từ độ cao dưới 1,3m), số cành cấp 1 (cành cấp 1 là cành mọc ra từ phần thân chính) bằng phương pháp điều tra 30 cây tiêu chuẩn được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Mẫu biểu điều tra cây Dó bầu được thể hiện trong bảng sau đây:
Biểu mẫu điều tra đặc điểm cây Dó bầu
Chu vi (cm) | D1,3 (cm) | Dt (m) | Hvn (m) | Hdc (m) | Số thân | Số cành | Ghi chú | |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Dó Bầu Một Số Khu Vực Điển Hình Của Việt Nam
- Các Dạng Cấu Trúc (Cơ Cấu) Đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009)
- Điều Tra Đặc Điểm Cơ Bản Của Rừng Trồng Cây Dó Bầu Tại Khu Vực Nghiên Cứu
- Tình Hình Sinh Trưởng Của Cây Dó Bầu Trong Khu Vực Nghiên Cứu
- Đánh Giá Sự Khác Biệt Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Giữa Các Ôtc Nghiên Cứu Tại Thị Trấn Tiên Kỳ
- Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Dó Bầu Và Lượng Phốt Pho Dễ Tiêu Của Các Ô Tiêu Chuẩn Trong Khu Vực Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Xử lý số liệu điều tra đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu
Trong công tác điều tra hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây thường các ô tiêu chuẩn được bố trí sao cho có thể so sánh được các đặc điểm
về tuổi cây, mật độ, xuất xứ, độ dốc, hướng dốc.... khác nhau. Khi điều tra chiều cao, đường kính... của các cây tại ô tiêu chuẩn ít nhiều luôn có sự khác nhau. Sự khác nhau đó có thể là ngẫu nhiên cũng có thể là sự khác nhau rõ rệt (khác nhau có ý nghĩa). Trong thống kê có nhiều phương pháp để kiểm tra sự sai khác đó. Dưới đây sử dụng tiêu chuẩn U để đánh giá
- Điều kiện:
+ Tổng thể chuẩn (hoặc n 30): Số liệu đo đặc điểm sinh trưởng của cây trong các ô tiêu chuẩn đáp ứng điều kiện này;
+ Phương sai biết trước.
- Công thức tính tiêu chuẩn U:
U X1 X 2
Trong đó:
2 2
1 2
n1 n2
2
1/ 2
2
S
1/ 2
(01)
X 1 ; X 2 : Là giá trị trung bình cộng cần kiểm tra của hai ô tiêu chuẩn
(thí dụ D1.3, Hvn...);
n1, n2 : Là dung lượng mẫu quan sát của hai ô tiêu chuẩn;
2= S 2; 2= S 2 : Là phương sai của các số trung bình ở hai ô tiêu chuẩn
1 1 2 2
- Đánh giá:
H0: 1=2 (Giả thiết hai số trung bình - bằng nhau).
Khi
U 1,96 H
( 0,05) Hai số trung bình cósự khác nhau rõ
0
rệt với mức độ tin cậy là 95%.
Trường hợp
U 1,96 H
( 0,05) Hai số trung bình không cósự
0
khác nhau với mức độ tin cậy là 95%.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm của đất
Hai đặc điểm cơ bản của đất được xác định là đặc điểm vật lý và đặc
điểm hóa học. Những đặc điểm vật lý cơ bản của đất được xác định là độ dày tầng đất, màu sắc đất, thành phần cơ giới.
Đặc điểm hóa học bao gồm các chỉ số: Hàm lượng mùn, tổng phốt pho, phốt pho dễ tiêu, tổng ni tơ, ni tơ dễ tiêu, pH.
Thu thập mẫu đất của ô tiêu chuẩn:
Để xác định một số đặc điểm cơ bản của đất đã tiến hành thu thập mẫu đất của các ô tiêu chuẩn. Tại mỗi xã sẽ xác định 3 ô tiêu chuẩn để thu thập mẫu.
Tiến hành lấy mẫu đất của các khu thí nghiệm theo các bước sau. Mẫu đất được lấy theo hai cách: Mẫu đất đại diện cho khu vực thí nghiệm (ô tiêu chuẩn);
Trong ô tiêu chuẩn lấy 5 mẫu đất, vị trí lấy mẫu tại 4 điểm ở 4 góc của ô tiêu chuẩn và 1 điểm lấy mẫu ở giữa ô tiêu chuẩn.
Hình 2.2. Chọn vị trí lấy mẫu đất trong ô tiêu chuẩn
Tại mỗi vị trí thu thập mẫu đất chọn một cây Dó bầu, điểm lấy mẫu được thể hiện trong hình 2.3.
Độ sâu lấy mẫu đất: 0 - 30cm. Kỹ thuật lấy mẫu đất:
Tại điểm lấy mẫu tiến hành cào hết các tàn dư thực vật trên bề mặt đất, đào hố sâu 30cm, tạo mặt phẳng thẳng đứng 0-30cm, dùng xẻng nhỏ, cuốc nhỏ hoặc dầm xén gọt một lớp đất từ trên xuống đáy hố, lấy toàn bộ đất rơi xuống hố. Tại mỗi điểm lấy mẫu thu thập khoảng 100-200gam đất, cho vào túi nilon. Đất của 5 điểm lấy mẫu được trộn chung lại thành 1 mẫu của ô tiêu chuẩn (1-1.5kg).
Mẫu đất của ô tiêu chuẩn được đựng trong túi PE kèm theo phiếu ghi tên, địa chỉ người gửi mẫu, ngày lấy mẫu.
Hình 2.3. Lấy mẫu đất của cây thí nghiệm
Thu thập mẫu đất của cây thí nghiệm:
Để thấy rõ hơn mối quan hệ của đất với đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu, đặc biệt là quan hệ của đất với quá trình hình thành trầm hương đã tiến hành lấy mẫu đất của 10 cây thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học kích thích cây tạo trầm. Tương tự như cách lấy mẫu đất trong ô tiêu chuẩn, mẫu đất của từng cây được cho vào túi nilon, kèm theo phiếu ghi tên, địa chỉ người gửi mẫu, ngày lấy mẫu...
Mẫu đất được phân tích tại Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp. Các chỉ tiêu được xác đinh bao gồm:
Hàm lượng mùn ;Tổng phốt pho (mg/kg, %P, %P2O5); Phốt pho dễ tiêu (P- PO43- (mg/kg), P2O5 (mg/kg)); Tổng Ni tơ %N); Ni tơ dễ tiêu (mg/100g).
2.4.4. Phương pháp xác định mối quan hệ giữa một số đặc điểm cơ bản của đất và cây Dó bầu
2.4.4.1. Phương pháp xác định quan hệ giữa đất -sinh trưởng cây Dó bầu
Căn cứ vào kết quả phân tích đất và đánh giá quá trình sinh trưởng của Dó bầu để thấy được ảnh hưởng của một số đặc điểm đất tới quá trình hình thành trầm hương. Sử dụng phần mềm excel 2010 để thống kê xác định mối quan hệ.
Vẽ biểu đồ quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3; Dt; Hvn; Hdc, số thân, số cành cấp 1) với một đặc điểm của đất (hàm lượng mùn, tổng phốt pho, P dễ tiêu, tổng Ni tơ, Ni tơ dễ tiêu), Xác định hàm tương quan giữa sinh trưởng của cây với đặc điểm đất (ví dụ tương quan giữa hàm lượng mùn với D1,3, mùn với Dtan....) cứ như vậy với các chỉ số khác
2.4.4.2. Phương pháp xác định quan hệ đất - một số đặc điểm cơ bản của
trầm hương
Căn cứ vào kết quả phân tích đất và đánh giá quá trình hình thành trầm hương sau 12 tháng thí nghiệm tiếp chế phẩm để thấy được ảnh hưởng của một số đặc điểm đất tới quá trình hình thành trầm hương.
A) Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của đất tới quá trình hình thành trầm hương
Qua trình hình thành trầm hương trong cây được nhiều tác giả xác nhận là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thường bắt đầu là những yếu tố vật lý, gây tổn thương cơ học cho cây, sau đó là sự xâm nhập của các yếu tố sinh học, chủ yếu là nấm, tạo ra tình trạng bất thường dẫn đến quá trình hình thành hệ thống tự vệ trong cây và hình thành trầm hương. Ở khu vực rừng trồng đã tiến hành thí nghiệm tạo trầm bằng chế phẩm sinh học.
Vật liệu nghiên cứu:
1. Dụng cụ khoan lỗ tiếp chế phẩm;
2. Dụng cụ tiếp chế phẩm sinh học;
3. Chế phẩm sinh học: 5 loại chế phẩm sinh học, tương đương với công thức thí nghiệm (ký hiệu từ A...E): (A) Chứa nấm Fusarium; (B) Chứa nấm
Mucor; (C) Chứa hỗn hợp nấm Fusarium + Mucor; (D) Chứa môi trường YES (Yeast Extract Sucrose); (E) Đối chứng (nước cất);
Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Hương Khê ,huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
Bố trí thí nghiệm: Tại khu vực thí nghiệm lựa chọn 10 cây thí nghiệm có tuổi trên 10 năm, đường kính ngang ngực trên 15cm. Tiến hành khoan năm lỗ khoan tương xứng với năm công thức thí nghiệm vào thân cây, bắt đầu với lỗ khoan dưới cùng cách mặt đất khoảng 50cm, các lỗ khoan tiếp theo được dịch chuyển lên phía trên và sang bên phải cách lỗ khoan trước khoảng 25cm - 30cm.
Mỗi lỗ khoan tiếp 0,5l lít chế phẩm, công thức đối chứng tiếp nước cất.
B) Thu thập dữ liệu về quá trình hình thành trầm hương
Thí nghiệm được đánh giá sau 12 tháng dựa vào đặc điểm của vùng gỗ xung quanh lỗ khoan đối với khu vực rừng trồng.
Đối với khu vực rừng trồng sự khác biệt thể hiện vai trò của nấm trong quá trình hình thành trầm hương so với đối chứng được đánh giá thông qua kích thước hoặc diện tích vùng gỗ biến màu, mùi vị của vùng gỗ xung quanh lỗ khoan.
C) Đánh giá quan hệ của đất với quá trình hình thành trầm hương
Căn cứ vào kết quả phân tích đất và đánh giá quá trình hình thành trầm hương sau 12 tháng thí nghiệm tiếp chế phẩm để thấy được ảnh hưởng của một số đặc điểm đất tới quá trình hình thành trầm hương.
2.4.5. Phương pháp đề xuất giải pháp phát triển cây Dó bầu trong khu vực nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm cơ bản của đất với sinh trưởng, phát triển của Dó bầu và quá trình hình thành trầm hương để đưa ra đề xuất giải pháp phát triển bền vững.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm cơ bản của rừng trồng cây Dó bầu tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Khái quát tình hình trồng cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước.
Nếu như trước đây, đất Tiên Phước được xem là “lãnh địa vàng” của cây Tiêu, thì kể từ thập niên 1990, thêm cây dó cũng chiếm vị quan trọng trong vườn nhà của người dân Tiên Phước. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 3.500 hộ trồng Dó với số lượng hơn 1 triệu cây, diện tích 980 ha, được phân bổ nhiều ở các xã Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp… Nghề trồng Dó bầu đã đem lại những hiệu quả kinh tế cao mà những người nông dân từ bao đời thu nhập manh mún trên ruộng đồng một nắng hai sương khó có cơ hội với tới.
Dó từ 4-5 tuổi có giá 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng, loại cây dó có đường kính từ 15 cm trở lên có thể xử lý nuôi cấy trầm (1 năm là có thể cho trầm loại 6,7) lên đến chục triệu...thu nhập của nhiều hộ gia đình đã đạt con số hàng trăm triệu đồng trên một năm, vươn lên làm giàu từ chính khu vườn của mình.
Năm 2000, giá mỗi cây con từ 8 đến 10 ngàn đồng giá bán lẻ có khi đến 20-25 ngàn đồng/cây, nhưng cung vẫn không đủ cầu. Vườn ươm cây giống trên địa bàn toàn huyện đã lên con số hàng trăm. Ông Nguyễn Hảo, một lái trầm và ươm giống có hạn cho biết, ngay vụ trồng rừng năm 2000, hơn 4.000 cây Dó bầu vừa ươm đã bán sạch. Chỉ tính riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả làng trồng dó con. Dó giống khan hiếm, dó có tuổi lại càng hiếm và đắt tiền.
Theo Ngô Đình Sơn - Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam (2007): “Trong năm 1997-2000: mỗi năm người dân chỉ tạo khoảng vài ngàn cây, chủ yếu là bứng từ rừng tự nhiên về trồng phân tán ở những vùng đất trống, vườn nhà.
Nhưng từ năm 2001-2002: Số lượng của cây Dó được tăng lên đáng kể.
Năm 2003-2007: Trên toàn huyện có khoảng vài chục vườn ươm, đa số các vườn ươm này tự gieo tại các hộ gia đình. Số lượng cây con trong những năm này tăng lên đáng kể, trung bình gieo ươm mỗi năm khoảng vài triệu cây.”.
Số liệu thống kê năm 2004 cho thấy khu vực huyện Tiên Phước có 15 xã trồng Dó bầu, tổng diện tích quy đổi là trên 90,0ha.
Bảng 3.1. Số lượng và diện tích cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam (2004)
Có khoảng 5 vườn ươm (tập trung ở các xã Tiên Cảnh, Tiên Mỹ, Tiên Kỳ), mỗi vườn tạo khoảng 20-30 ngàn cây; cây con tạo được mỗi năm trồng tại huyện khoảng 50 ngàn cây, số còn lại bán ra ngoài tỉnh. Ngay trong vụ trồng rừng năm 2001 cây vừa ươm đã bán sạch; riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả làng trồng Dó con.
Khu vực (xã) | Số cây | Diện tích (ha) | |
01 | Tiên Lãnh | 13.140 | 11,94 |
02 | Tiên Ngọc | 10.758 | 9,77 |
03 | Tiên Hiệp | 4.758 | 4,32 |
04 | Tiên An | 34.374 | 31,25 |
05 | Tiên Cảnh | 3.504 | 3,18 |
06 | Tiên Mỹ | 2.259 | 2,05 |
07 | Tiên Kỳ | 7.722 | 7.02 |
08 | Tiên Châu | 130 | 0,12 |
09 | Tiên Phong | 2.400 | 2,18 |
10 | Tiên Lộc | 2.870 | 2,61 |
11 | Tiên Lập | 4.068 | 3,70 |
12 | Tiên Thọ | 5.159 | 4,69 |
13 | Tiên Sơn | 3.012 | 2,74 |
14 | Tiên Cầm | 3.450 | 3,14 |
15 | Tiên Hà | 2.214 | 1,93 |
Tổng | 99.728 | 90,64 |
(Nguồn Doanh nghiệp Tư nhân Hồng Ngọc, 2004)