Người Kể Chuyện Ẩn Mình Kể Theo Điểm Nhìn Bên Trong


Ta nhận thấy, hầu hết các truyện kể ở NT3 theo ĐNBN của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đều có nội dung đơn giản. Thông điệp mà các nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc thể hiện qua dòng đời sống với những sự kiện, sự việc khách quan (dường như chỉ là những ghi chép của NKC). Đó có thể là những câu chuyện đời thường về cuộc sống trong dãy nhà K (Lũ trẻ ở dãy K), là câu chuyện mai mối của hai đứa trẻ (Hương và Phai)… trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Đó có thể là câu chuyện giữa ông Vị và thằng Bi trong Nơi về của Nguyễn Khải. Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cốt truyện giản đơn như bức tranh của đời sống, không có những tình tiết gay cấn, không có những diễn biến nội tâm phức tạp hay những chi tiết về mưu mẹo, tính toán… Đó là chuyện người hàng xóm xấu bụng (Xóm giềng), chuyến về thăm quê nội của bé Thuỷ Tiên (Quê nội), câu chuyện mất điện và cách hành xử của mọi người trong khu chung cư (Mất điện), câu chuyện về phiên chợ hoa (Chợ hoa phiên áp tết), chuyến đi viếng mộ trong tết thanh minh của gia đình Chương (Thanh minh trời trong sáng)… Cốt truyện đơn giản ấy phù hợp với hình thức tự sự NKC ẩn mình, “vô can” với thế giới nhân vật. Dường như trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, hình thức tự sự này được vận dụng khi các nhà văn viết về những chuyện sinh hoạt thường ngày. Người viết đã tạo ra một “khoảng trống”, buộc người đọc cùng tham gia vào hoạt động đồng sáng tạo. Ở đây, vai trò chủ động, tích cực của người đọc được phát huy tối đa. Tự họ sẽ phải đi tìm “hồi kết” cho câu chuyện theo cảm nhận của riêng mình. Đây cũng là một đặc trưng của truyện ngắn sau 1975. Nhân vật của những câu chuyện đời thường ấy là những con người bình dị của cuộc sống thế sự. Trong Lũ trẻ ở dãy K (Nguyễn Minh Châu) là cô Hoằng, cô Khanh, cô Luân, con bé Thương, thằng Lạp, thằng Hùng, ông Thiện, ông lão Sĩ, thằng Huấn... Trong Nơi về của Nguyễn Khải là ông Vị (cán bộ về hưu), thằng Bi (giúp việc nhà hàng xóm), các con của ông Vị… Ma Văn Kháng cũng đưa vào thế giới nghệ thuật của mình không phải là những “thánh nhân” mà là những con người bình thường. Họ là bà Tài, Nhi, lão Tuế, cô Thơ, mụ Chí, bà Huệ… (Những người đàn bà); ông Huỳnh, anh Khoa, cô Trang… (Chợ hoa phiên áp tết)… Các nhà văn


đã đưa vào trang viết của mình cả một thế giới những con người giản dị với nhiều cá tính khác biệt để làm nên bức tranh đời thường đa sắc. Các nhân vật thiên về tự biểu hiện mình qua hành động đi đứng, nói năng mà ít nghĩ ngợi, suy tư. Nếu có trạng thái tâm lí thì cũng là trạng thái tâm lí thể hiện qua những biểu hiện bên ngoài. Chẳng hạn “cô Hoằng mặt mũi hoàn toàn rạng rỡ”, “Phút chia phôi suýt nữa lũ trẻ có đứa rơi nước mắt. Đứa cầm chân con chó lắc lắc và không nỡ buông ra. Đứa áp cả mặt mình vào mặt chó mà hôn hít, mà nói thì thầm”… (Lũ trẻ ở dãy K - Nguyễn Minh Châu) [33, tr. 286 - 308]; “Nét mặt ông già linh hoạt hẳn lên”, “ông nín lặng”, “Nó trả lời, mặt tươi roi rói”, “Ông Vị cười thành tiếng”… (Nơi về - Nguyễn Khải) [98, tr. 306 - 319]; “bà Khoa trưởng phòng lập tức chồm lên mặt bàn the thé”, “Bà Khoa lườm ông giám đốc”, “Chị Luân nghiến răng, bà Khoa chép miệng”, “bà Khoa lồng ra, mặt đỏ bừng, xoe xoé”, “Chị Luận giậm chân, hét”, “Bà Khoa ôm mặt, ngửa lên trời, thống thiết”… (Cái Tý Ngọ - Ma Văn Kháng) [33, tr. 563 - 580]; “Mấy bóng phụ nữ đang đứng chờ, thấy vợ Luyến, như xô cả lại, rấm rứt”, “Vợ Luyến nhíu trán”, “bà giáo Hoàng ngáp”, “chị Dung cong cớn”, “thằng điên gân cổ, dấn lên một buớc”, “bà cụ la ầm ĩ”… (Mất điện - Ma Văn Kháng) [33, tr. 263 - 280]... Không gian của truyện cũng là những không gian quen thuộc, nhỏ hẹp như những khu chung cư, khu gia đình, khu phố nhỏ… Chính điều đó đã tạo nên khoảng cách gần gũi giữa nhân vật và người đọc. Người đọc trực tiếp cảm nhận mà không cần sự định hướng nào. Thế nên vai trò của NKC dường như đã bị lu mờ. Người kể chuyện không hé lộ một thái độ, tình cảm nào đối với thế giới nhân vật và các sự việc. Anh ta chỉ thuật lại những gì nhân vật nói, nhân vật làm mà thôi.

Ta nhận thấy, qua truyện ngắn kể theo NT3 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, các tác giả đã “tuân thủ” tương đối nghiêm ngặt nguyên tắc tự sự theo ĐNBN. Có điều, dù NKC không lộ diện nhưng hình bóng của anh ta vẫn in dấu đậm nét trong từng trang văn. Đó là điểm khác biệt so với lối tự sự truyền thống và lối tự sự NT3 của chính các tác giả này trước 1975. Trước 1975, các nhà văn chủ yếu sử dụng hình thức tự sự NT3 với điểm nhìn toàn tri (NKC đóng vai trò là người biết tuốt, định hướng, dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc). Điều này có sự


chi phối của hoàn cảnh lịch sử và thời đại. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tất cả đều nỗ lực vì mục tiêu độc lập, tự do của dân tộc. Văn học vì thế mang sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân, mọi yếu tố riêng tư đều gác lại. Độc giả là quần chúng nhân dân, dân công, chiến sĩ. Họ không có tâm thế để suy ngẫm về những điều riêng tư, thầm kín. Họ cần một sự định hướng cho những tiếp nhận của mình. Chẳng hạn như Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Lá thư vui, Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu, Hoa rừng của Dương Thị Xuân Quý… Khoảng cách giữa NKC và nhân vật là khoảng cách tôn kính, khoảng cách sử thi. Tự sự theo ĐNBN có sự gần gũi với điểm nhìn toàn tri. Tuy nhiên, ở ĐNBN, NKC chỉ kể những điều anh ta thấy chứ không kể những điều anh ta biết như trong điểm nhìn toàn tri. Hình thức này phát huy tối đa khả năng cảm thụ của người đọc. Bút pháp “bạch miêu” (kể mộc, không tô vẽ, miêu tả khách quan sự việc kiểu “lấy ảnh trong gương”) trong văn học truyền thống có liên quan đến tự sự theo ĐNBN. Có điều, văn học truyền thống chưa ý thức sử dụng nó như trong văn học hiện đại. Trong giai đoạn văn học 1930 - 1945, nhà văn sử dụng lối trần thuật NKC ẩn mình kể theo ĐNBN nhiều hơn cả là Nguyễn Công Hoan với hàng loạt truyện ngắn Đồng hào có ma, Răng con chó của nhà tư sản, Bữa no đòn, Thằng ăn cắp, Mất cái ví, Cô Kếu - gái tân thời… Người kể chuyện điềm nhiên dòi theo và ghi lại một chuỗi các sự việc khiến người đọc hình dung câu chuyện như đang diễn ra trước mắt và kể lại một cách khách quan những gì anh ta trông thấy. Lối trần thuật này đã giúp nhà văn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc. Còn văn học sau 1975 lại khác, lối trần thuật này đã kéo nhân vật về gần với cuộc đời. Tự sự bởi NKC giấu mình, ngoài những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng còn có Bến trần gian của Lưu Minh Sơn, Miền cỏ hoang của Trần Thanh Hà, Thời tiết của kí ức của Bảo Ninh… Nhà văn đã trao cho độc giả quyền bình đẳng, dân chủ. Điều đó đồng nghĩa với việc người đọc không thể “lười biếng” tiếp nhận tư tưởng có sẵn như trước được nữa. Bởi vì, đằng sau mỗi câu chuyện tưởng giản đơn kia là những triết lí nhân sinh mà nhà văn muốn gửi gắm. Hiện tượng này không khó lí giải. Trên đại thể, mọi sự phân chia luôn là tương đối. Một


tác phẩm văn học không nhất thiết từ đầu đến cuối vận dụng một loại điểm nhìn và một phương thức tự sự duy nhất. Có thể chỉ trong một đoạn văn ngắn đã có sự đan xen, dịch chuyển điểm nhìn. Tuy nhiên, trong một tác phẩm cụ thể, ta có thể xác định một loại điểm nhìn, một phương thức tự sự chiếm vị trí chủ đạo.

Có thể nói, hình thức tự sự NT3 theo ĐNBN xuất hiện không nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Đó cũng là xu thế chung của văn học sau 1975. Bởi lẽ, khi trở lại thời bình, cảm hứng về đời tư và thân phận con người đã hướng ngòi bút của các nhà văn khai thác chiều sâu đối tượng sáng tác mà hình thức kể chuyện này chỉ phù hợp khi kể những câu chuyện sinh hoạt đời thường. Người kể chuyện ẩn mình dòi theo và ghi lại một cách khách quan mọi sự việc. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có một lối viết riêng. Lời kể của Nguyễn Minh Châu có vẻ bâng quơ nhưng chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc. Nguyễn Khải tái hiện câu chuyện bằng lối kể có vẻ “lạnh lùng” nhưng hiện thực thì “ngồn ngộn” trước mắt độc giả. Trong ba nhà văn, Ma Văn Kháng là người sử dụng hình thức kể này nhiều hơn cả. Xuất hiện sau Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải nhưng với nội lực sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng cũng thuộc nhóm đại biểu tinh anh, xứng danh là một trong những ngọn cờ tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Ông là “nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn chương, nghệ thuật” (Lã Nguyên). Đọc Ma Văn Kháng, ta nhận thấy triết luận đời sống nhất quán xuyên suốt các trang văn. Triết luận ấy theo nhà nghiên cứu Lã Nguyên chính là lấy tình người, tính người sự hồn nhiên làm mẫu số. Ma Văn Kháng thường miêu tả nhân tướng để thể hiện bản tính nhân tính. Hầu hết những tác phẩm kể ở NT3 theo ĐNBN của Ma Văn Kháng thuộc đề tài về cuộc sống thành thị trong sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975. Tuy nhiên, giới hạn trong lối kể chuyện của Ma Văn Kháng đôi khi mang lại cho người đọc cảm giác “quen thuộc”, kể cả những sáng tác sau này (Tập Trốn nợ - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2008), dù đã cố gắng vượt qua chính mình nhưng vẫn còn những giới hạn thế hệ không tránh khỏi. Vì thế, đọc Ma Văn Kháng, độc giả nhận thấy một sự “ổn định” về phong cách. Đóng góp của nhà văn chính là đã đưa tư duy tiểu thuyết vào truyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


ngắn. Tư duy tiểu thuyết kéo đối tượng trần thuật gần với NKC, “NKC và đối tượng trần thuật được đặt trên một mặt bằng giá trị ngang nhau”. Người kể chuyện không cần phải giữ thái độ cung kính, ngưỡng mộ nhân vật như trước đây. Cánh cửa dân chủ của tư duy nghệ thuật đã được mở rộng. Những chuyện thường ngày “ùa” vào sáng tác văn chương. Qua đó, cuộc sống tự nó phô ra tất cả vẻ thô ráp, xù xì, tươi nguyên, sống động và chân thật như vốn có. Vì thế, Ma Văn Kháng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới văn học với mảng truyện ngắn kể ở NT3 theo ĐNBN.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 9

3.1.2. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên trong

Tự sự theo ĐNBT khác hẳn với tự sự theo ĐNBN. Nếu ĐNBN chỉ kể một cách khách quan những gì diễn ra bên ngoài nhân vật thì ở ĐNBT, nhà văn hoá thân vào nhân vật để diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc của thế giới nội tâm. Theo thống kê của chúng tôi, hình thức kể ở NT3 (NKC ẩn mình) theo ĐNBT được sử dụng ít hơn so với hình thức trần thuật khác ở NT3 (kể theo ĐNBN, ĐNPH). Thuần nhất kể theo ĐNBT của Nguyễn Minh Châu chỉ có Bến quê, Nguyễn Khải có Đàn bà, Ma Văn Kháng có Bến bờ, Mẹ và con, Đợi chờ. Đa số những truyện kể ở NT3 là sự kết hợp giữa ĐNBN và ĐNBT, ĐNBT chỉ được vận dụng ở một số đoạn trong truyện.

Các truyện ngắn tự sự NT3 theo ĐNBT của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đều được kể theo điểm nhìn cố định của nhân vật. Nhân vật mang điểm nhìn thường là nhân vật chính. Người kể chuyện “nương theo giác quan, tâm hồn nhân vật để cảm nhận thế giới”. Anh ta không phải là một “thượng đế toàn thông” điều gì cũng biết. Anh ta chỉ biết từ một nhân vật và trong phạm vi ý thức của nhân vật ấy. Vị trí quan sát của NKC rất gần và ít di động. Người kể là người hiểu nhân vật sâu sắc hơn bất cứ ai. Sự biết của anh ta ngang bằng với sự biết của nhân vật về chính bản thân nó. Nhân vật không thiên về hành động, nói năng mà chìm trong những suy nghĩ triền miên.

Trong Bến quê (Nguyễn Minh Châu), NKC vẫn đứng ở NT3 nhưng tựa theo mạch suy tư ngầm của nhân vật Nhĩ - một người sắp từ giã còi đời. Theo điểm nhìn ấy, mọi chi tiết của Bến quê đều chứa đựng bao nỗi niềm trắc ẩn đòi hỏi người đọc giải mã theo cảm nhận của riêng mình: Nhĩ cảm nhận những sắc màu gần gũi, thân


thuộc của bến quê; Nhĩ ý thức được bước đi của thời gian; Nhĩ nhận ra vẻ đẹp tâm hồn Liên; Nhĩ khao khát được sang bên kia sông; Nhĩ suy tư, trăn trở về lẽ đời… Lựa chọn ĐNBT, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho Bến quê cái nhìn thâm trầm, sâu sắc và góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ những dằn vặt, khắc khoải, những ước vọng, nghĩ suy thầm kín của nhân vật. Truyện thấm thía một nỗi buồn và sự thương cảm. Các nhân vật đều lặng lẽ nghĩ ngợi, suy tư. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Nhà văn dường như có ý thức đối thoại với văn học của “cái thời lãng mạn” (Nguyễn Khải). Thời ấy, văn học lý tưởng hoá con người, xem con người có khả năng vô hạn, siêu phàm. Sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn trong Bến quê đã giúp người đọc nhìn nhận đầy đủ và toàn diện hơn. Điểm nhìn trần thuật ấy là kết quả của sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Điểm nhìn ấy thể hiện sự nhạy bén muốn vượt ra khỏi những lối mòn tư duy của văn học quá khứ để đổi mới, đáp ứng với yêu cầu lịch sử, xã hội và thời đại. Truyện ngắn Bến quê được xây dựng bằng cốt truyện tâm lí, mạch truyện triển khai theo dòng cảm nghĩ của nhân vật. Viết theo cách này nếu không “già tay” dễ rơi vào tình trạng tản mạn nhưng Bến quê lại cô đọng, hàm súc và giàu ý nghĩa. Lối kể ấy đã giúp nhà văn giãi bày với người đọc nhiều điều. Bến quê của Nguyễn Minh Châu đã “động” được vào thế giới nội tâm của người đọc, bắt họ phải tìm hiểu, suy ngẫm về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

Truyện ngắn Đàn bà của Nguyễn Khải cũng được trần thuật theo phương thức tự sự này. Nương theo điểm nhìn của nhân vật Lưu, hình ảnh hai gia đình hiện lên trong thế đối sánh: gia đình “đẹp như trong tranh” của Lưu và gia đình nhếch nhác của tên cướp. Thế nhưng cái gia đình tưởng là rất hạnh phúc mà nhiều người phải mơ ước của Lưu cuối cùng tan vỡ vì người vợ bỏ đi theo người đàn ông khác còn gia đình tên cướp lại luôn được vun đắp bởi một người phụ nữ biết nhen nhóm yêu thương. Những dòng độc thoại nội tâm chiếm gần hết thiên truyện… Thông qua bi kịch gia đình của Lưu và cuộc gặp gỡ với vợ của tên Tích híp, nhà văn đã hoá thân vào nhân vật Lưu thốt lên lời than từ chính tâm trạng của anh: “Vợ con như thế, trời đãi đến thế mà không chịu làm người đàng hoàng thật là uổng quá…” [98, tr. 47].


Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tự sự NT3 theo ĐNBT được vận dụng trong ba tác phẩm: Mẹ và con, Đợi chờ, Bến bờ. Nhà văn không đơn giản là kể việc, trình bày sự việc mà muốn khơi sâu vào thế giới tâm hồn con người. Người kể chuyện tuy vẫn đứng ở NT3, song lại trần thuật theo điểm nhìn giới hạn của nhân vật, tựa vào ý thức nhân vật để kể. Dẫu không phải là người trong cuộc nhưng người kể thấu hiểu mọi tâm tư nên “tiếng nói bên trong” nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên. Trong Đợi chờ, tâm trạng của ông Nhân được khắc họa đậm nét. Ngay mở đầu tác phẩm, nhà văn đã hé mở lí do đợi chờ của ông: “Có lẽ ông Nhân còn chưa chết được là vì con, một cô con gái xinh đẹp và thông minh, hiện đang học đại học ở nước ngoài” [103, tr. 218]. Người kể chuyện hiểu thấu tâm tư, nỗi niềm người cha nên lời kể và lời nhân vật như hòa làm một. Và người đọc đã thâm nhập vào tâm hồn nhân vật bằng sự chỉ dẫn sát sao của NKC. Ngay cả những diễn biến thầm kín trong tâm trạng ông Nhân, người đọc cũng có thể cảm nhận được: “qua cái hẫng hụt, cường độ tình cảm lại phục hồi, phấn khích đặc biệt”; “Nước mắt ông Nhân vẫn ứa tràn vành mi. Ông vừa thấy giận mình, vừa thấy tủi” ; “Muôn vàn câu hỏi đã đặt ra ở cơn mê sảng đau đớn của ông. Hình như ông nhận ra sự phân cực bi đát đã gián cách hai cha con” [103, tr. 236]… Ở Bến bờ cũng vậy, mạch truyện là dòng suy tư của Nhâm. Mạch trần thuật dằng dịt bởi dòng hồi tưởng. NKC và người đọc dường như chìm đắm trong những suy tư của nhân vật để đồng cảm, sẻ chia. Ở Mẹ và con là những đối thoại hờ hững, “môi giới” để nội tâm nhân vật được bộc bạch. Bám vào điểm nhìn của Duyên, suy tư đan cài quá khứ như đọng lại nỗi niềm của người thiếu phụ. Cả ba truyện ngắn tự sự ngôi thứ ba theo ĐNBT của Ma Văn Kháng đều dựa vào điểm nhìn của nhân vật. Người kể chuyện hòa nhập vào tâm trạng của nhân vật để trần thuật, thậm chí còn thể hiện quan điểm, suy nghĩ, đánh giá của mình.

Vì lẽ đó, những truyện ngắn tự sự NT3 theo ĐNBT của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng được tạo dựng từ cốt truyện tâm lý và thiên về biểu hiện tư tưởng nhiều hơn sự kiện (truyện ngắn luận đề). Bến quê là mạch ngầm suy tư của nhân vật Nhĩ (nhân vật Nhĩ có chức năng giống như nhân vật tư tưởng). Đàn


của Nguyễn Khải chỉ là những suy nghĩ của nhân vật Lưu trước sự tan vỡ của gia đình mình và việc bắt tên cướp Tích híp. Đợi chờ, Bến bờ, Mẹ và con của Ma Văn Kháng cũng vậy, chỉ là câu chuyện một người cha chờ đợi con trong tình thương nhớ; người con gái xa quê trở về thăm mẹ; người mẹ với biết bao những suy nghĩ âm thầm về hạnh phúc riêng tư khi phải sống đằng đẵng trong cảnh góa bụa.

Sử dụng NT3 theo ĐNBT, NKC men theo tâm trạng nhân vật để kể. Ở đây, người đọc thường xuyên bắt gặp trong truyện những lời kể mang tính chất nửa trực tiếp - lời kể là của NKC còn suy tư, tâm sự lại được thốt lên từ sâu thẳm nội tâm nhân vật. Truyện ngắn Bến quê đuợc trần thuật từ NT3 theo ĐNBT nên NKC có sự “can thiệp” khá rò. Anh ta hoá thân, quan sát sự vật bằng con mắt của nhân vật để suy ngẫm, triết lí. Qua ngôn ngữ nửa trực tiếp, người đọc có thể thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của đối tượng miêu tả. Phương thức ấy đã gây ấn tượng cho người đọc về sự “hiện diện” của ý thức nhân vật. Lối trần thuật này giúp người đọc dễ dàng hình dung về hình tượng tác giả. Đó là con người không bao giờ nhìn sự vật một cách đơn giản mà luôn tìm tòi cái phong phú, phức tạp của lòng người và lẽ đời với mọi cung bậc buồn vui, lo âu, hy vọng... Đây là đoạn diễn tả tâm trạng đổi thay của Duyên (Mẹ và con): “Ồ! chị chưa già như chị vẫn hằng nghĩ. Cái gương mách thầm chị vậy. Không khí trong căn buồng như mơ vì ánh sáng lọt qua mấy lỗ thông hơi, hắt lên trần và phản quang xuống nền nhà lá đá hoa xanh, tạo nên một khoảng sáng ao ảo và dịu dàng” [33, tr. 176]. Lời nửa trực tiếp đã tạo được âm vang đồng vọng. Ở đó đồng vọng lời người kể, tâm trạng của nhân vật và sự thương cảm của người đọc. Trong những truyện ngắn tự sự NT3 theo ĐNBT, không khí truyện sâu lắng, nhân vật chìm vào dòng suy nghĩ miên man, lời kể là của NKC nhưng độc giả lại cảm giác rằng chính nhân vật mới là NKC. Bởi vì NKC tự tước đi cái quyền “đạo diễn” của mình. Diễn biến câu chuyện hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác, ý nghĩ của nhân vật. Người đọc dễ dàng nhận thấy rất rò có hai mạch thời gian đan xen theo kiểu truyện lồng truyện: Thời gian suy tư thời gian hiện thực. Người kể chuyện đã đóng một lúc hai vai trò vừa kể câu chuyện trong dòng suy tưởng của nhân vật vừa kể về đời sống thực tại của nhân vật. Điều đặc biệt, trong các truyện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022