Nhiều Người Kể Chuyện Xưng “Tôi” Kể Theo Điểm Nhìn Đa Tuyến


“tôi” khi phải sống trong “tuổi thơ dữ dội” và khi đã về già. Bằng lối tự sự ấy, tác giả soi rọi đối tượng kể từ nhiều trường nhìn khác nhau và giúp người đọc chiêm nghiệm chân lí đời sống một cách sâu sắc và toàn diện.

Thầy Khiển của Ma Văn Kháng cũng vậy, câu chuyện kể về thầy giáo Khiển. Với hai điểm nhìn của “tôi”: “tôi” cuả ba mươi năm về trước, từ “thời kháng chiến chống Pháp chín năm”, khi còn là một cậu học trò, một “cậu bé dũng cảm” và “tôi” của hiện tại. Qua điểm nhìn của một cậu bé chưa có sự từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời, thầy Khiển là một người tài hoa, một mình thầy dạy tất cả các môn, thầy giỏi tiếng Pháp, giỏi văn thơ, giỏi đối đáp, tầm hiểu biết sâu rộng... Vì kể từ điểm nhìn của một cậu học trò nên “tôi” dường như không có những băn khoăn, trăn trở. Ta chỉ nhận thấy ở đó niềm say mê, thích thú của một cậu bé thôn quê được tiếp xúc với những chân trời mới mà thầy mở ra. Dường như “cậu bé” ấy chỉ quan sát và kể lại những gì mình thấy. Vì thế NKC này không thể là “NKC đáng tin cậy”. Trở về hiện tại, sau ba mươi năm, “tôi” trưởng thành, học rộng biết nhiều, có những sự chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. “Tôi” nhớ về thầy Khiển với biết bao những băn khoăn, trăn trở.

Nhận thức của con người là cả một quá trình trải nghiệm, hơn nữa “con người không bao giờ trùng khít với chính mình”. Hình thức trần thuật bởi một NKC xưng “tôi” này đã phá vỡ nguyên tắc xây dựng nhân vật “đồng nhất một chiều” từng xuất hiện trong sáng tác của các nhà văn trước đó. Cảm hứng lãng mạn cách mạng khiến người viết xây dựng những nhân vật thật đẹp như: Huân (Mùa lạc - Nguyễn Khải); Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu); Tnú, Mai, Dít (Rừng xà nu

- Nguyễn Trung Thành)… Giữa NKC và nhân vật có một khoảng cách tôn kính, ngưỡng mộ. Sau 1975, các cây bút đi vào những vấn đề thế sự. Con người thời hậu chiến là những người “đi từ trong rừng ra” lạc lòng với nhịp sống đương thời (Người sót lại của rừng cười - Vò Thị Hảo; Mảnh vườn xưa hoang vắng, Mê lộ - Đỗ Chu); là những người đàn bà chịu nỗi đau mất chồng trong chiến tranh (Hai người đàn bà xóm trại - Nguyễn Quang Thiều); là con người với nỗi cô đơn, trống trải (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp; Của để dành, Thành phố không mùa


đông, Cát đợi - Nguyễn Thị Thu Huệ; Người đàn bà và những giấc mơ - Y Ban; Vu vơ ở lưng chừng trời - Đỗ Phấn) hay con người với những góc khuất tâm linh (Bến trần gian - Lưu Minh Sơn)… Thế nên, hình thức tự sự này đã đáp ứng được nhu cầu khám phá những uẩn khúc của muôn mặt đời thường.

Cái “tôi” trong những truyện kể NT1 theo ĐNĐT của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng dù mang một điểm nhìn hay hai điểm nhìn thì bao giờ cũng là những con người cụ thể, hiện hữu, xác định, có quan điểm, tư tưởng và đạo đức riêng. Họ là một nhân vật trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm, có mối quan hệ gần gũi với tác giả và với nhân vật chính. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy, NKC đa phần là trí thức. Họ có thể là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ… Nhiều tình tiết trong tác phẩm gắn với những trải nghiệm cá nhân của chủ thể sáng tạo nên bóng dáng tác giả in dấu ấn trong từng trang viết. Với Nguyễn Minh Châu, NKC của Bức tranh là người hoạ sĩ, Sắm vai là nhà soạn kịch, “có thể học đòi làm được đôi chút công việc văn chương”… Với Nguyễn Khải, điều này còn được thể hiện rò hơn. Về NKC trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, Đào Thủy Nguyên nhận xét: “Trong 72 truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975, có tới 60 truyện ngắn xuất hiện nhân vật NKC hữu hình trong tư cách nhân vật xưng tôi. Và trong 60 nhân vật xưng tôi này lại có tới 59 nhân vật là người cầm bút (nhà văn hoặc nhà báo).” [148, tr. 178]. Trong 18 truyện ngắn tự sự NT1 theo ĐNĐT của Nguyễn Khải mà chúng tôi khảo sát, NKC xưng “tôi” hầu hết là những người trí thức mang đậm dấu ấn nhà văn: anh nhà văn (Người ngu, Đổi đời, Anh hùng bĩ vận, Sống giữa đám đông, Phía khuất mặt người), chú Tư (Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức)… Ở truyện ngắn Ma Văn Kháng, dấu ấn nghề nghiệp ở nhân vật xưng “tôi” không rò rệt như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. Đó là người chứng kiến câu chuyện về sự lạnh nhạt của bà trưởng phòng với cô em gái ruột (Trung du chiều mưa buồn); về bà cụ Mạ giúp việc cho nhà anh Hoằng (Người giúp việc); về bà cô họ (Miền an lạc vĩnh hằng); về anh Rư (Suối mơ); người thầy (Thầy Khiển); chị gái (Chị Thiên của tôi)… Như vậy, đi tìm hình tượng tác giả trong tác phẩm văn chương không thể bỏ qua việc tìm hiểu hình tượng NKC.


Có thể nói, những cái “tôi” ấy không đơn thuần chỉ là ngôi kể. Đó là cái “tôiluôn suy ngẫm, độc thoại, tự ý thức dù viết về mình hay người khác thì vẫn chan chứa tâm tình. Điều đặc biệt, cái “tôi” ấy luôn là cái “tôi” mang tính đối thoại: đối thoại với môi trường, đối thoại với hoàn cảnh xã hội, đối thoại với các nhân vật khác, đối thoại với độc giả hay đối thoại với chính mình. Người kể chuyện trong Bức tranh đối diện với chính mình, nhân vật đã tự nhận thức, tự soi chiếu những góc khuất tối trong còi tâm linh qua bức chân dung tự hoạ với “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn đang nhìn vào nội tâm”. Nhà văn đã tạo ra những cuộc đối thoại âm thầm, dữ dội trong lòng nhân vật: “Tôi không cho phép mình lấy đồng tiền để thay cái mặt mình” [33, tr. 103]; “Hằng ngày anh vẫn nói đùa một cách độc đáo với bạn rằng: Tạo hóa nặn ra muôn loài bằng một thứ bột nhão riêng khác nhau xong rồi mỗi thứ thừa một tí đem gộp chung tất cả lại để nặn ra anh” [33, tr. 100]... Qua những đối thoại và sự tự phán xét trong nội tâm nhân vật, Nguyễn Minh Châu bộc lộ quan niệm nghệ thuật về con người. Với ông, con người không có ai là thần thánh, trong con người luôn lẫn lộn tốt và xấu, “rồng phượng” và “rắn rết”. Để nhân vật tự kể về mình, nhà văn có điều kiện thử thách họ trong những hoàn cảnh lựa chọn: đối mặt hay chạy trốn, “chường cái mặt mình ra” hay “tẩu thoát”… Từ đó, khai thác sâu hơn những giằng xé nội tâm. Có thể nói, hóa thân vào nhân vật, nhà văn đã soi chiếu anh ta ở nhiều góc độ để “ánh sáng con người được thắp lên từ sự sám hối chân thành, để cái xấu, cái thấp hèn được lồ lộ phơi bày trước lương tâm nghiêm minh phán xét” [33, tr. 148]. Những câu hỏi “tôi” tự nêu lên rồi “không thể tự trả lời được” đã hướng tới một thái độ đối thoại - một cuộc đối thoại bên trong không ngừng và chưa kết thúc - của “tôi”. Bằng cách ấy, nhà văn bộc lộ khát vọng cũng như niềm tin vào khả năng thức tỉnh, khả năng hướng thiện của con người. Qua đó, người đọc thấy ở Nguyễn Minh Châu một năng lực quan sát tỉ mỉ, một khả năng phân tích tâm lý cực kỳ sắc sảo cùng lối kể chuyện rất có duyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Lối kể chuyện này tạo cơ hội cho nhân vật giãi bày tâm trạng, thể hiện cái “tôi” mang dấu ấn chủ quan. Người đọc tiếp cận nhân vật bằng ĐNBT. Câu chuyện “tôi” kể mang màu sắc bút kí và vì vậy ấn tượng “gần” và “thật” dễ chiếm lĩnh thiện


Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 12

cảm của người đọc. Ngay mở đầu truyện ngắn Người ngu, Nguyễn Khải đã gieo vào lòng người đọc những băn khoăn, trăn trở của nhân vật “tôi” về một lần “ứng xử hớ”: “Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn ấm ức khi nghĩ lại cách ứng xử của mình trong cái chuyện vớ vẩn đã xảy ra là đúng hay không đúng, là người rất biết điều hay là một kẻ hết sức ngu” [98, tr. 214]. Lời mở đầu đã “khơi gợi” đối thoại. Nhà văn tạo mọi đối thoại để soi chiếu những phân tích, lật giở trong tâm can nhân vật: Các con ông thì cho rằng ông bị lừa, “kẻ kia giăng bẫy một cách trắng trợn”; nhân vật tôi thì chưa tin vì “cái mặt của ông ấy là mặt người lương thiện”… Cứ như vậy, dòng tư duy của nhân vật càng lúc càng phức tạp. Ta cũng bắt gặp hàng loạt cái “tôi” như thế trong các tác phẩm của Nguyễn Khải như: Phía khuất mặt người, Anh hùng bĩ vận, Đổi đời, Mẹ và bà ngoại, Một chiều mùa đông, Cái thời lãng mạn

Trong truyện ngắn Người giúp việc (Ma Văn Kháng), NKC xưng “tôi” đã bộc bạch rất nhiều tâm sự, những trăn trở, băn khoăn về lẽ đời và tình người. Qua nhân vật “tôi”, ta “đọc” được thái độ của tác giả. Nhà văn lên án gay gắt và khinh bỉ tột độ trước thói đạo đức giả của những kẻ vô ơn, bạc bẽo, đồng thời cũng thể hiện thái độ thương xót, đồng cảm với cảnh đời cơ cực. Qua những dòng suy nghĩ, trăn trở của nhân vật “tôi”, tác giả đã chỉ ra thói quen cố hữu là nguyên nhân cho những bi kịch của con người, bởi lẽ chính “tên nô lệ sinh ra kẻ độc tài”. Trong xã hội này còn biết bao con người đang tồn tại cùng với nỗi đau khổ do chính mình tạo ra? Cái “tôi‟ trong những truyện ngắn: Trung du chiều mưa buồn, Suối mơ, Thầy Khiển, Miền an lạc vĩnh hằng… cũng cùng một nỗi trăn trở về lẽ đời và tình người như thế. Rò ràng, dù kể theo NT1 không phải là sở trường của Ma Văn Kháng nhưng khi sử dụng lối tự sự này, tác phẩm của nhà văn vẫn đạt tới chiều sâu tư tưởng. Và vì thế, nhà văn có cơ hội bộc bạch mình nhiều hơn.

Nhìn chung các tác phẩm kể theo NT1 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng không lấy tình tiết, sự kiện làm chính (khác với nguyên tắc sáng tác của truyện ngắn truyền thống) mà chú tâm thể hiện những "bí ẩn" của thế giới nội tâm nhân vật. Theo suốt các thiên truyện là sự hồi tưởng quá khứ của nhân vật "tôi". Truyện thường có kết cấu: mở ra là hiện tại - hồi tưởng quá khứ - kết thúc


là hiện tại với những suy tưởng, chiêm nghiệm. Thế giới nghệ thuật là thế giới "một thời đã xa" nay chỉ còn "vang bóng". Nó có thể rất trong trẻo, ngọt ngào, nên thơ (Đổi đời, Thầy Minh, Cái thời lãng mạn - Nguyễn Khải; Thầy Khiển - Ma Văn Kháng…); nó có thể "dữ dội" và cay cực (Mẹ và bà ngoại, Đã từng có những ngày vui - Nguyễn Khải); nó có thể là một ấn tượng sâu đậm không thể phai mờ (Dấu vết nghề nghiệp - Nguyễn Minh Châu; Người ngu, Một chiều mùa đông - Nguyễn Khải, Trung du chiều mưa buồn - Ma Văn Kháng …); nó có thể là những ám ảnh, day dứt khôn nguôi (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu, Phía khuất mặt người - Nguyễn Khải, Chị Thiên của tôi - Ma Văn Kháng)… Tất cả được lọc qua lăng kính kí ức của một NKC đầy ưu tư và chiêm nghiệm. Cái “tôi” có thể đứng ở hiện tại nhớ về những chuyện đã xảy ra từ một quá khứ chưa mấy xa xôi (Sắm vai, Dấu vết nghề nghiệp - Nguyễn Minh Châu; Anh hùng bĩ vận, Những người già, Lính chữa cháy - Nguyễn Khải; Trung du chiều mưa buồn, Người giúp việc - Ma Văn Kháng). Cái “tôi” cũng có thể nhớ về những chuyện đã xảy ra từ “ba chục năm qua” (Thầy Khiển - Ma Văn Kháng), “cách đây khoảng tám năm” (Bức tranh

- Nguyễn Minh Châu), đã “nhiều năm trôi qua” (Đời khổ - Nguyễn Khải)…

Điều các tác phẩm hướng tới không chỉ là những sự kiện, sự việc, ngoại cảnh “tôi” chứng kiến mà chính là vấn đề “đôi mắt”, là cái nhìn, suy nghĩ của "tôi" đối với sự kiện, sự việc và ngoại cảnh ấy, là sự miêu tả “cái ý thức của tôi”. Bởi lẽ, quá khứ sẽ chỉ là trang giấy trắng nếu bắt gặp tâm hồn “trống trơn”. Người họa sĩ (Bức tranh) sẽ không bị “chấn động” tâm hồn nếu không day dứt về một lời hứa với người lính năm xưa; “tôi” sẽ không ghi lại sự sắm vai của nhà văn T (Sắm vai) nếu không chiêm nghiệm về những lẽ sống đúng mực; “tôi” cũng không buồn phiền trước sự lạc thời của ông giám đốc nếu không trăn trở về thời cuộc (Sống giữa đám đông - Nguyễn Khải); “tôi” sẽ không xót xa nếu không suy tư về nghịch cảnh cuộc đời của anh Rư (Suối mơ

- Ma Văn Kháng)… Có lẽ, đây là tiền đề cho lối tự sự trong truyện ngắn của những cây bút thuộc thế hệ sau. Họ không hướng vào khai triển hệ thống sự kiện với cốt truyện mà họ quan tâm đến việc kể câu chuyện ấy như thế nào: Hoa muộn (Phan Thị Vàng Anh); Cam ngọt (Phạm Sông Hồng); Khách thương hồ (Hào Vũ); Đường Tăng


(Trương Quốc Dũng); Sau những mùa trăng (Đỗ Bích Thuý); Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Chiều vắng, Hiu hiu gió bấc (Nguyễn Ngọc Tư)… Có thể nói, truyện kể ở NT1 với NKC xưng “tôi” duy nhất thường mang màu sắc “phản tỉnh”. Trong nhiều tác phẩm, người đọc có cảm giác không chỉ lắng nghe “tôi” kể chuyện mà còn đồng cảm và cùng thức tỉnh với tâm trạng, nỗi niềm của “tôi”. Nhịp điệu kể hòa với điệu tâm hồn lúc trầm lắng, suy tư, lúc nao nao, thổn thức… Vì vậy, chiếm ưu thế trong các truyện ngắn này là lời kể với sự xuất hiện thường trực những tập hợp từ như: “một hôm”, “đêm ấy”, “từ đó”, “ngày hôm đó”, “sáng hôm sau”, “khi trở lại”, “mỗi ngày”… Lối kể này cho thấy tính chất khách quan của câu chuyện. Nhưng khi truyện được tiến hành kể từ điểm nhìn của NKC xưng “tôi”, tức là được trần thuật theo phương thức tự sự chủ quan thì người kể có điều kiện tự do bộc lộ cá nhân, biểu đạt tình cảm chủ quan. Bởi lẽ, cái “tôi” được bộc lộ tự do, cho nên nó một mặt là cái “tôi” khách quan, mặt khác cũng là cái “tôi” chủ quan, cái “tôi” nội tâm, cái “tôi” tâm lý… Vì thế, sức hấp dẫn của những thiên truyện này chính là ở những chiêm nghiệm, suy tư, triết lí.

Hình thức tự sự NT1 theo ĐNĐT thể hiện sự cách tân của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Người kể chuyện có thể là nhân vật chính trong truyện như: Người vãi linh hồn của Vũ Bão, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Như gốc gội xù xì của Hà Thị Cẩm Anh, Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đi tìm giấc mơ của Nguyễn Thị Thu Huệ… Người kể chuyện có thể là người chứng kiến câu chuyện như Cún của Nguyễn Huy Thiệp, Đùa của tạo hoá của Phạm Hoa… Nhiều trường hợp người đọc có cảm giác rằng NKC đồng nhất với tác giả (dù không hoàn toàn trùng khít) như những truyện ngắn về miền núi của Đỗ Bích Thuý. Sau 1975, nhiều cây bút sử dụng hình thức tự sự với NKC xưng “tôi” duy nhất, đặc biệt là những cây bút mới như Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phạm Thị Hoài... Việc lựa chọn ngôi kể như vậy là dấu hiệu của sự đổi mới. Trước đây, người ta chỉ bắt gặp NKC xưng “tôi” trong những tác phẩm hồi kí, tự truyện thì đến nay hình thức tự sự này đã được sử dụng nhiều trong truyện ngắn - một thể loại hư cấu. Vì thế, nhân vật được nhìn ở chiều sâu nội tâm và tư tưởng, ở những cảnh ngộ éo le, trắc trở. Trên nền tảng ấy, những cây bút mới đã sáng tạo, cách tân với hàng


loạt truyện ngắn có sự hoà phối nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn được viết dưới hình thức nhật kí (Mười ngày - Phan Thị Vàng Anh; Năm ngày - Phạm Thị Hoài); thư từ (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực - Y Ban); pha trộn yếu tố tuỳ bút, bút kí (Phù phiếm truyện - Phan Việt); yếu tố trữ tình (Cải ơi, Dòng nhớ, Hiu hiu gió bấc - Nguyễn Ngọc Tư; Chảy đi sông ơi, Tâm hồn mẹ, Chuyện tình kể trong đêm mưa - Nguyễn Huy Thiệp)… Với sự cách tân này, những thành tố quan trọng của truyện ngắn truyền thống dường như không còn quan trọng.

Hình thức trần thuật NT1 theo ĐNĐT đã tạo điều kiện cho nhà văn khai thác nội tâm và những trải nghiệm cá nhân một cách triệt để, sâu sắc. Điều này xuất phát từ nhu cầu nhận thức lại trong văn học thời kì đổi mới. Mỗi tác phẩm đều được kể bởi một NKC xưng “tôi”. “Tôi” vừa đóng vai người kể, vừa là một nhân vật thuộc vào thế giới nghệ thuật, song mức độ tham dự của anh ta ở từng tác phẩm có sự khác nhau. Nhìn chung, NKC trong tác phẩm tự sự NT1 theo ĐNĐT đều tạo được niềm tin cho độc giả đối với những gì anh ta miêu tả, bình luận. Nói cách khác, quy phạm tư tưởng của NKC thống nhất với quy phạm tư tưởng của tác giả. Nhưng chính vì điều đó, trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy, nhiều khi người viết không kiểm soát được cảm xúc của mình nên cái “tôi” nhà văn lấn át nhân vật, tư tưởng nhà văn bao trùm lên tư tưởng nhân vật. Ý đồ của người viết vì thế bị “lộ” và dễ bị người đọc “bắt vở”. Tuy nhiên, những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới của văn học đương thời. Qua 29 truyện ngắn tự sự NT1 theo ĐNĐT của ba nhà văn, ta nhận thấy nhân vật NKC xưng "tôi" luôn chủ động dàn xếp sự việc theo dòng suy tư, cảm xúc của mình. Nhà văn đi sâu khai thác thế giới bí ẩn trong tâm hồn nhân vật để gửi gắm ý nghĩa sâu xa về cuộc đời, con người. Ấn tượng về những trang viết ấy chính là tấm lòng tha thiết, nhân hậu, sâu nặng tình đời, tình người. Nguyễn Minh Châu thâm trầm, da diết; Nguyễn Khải sắc sảo, giàu suy tư, triết luận; Ma Văn Kháng thấm đượm ân tình.


3.2.2. Nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể theo điểm nhìn đa tuyến

Lối tự sự theo ĐNĐaT không phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Ma Văn Kháng. Theo sự khảo sát của chúng tôi, ở Nguyễn Khải là 6/30 truyện, ở Nguyễn Minh Châu là 5/17 truyện, ở Ma Văn Kháng là 3/38 truyện. Sau 1975, đất nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh và đối mặt với biết bao bộn bề, khó khăn. Nhà văn phản ánh cuộc sống bằng cách “trải” ra trên trang văn của mình những điều mắt thấy tai nghe hoặc là chiêm nghiệm, suy tư về những điều “tâm cảm”. Vì thế, nếu tự sự theo NT1 thì chủ yếu theo ĐNĐT chứ không phải là ĐNĐaT. Tuy nhiên, những cây bút này thuộc thế hệ “nhà văn mở đường” nên truyện ngắn tự sự NT1 theo ĐNĐaT của họ đã có những thành công đáng trân trọng.

Trong 14 truyện ngắn tự sự NT1 theo ĐNĐaT của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, có trường hợp người kể xưng “tôi” giữ vai trò giới thiệu nhân vật, dẫn ra câu chuyện rồi sau đó “bàn giao” việc kể cho một cái “tôi” khác (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Mùa trái cóc ở Miền Nam - Nguyễn Minh Châu; Chuyện tình của mỗi người - Nguyễn Khải), cũng có thể NKC ở NT1 là những nhân vật tham gia vào các tình tiết và giao lưu với các nhân vật khác (Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu; Một người Hà Nội, Nắng chiều - Nguyễn Khải; Tóc huyền màu bạc trắng, Nhiên! Nghệ sĩ múa

- Ma Văn Kháng) hoặc là nhiều NKC lồng ghép các mạch kể trong thế đối sánh, tạo ra hình thức truyện lồng truyện, lời của nhiều người kể bổ sung, xen kẽ nhau, điểm nhìn di động từ cái “tôi” này qua cái “tôi” khác có tác dụng “khiêu khích đối thoại” (Mùa trái cóc ở Miền Nam - Nguyễn Minh Châu; Chị Mai - Nguyễn Khải…).

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) được kể lại bởi nhân vật Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Phùng kể lại với tư cách là người chứng kiến câu chuyện, xuất hiện trực tiếp dưới hình thức nhân vật “tôi”, thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, giữ vai trò là một yếu tố của tổ chức tự sự, dẫn dắt câu chuyện. “Tôi” thuật lại câu chuyện và khi cần thiết “tôi” đã “bàn giao” lời kể cho người đàn bà hàng chài, nhân vật chính của truyện. Điểm nhìn di động từ cái “tôi” này sang cái “tôi” khác, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Vì thế, cùng nhìn nhận về bi kịch gia đình

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí