Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 17


xa, thương cảm trong truyện ngắn của những nhà văn này khác với giọng xót xa, thương cảm trong truyện ngắn sau 1795 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Những con người mà các nhà văn hiện thực thương cảm, xót xa là những thân phận của chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến hoặc là nạn nhân của những hủ tục miền núi. Thế nên, đằng sau giọng điệu ấy là một thái độ phê phán, tố cáo mãnh liệt và ẩn tàng tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Trong truyện ngắn sau 1975, các nhà văn thương cảm, xót xa với những bi kịch tinh thần, những nghịch lí, trái ngang, những góc khuất tối trong tâm hồn con người. Ở truyện ngắn của các cây bút thế hệ sau Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, giọng điệu này cũng được thể hiện một cách day dứt, sâu lắng và khắc khoải. Trên trang văn của họ phơi trải những nỗi đau như: bi kịch không được làm mẹ của người đàn bà miền núi (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá - Đỗ Bích Thuý); bi kịch bị phụ bạc (Tưởng - Phan Thị Vàng Anh); bi kịch “lệch pha” trong tình yêu, hôn nhân (Người xưa - Nguyễn Thị Thu Huệ, Người đàn bà và những giấc mơ - Y Ban, Bi kịch nhỏ - Lê Minh Khuê)… Hàng loạt những truyện ngắn của các cây bút như Phạm Thị Hoài, Vò Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư… đã rất quan tâm đến vấn đề thân phận người phụ nữ. Họ viết bằng một thái độ, giọng điệu cảm thương, xót xa của người cùng giới với tất cả sự thấu hiểu mọi cung bậc buồn đau, mất mát, cô đơn… Như vậy, thế hệ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã mở đường cho các thế hệ sau tiếp tục đề cập đến thân phận con người với những nhu cầu, khát vọng sâu kín của tâm hồn để tạo nên chiều sâu nhân văn cho những trang văn.

Không chỉ đề cập đến thân phận con người, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng còn viết về thói đời đen bạc với với giọng điệu đầy xót xa, thương cảm. Nguyễn Minh Châu đã cảm thương trước cảnh người mẹ dành cho con tất cả tình yêu mà chỉ nhận lại từ đứa con sự ghẻ lạnh, thờ ơ trong Mùa trái cóc ở Miền Nam. Nhà văn chua chát và lên án cách hành xử của thằng con bất hiếu: “Hỡi trời đất, đã có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của người mẹ?” [33, tr. 542]. Giọng điệu thương cảm, xót xa trong tường hợp này không chỉ


thể hiện sự đồng cảm của người viết với nhân vật người mẹ mà còn thể hiện sự bất bình trước biểu hiện của những cái ác, cái xấu. Tác giả đặt câu hỏi về lẽ sống đạo lý ở đời. Vì thế, đọc văn mà như cảm nhận được rất rò những xúc cảm của người cầm bút.

Nói về thói đời thật giả và sự biến đổi của con người, Nguyễn Khải cũng viết với một thái độ chua chát. Câu chuyện về gia đình anh Tần (Đổi đời) đã khiến người đọc thức tỉnh về sự đổi thay của hoàn cảnh sống dẫn đến sự đổi thay của lòng người. Khi đã ổn định về kinh tế, những ngày khó khăn lùi xa, tưởng rằng gia đình anh Tần sẽ có một niềm vui, niềm hạnh phúc thế nhưng gia đình đầm ấm ấy lại rơi vào bi kịch. Nhân vật “tôi” vào vai NKC đã thể hiện sự thương cảm, xót xa với người bạn thân của mình trong sự đổi thay của thời cuộc. Ta còn bắt gặp giọng điệu này của Nguyễn Khải ở những truyện ngắn Anh hùng bĩ vận, Sống giữa đám đông, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu

Còn gì đau đớn, xót xa hơn khi phải chứng kiến những thói đời đen bạc? Còn nỗi đau nào hơn khi chính bản thân ta bị phản bội bởi những gì mà ta tin yêu nhất? Ma Văn Kháng bộc lộ nỗi buồn thấm thía khi viết về thói lừa lọc, xảo trá của người đời. Ông Tài (Ông lão gác vườn và con chó Phúm) gần như sụp đổ hoàn toàn khi cùng một lúc chứng kiến hai nỗi đau: Người vợ mà ông luôn yêu thương đã phản bội ông, người giám đốc mà ông luôn nể trọng lại là người tham lam, vụ lợi. Nhà văn vô cùng xót xa, cay đắng và phẫn uất như đau nỗi đau của chính mình: “Đời chẳng công bằng, ông thấy số phận quá nhiều cay đắng thiệt thòi”. Đó còn là nỗi xót xa của Nam trước thói tham lam, vô độ của Bân (Trăng soi sân nhỏ). Giọt nước mắt của anh dường như chính là giọt nước mắt âm thầm của tác giả: “Nam ngồi rũ xuống vệ đường… Nam cảm thấy không sao có thể đứng dậy được nữa, nước mắt Nam trào ra khỏi tròng mắt, Nam khóc một mình, lặng lẽ giữa quạnh hiu” [103, 460].

Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thể hiện giọng điệu xót xa, thương cảm một cách tinh tế, sâu lắng trong các trang viết của mình. Các nhà văn đã tạo đà để những cây bút thế hệ sau có điểm tựa và dám phơi trải suy nghĩ, nhận thức về hiện thực và con người. Cùng thể hiện thái độ trước thói đời đen bạc nhưng sáng tác của Hồ Anh Thái mang một giọng điệu riết róng, trăn trở, day dứt mạnh


mẽ. Nhiều truyện trong Tự sự 265 ngày đề cập đến những thói đời ở xã hội hiện đại. Nhà văn đã “hạ thấp” để “tái sinh” đối tượng với giọng xót xa, chua chát. Hàng loạt truyện ngắn của nữ nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ như Người đàn bà ám khói, Hoàng hôn màu cỏ úa, Thiếu phụ chưa chồng, Một chiều mưa… đã mang một giọng điệu xót xa khi nhìn những thói đời đen bạc, những éo le khôn cùng của những “lỉnh kỉnh, dở dang”, của những hụt hẫng và trống trải, những ảo tưởng, huyễn hoặc về tình yêu, hạnh phúc. Thế nên, nhà văn viết nhiều về những trải nghiệm đớn đau của người cùng giới với nỗi cô đơn, cay cực của người phụ nữ trong cuộc đời… Tiếp nối thế hệ đàn anh, những cây bút này thể hiện lối tư duy mới, cách cảm, cách nghĩ mang đậm màu sắc của con người thời hiện đại với ý thức rất cao về quyền sống, quyền cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những ngọn cờ tiên phong đã tìm lối đi mới cho chính mình. Họ đã không ngừng nỗ lực lao động nghệ thuật để khẳng định bản ngã của mình. Trước “nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người”, các nhà văn đều thể hiện sự cảm thương, sâu sắc. Tiếng nói đồng cảm được diễn tả bằng những cách thức khác nhau. Nguyễn Minh Châu tìm đến “giải pháp đánh thức nhân tính”. Giải pháp ấy bắt nguồn từ tình yêu tha thiết với con người và cuộc đời. Viết về những uẩn khúc, trái ngang, ta thường bắt gặp trong trang văn của ông rất nhiều từ ngữ miêu tả nỗi buồn đau. Hình ảnh Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) đau nỗi đau mất người yêu với “cơn mộng du” để tìm lại những gì đã mất ám ảnh tâm trí người đọc: “như một con chim

đã mất bạn tôi rúc vào một xó nhà”; “lẻ loi cô độc”; “Hai con mắt và cả người tôi như đã bị vắt kiệt hết nước”; “Tôi bỗng oà lên khóc nức nở”; “Tôi úp khuôn mặt

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 17

đầm đìa nước mắt của tôi vào giữa mặt vải thô của những bộ quần áo sờn cũ”; “Tôi đã khóc đến những giọt nước mắt cuối cùng trong người tôi”; “Tự nhiên nước

mắt tôi ứa ra”; “Suýt nữa thì tôi khóc oà lên”…. Đó còn là giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài trước bi kịch gia đình (Chiếc thuyền ngoài xa): “Giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”; là “những tiếng khóc đầy đau đớn, thảm

thiết” của lão Khúng khi nghe tin Dũng mất (Phiên chợ Giát); là những giọt nước


mắt của các nhân vật trong Cỏ lau như: Lực Nước mắt tôi cứ muốn trào ra”; hình ảnh Phi Phi “đã khóc hết nước mắt khi nhận tin Phi mất”; là Thai “gục đầu vào tôi

khóc dấm dứt”… Hay hình ảnh sư bà Thiện Linh (Mùa trái cóc ở Miền nam): “nhào đến bên cái bàn uống nước, ôm chầm lấy Toàn, gục mặt vào mái tóc Toàn, những dòng nước mắt đầy hạnh phúc lẫn cay đắng của bà đã ướt đẫm mái tóc Toàn”; “dòng nước mắt đặc quánh lại”; “bà mẹ bưng vạt áo lên miệng, khuôn mặt

già nua đẫm nước mắt”; “ngước đôi mắt đẫm nước mắt lên”... Để cho nhân vật khóc - nghĩa là nhà văn để cho nhân vật sống với những nỗi niềm riêng, lắng nghe và thổn thức với tiếng lòng mình. Gắn với những từ ngữ miêu tả nước mắt là những từ ngữ biểu đạt nỗi buồn đau: “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã” (Bến quê); “Nỗi buồn

trầm ngâm” của Lực, “Nỗi khổ tâm của Quảng” (Cỏ lau); “Nỗi đau khổ tột cùng của sư bà thiện Linh” (Mùa trái cóc ở Miền Nam); “Nỗi đau gần như hoá dại” của Lê; nỗi đau “không gượng dậy được” của mụ Huệ (Phiên chợ Giát); nỗi đau khiến Hân “như một cái cuống hoa bị gãy” (Cơn giông)… Đan xen với những từ ngữ miêu tả nỗi buồn đau, những từ ngữ nói về nước mắt là những tiếng kêu than của người kể chuyện: “Hỡi trời đất”; “Người mẹ ấy đẻ ra để làm gì?”; “Con ơi!”, “Ôi trời đất ơi!, mới ngày nào… nó còn ở đây… thế mà nó chết, chết thật. Chẳng ai còn tin được nữa. Thế mà nó đã chết thật… thật thế”; “Ừ nhỉ!”; “Thật tiếc!” (Mùa trái cóc ở Miền Nam). Làm nền cho giọng điệu xót xa, thương cảm trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu còn là những câu văn miêu tả cảnh vật: “Khắp thinh không đang rung lên những hồi chuông ngân nga trong ánh chiều đang tắt dần, trong lúc khắp cả mặt đất đang đắm chìm trong bóng tối” [33, tr. 536]. Những lời độc thoại nội tâm : “Hãy sống tự nhiên, anh hãy cứ yêu người này, ghét bỏ người kia, anh hãy cứ mặc bộ quần áo, đội chiếc mũ mà em không thích. Em càng yêu anh gấp ngàn vạn lần đôi bàn tay luôn dấm dáp mồ hôi của anh!” [33, tr. 164]; những lời nửa trực tiếp: “Nhưng mà tiếc, nhưng mà nhớ nó lắm! Chao ôi! Từ nay sẽ không bao giờ được trông thấy cái dáng nó đứng trong rừng” [33, tr. 380]… đã mang lại cho trang văn màu sắc trữ tình lắng đọng và góp phần thể hiện giọng điệu này một cách chân thành, tha thiết hơn.


Trong cá c sá ng tá c củ a Nguyễ n Khả i , ngườ i trầ n thuậ t đã tham dự , hòa nhập vào cuộc số ng của cá c nhân vậ t để bộ c lộ thái độ thương cả m , xót xa, chia sẻ với nỗi đau con người trong những xá o trộ n củ a thờ i thế , trong sự vầ n xoay củ a con tạ o . Giọng điệu thương cảm , xót xa được thể hiệ n bở i rấ t nhiề u từ “ buồ n”. Nhân vậ t buồ n, NKC buồ n... nỗ i buồ n như giăng mắ c khắ p cá c trang văn : “Mộ t nông thôn mớ i củ a mộ t xã hộ i mớ i . Chỉ buồ n thôi. No ăn mà buồ n. Không phả i lo nghĩ mà lạ i

buồ n” [98, tr. 279]; “Chuyệ n củ a xã N buồ n là thế, nhưng nghĩ cho cù ng chẳ ng có gì đáng để phải buồ n. Có chăng là buồ n cho cá i thân phậ n củ a riêng mì nh mà thôi.” [98, tr. 284]; “Lúc khôn ra, tỉnh ra, hiể u ra thì già mấ t rồ i , làm lại không được nên

buồ n, buồ n và giận, giậ n mì nh là chí nh chứ không dá m giậ n đờ i.” [98, tr. 452]; “Trả lại biệt thự cho nhà nước ngh ĩ cũng tiếc nhưng không tiếc bằng buồ n bằ ng phả i chia tay vớ i bạ n bè , và buồ n nhấ t, đau nhấ t vẫ n là phả i chia tay vớ i mộ t thà nh phố đã là tì nh yêu củ a ông trong nhiề u chụ c năm qua ” [98, tr. 546]. Hay “cái khung cảnh vắng lặng, buồ n bã của buổi chiề u hôm ấ y ,... tôi sợ phả i gắ n cuộ c đờ i tôi và o mộ t số phậ n mà tôi biế t chắ c sẽ rấ t quen thuộ c vab̀ uồ n tẻ” [98, tr. 265], “Quê vẫ n chưa lấ y ai, buồ n bã nghe tôi nói đủ mọi chuyện của người đi nhiều biết rộn[g98, tr. 267]...

Chúng tôi cũng nhận thấy , để diễn tả thái độ thương cảm, nhà văn Nguyễn Khải cũng rấ t nhiề u lầ n để cho nhân vậ t bậ t khó c . Khóc vì đau đớn , khóc vì bế tắc , bấ t lự c , khóc để trải lòng : “Mẹ nó khóc còn nó thì cười : Chỉ trong có một tháng ngườ i chị gầ y rộ c hẳ n, già hẳn. Chị nhìn nó khóc, “khóc lên khóc xuố ng, rồ i van lạ y, rồ i gào thét... ngườ i mẹ tả tơi như nắ m giẻ cứ quay trò n quanh thằ ng con dạ i ”, “Rồ i chị khóc òa lên, chị gục đầu lên đầu gối mà khóc, khóc tấm tức, khóc ai oán, “chính tôi, tôi cũ ng muố n bậ t khó c” (Đời khổ); “Mẹ tôi cũng không nói lại, chỉ thấy bà khóc thì biết hai bà chắc là vừa gặp nhau”, “Ai sẽ nuôi mì nh, nuôi con mì nh nên đà nh khóc

thầ m và phục tùng hơn nữa” (Mẹ và bà ngoại); “nhìn nó cười mà ông Haimuố n khó c,

khóc vì hạnh phúc, khóc vì nhớ nhữ ng ngườ i gắ n bó củ a mộ t thờ i; cái thời ấy đã xa đến thế sao”; “Đứa con gái lạikhóc: Nế u con đi luôn vớ i bố thì con sẽ mấ t anh ấ y ngay lậ p tứ c” (Sư già chù a Thắ m và ông đạ i tá về hưu); “Anh trai, chị dâu và các em đều đến thăm anh. Họ khóc thầm khóc lén cả buổi”, “Anh vẫ n ní n lặ ng , vẫ n cắ m cú i đi


nhưng mắ t anh đã không cò n nhì n thấ y đườ ng , nướ c mắ t đã ướ t nhò a tấ t cả . Nhữ ng bướ c đi đẫ m nướ c mắ t”, “Thế là anh òa khóc, khóc nhẹ nhòm, khóc sung sướngvì anh đã hế t mọ i nỗ i lo”, “Mộ t tuầ n sau thì họ cướ i nhau, mộ t đá m cướ i mà cả mọ i ngườ i đề u

vừ a cườ i vừ a khó c ” (Mộ t bà n tay và chí n bà n tay )… Khảo sát truyện ngắ n c ủa Nguyễ n Khả i sau 1975, chúng tôi còn nhận thấy, giọng điệu thương cảm, xót xa được thể hiệ n chủ yế u qua lờ i nử a trự c tiế p: “Ông ố m rồ i, ốm thật rồi. Làm sao bây giờ? Biế t nhờ cậ y ai bây giờ ? Nó lấy vội nước cho ông uốn g, ông uố ng mộ t hơi như ngườ i bị khát đã lâu, không chị u ăn gì, đi nằ m ngay, ngườ i co lạ i” (Ông chá u). Lờ i củ a NKC nhưng cũ ng là lờ i củ a ngườ i chá u lo lắ ng sứ c khỏ e choông. Ở đó , ta cũ ng đọ c đượ c sự thương cả m củ a nhà văn dà nh cho nhân vậ t củ a mình. Chẳng hạn như sự thương cảm với nhân vậ t ngườ i vợ trong Cặ p vợ chồ ng ở chân độ ng Từ Thứ c: “Khổ quá thì chị đứ ng giữ a trờ i kêu to mộ t tiế ng rồ i lạ i cú i mặ t xuố ng là m. Đẻ ba bậ n, rồ i con ố m, rồ i chồ ng đau, việ c ngoà i đồ ng, việ c trong nhà , việ c họ , việ c hàng, tính toán công nợ, tính toán no đói, mộ t mì nh chị phả i cắ n răng đả m đương bằ ng hế t” [98, tr. 243]. Vớ i cá ch thứ c nà y, lời nửa trực tiếp như hội tụ cả tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ củ a nhân vậ t và của NKC. Thông qua đó , ngườ i đọ c cù ng đồ ng cả m, chia sẻ . Vì thế, nó góp phần tạo nên tí nh dân chủ giữ a ngườ i đọ c - nhà văn - nhân vậ t. Điề u đặ c biệ t , nhân vậ t củ a Nguyễ n Khả i dù đớ n đau, mấ t má t, dù cơ cực, đó i nghè o nhưng vẫ n vươn lên vớ i niề m tin mã nh liệ t ở tì nh yêu, tình đời, tình ngườ i và số ng hế t mì nh trướ c bã o tố củ a số phậ n, trướ c bể khổ trầ m luân.

Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975, người đọc dễ dàng đồng cảm với tâm hồn nghệ sĩ giàu trắc ẩn trước cuộc đời và con người. Có thể nói, với cái nhìn đa chiều, đa diện, tác giả đã phản ánh cuộc sống một cách chân thực. Những cảnh đời ngang trái, những kiếp người khổ đau như hiện trên từng trang viết. Để thể hiện giọng điệu thương cảm, xót xa, Ma Văn Kháng thường sử dụng lời văn mang sắc màu cảm thán bằng những lời than và hình thức câu hỏi tu từ: “Trời! Ông trời sao mà bất công vậy. Bao nhiêu cái may mắn ông dồn cả cho bà Nhàn. Còn cô em sao ông nỡ giáng xuống toàn những thiệt thòi, rủi ro?” [103, tr. 115]; “Chao ôi! chị vẫn khao khát sống.” [103, tr. 191]; Ôi! Còn đâu nữa bóng hình tươi mát lồng lộng


người cô thân thiết đã in sâu vào tâm khảm tôi. Ai trẻ mãi, đẹp mãi được!” [103, tr. 622]... Nhiều khi để nhấn mạnh cảm xúc xót xa, nhà văn lại dùng lối viết lặp cú pháp kết hợp với câu cảm thán: “Ai mà có thể dửng dưng trước tình cảm và những lời lẽ này! Ai mà có thể sắt đá, vô tình trước sự van nài năn nỉ nghĩa tình sâu nặng như thế! Ai mà có thể cứ sau những lời chân thực đẫm nước mắt, lại đáp bằng cái giọng điệu kẻ cả, hợm hĩnh lố lăng liên tục như thế!” [103, tr. 111]. Và lột tả những mất mát, đớn đau của nhân vật, cũng giống như các nhà văn khác, Ma Văn Kháng sử dụng trường từ ngữ chỉ nỗi buồn đau, nhân vật lặng lẽ với những xúc cảm nội tâm: “Thay cho cảnh lăn xả vào cắn xé nhau, hai người đàn bà xô lại, ôm chầm nhau, giàn giụa nước mắt, cùng rống lên nỗi đau lòng thê thiết” [103, tr. 518]; “Nhâm khóc, ân hận dâng trào cay sè. Sao chị chóng quên thế lời hứa hẹn.” [103, tr. 543]; “Nó không khóc to như lúc chiều. Nó khóc ri rỉ. Ôi! Giá nó không ngủ và khóc mếu ầm ĩ lên” [103, tr. 644]; “Chiếc khăn len che đầu tụt hẳn xuống vai, hai con mắt mưng đỏ, người phụ nữ nọ nhìn tôi và đã nhận ra cái trớ trêu của tình thế” [103, tr. 677]… Nhà văn bày tỏ sự thương cảm với nỗi bất hạnh của nhân vật, đồng thời cũng lên án, phê phán cái xấu, cái ác ở đời. Qua đó, ông muốn thức tỉnh người đọc khát vọng tạo dựng cuộc sống tốt đẹp trong tình yêu thương của đồng loại, gia đình, người thân.

Trong lời văn trần thuật, những lời nửa trực tiếp cũng góp phần thể hiện sâu sắc thái độ cảm thương, xót xa: “Chao ôi! Chị đã nhận ra mình chểnh mảng trong việc săn sóc con. Chị đã bỏ đi một hạnh phúc thật sự của người mẹ. Chị đã không còn trẻ nữa, vậy mà sao chị lại bị lôi cuốn vào một tình cảm xốc nổi như vậy.” [103, tr. 187]; “Tư ngồi lặng, mỗi lúc một cay nhức trong tâm trí và cảm thấy như mình có lỗi trong câu chuyện bi đát này.” [103, tr. 295]; “Y là đàn bà. Y không muốn cao xa đâu. Một đời sống tạm đủ thôi. Đã bao lần y khóc thầm cay đắng. Y chỉ mong có một túp lều nhỏ của riêng hoặc một góc buồng nhỏ riêng tư thôi.” [103, tr. 312]… Viế t bằ ng sự đồ ng cả m sâu sắ c nên nhữ ng trang văn của Ma Văn Kháng cũng chính là những trang đời chứa đựng bao nỗi niềm suy tư . Nhà văn đã kéo người đọc lại gần để tâm sự , chia sẻ , giãi bày và đồng cảm . Vì thế, khoảng cách giữ a nhà văn và độ c giả đượ c rú t ngắ n, tính đối thoại, tính dân chủ được thể hiện rò.


Có thể nói, giọng điệu xót xa, thương cảm trong sáng tác của ba nhà văn đã thể hiện đầy đủ, trọn vẹn sự đồng cảm, sâu sắc trước nỗi đau khổ của con người, trước những trái ngang, éo le ở đời, trước những thói đời đen bạc… Đằng sau mỗi “tế bào” câu chữ, ta cảm nhận được một mối “quan hoài” trăn trở của những trái tim nhân bản, giàu trắc ẩn, hiểu thấu những đớn đau - mất mát, những hy sinh - gian khổ của con người để cuộc đời này đọng lại sau biết bao trầm luân vẫn là tình yêu thương. Cùng là nỗi trăn trở về cuộc đời nhưng giọng điệu xót xa, thương cảm của Nguyễn Minh Châu mang sắc vẻ thâm trầm, chiêm nghiệm, cảm thương chìm sâu trong mạch ngầm văn bản. Ở Nguyễn Khải, giọng điệu này bộc lộ ngay trên câu chữ, trong những số phận cay cực của cuộc đời thường nhật. Ma Văn Kháng thì thương đời, thương người - một tình thương đồng loại đầy sâu sắc, ưu tư của người cầm bút. Có thể nói, giọng điệu xót xa, thương cảm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã góp phần thể hiện tiếng nói nhân đạo trong văn học Việt Nam sau 1975.

4.4. Giọng điệu trầm tư, triết lý

Văn học Việt Nam sau 1975 tập trung vào đề tài đời tư, thế sự. Cuộc đời đa sự, đa đoan dưới ngòi bút của các nhà văn hiện lên thật chân thực. Sau những năm tháng sống ào ạt, sôi nổi cho lí tưởng chung, lúc này Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã ở lứa tuổi ưa trải nghiệm đời sống. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí dường như là giọng điệu của thời đại khi con người ý thức sâu sắc về bản ngã và nhà văn ý thức sâu sắc về thiên chức của mình. Giọng điệu này mang lại cho trang văn chất trí tuệ. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thể hiện những triết lí về văn chương nghệ thuật, về cuộc đời và con người. Triết lí về văn chương nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những trải nghiệm, những bài học được đúc rút từ chính hành trình viết, từ sự cật vấn, trăn trở lương tâm của người cầm bút về vai trò người nghệ sĩ trong cuộc đời.

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu thông qua tình huống truyện đầy nghịch lí đã đặt vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật - đời sống; nội dung - hình thức; cái chân - thiện - mỹ trong cái lấm láp, lam lũ; số phận con người trong

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí