Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 20


KẾT LUẬN


Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới với xu hướng đối thoại dân chủ. Từ văn học mang đậm cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng đời tư thế sự, nhân vật từ con người sử thi sang con đời người thường được soi chiếu từ nhiều phương diện đã tạo ra một giai đoạn văn học phong phú và đa dạng về phong cách. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong quan niệm về hiện thực và con người đã dẫn đến những đổi mới về nghệ thuật trần thuật. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những nhà văn đại diện thế hệ mở đường, đặt nền móng, tạo đà cho sự cách tân và đổi mới của văn học sau 1975. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của các nhà văn này đã chứng tỏ những nỗ lực tìm tòi trong lao động sáng tạo nghệ thuật để tìm cho mình lối đi riêng.

1. Trên cơ sở lí thuyết tự sự, luận án đã làm rò một số khái niệm lí luận trong cấu trúc tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống, là một phương thức tạo nghĩa và truyền đạt thông tin. Tự sự học là hệ thống lí thuyết có nội hàm nghiên cứu sâu rộng. Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều thành phần, luận án tập trung làm rò những vấn đề lí luận về NKC, ĐNNT và giọng điệu trần thuật. Người kể chuyện do nhà văn sáng tạo, dù không hoàn toàn trùng khít nhưng họ vẫn có sự thống nhất về quan điểm (tác giả là người tổ chức truyện kể, lựa chọn người kể, ngôi kể và điểm nhìn phù hợp). Như vậy, sợi dây liên hệ giữa NKC và tác giả được xác lập thông qua hệ thống điểm nhìn. Điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn của chủ thể trần thuật khi anh ta tham gia kể chuyện. Sự chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn đã phá vỡ tính đơn giọng. Giọng điệu trần thuật biểu hiện thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn… Trên cơ sở trình bày lí thuyết về tự sự học và nội dung của các khái niệm nghệ thuật tự sự (người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu), chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - thuộc xu thế truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống. Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự vào việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể vừa có ý nghĩa làm sáng rò các vấn đề lý thuyết vừa giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn bản chất sáng tạo của nhà văn, sự vận động, đổi mới của truyện ngắn sau 1975.


2. Những truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo văn học Việt Nam trong thời kì mới. Truyện của họ phần nhiều không có cốt truyện phức tạp, không chứa đựng những mâu thuẫn kịch tính, những tình tiết ly kỳ. Nói đúng hơn, nhiều truyện không có chuyện mà chỉ là những dòng suy cảm của nhân vật. Khai thác đề tài đời tư, thế sự, mỗi nhà văn có cách thể hiện riêng. Mỗi truyện chỉ là “lát cắt” của đời sống nhưng đã chuyên chở bao ý tưởng nghệ thuật của người cầm bút. Ba tác giả đã thể hiện tài năng trong việc vận dụng các hình thức tự sự. Người kể chuyện khi thì kể ở NT1 (ĐNĐT, ĐNĐaT) khi thì kể ở NT3 (ĐNBT, ĐNBN, ĐNPH). Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải thiên về kể NT1 với ĐNĐT. Ma Văn Kháng lại thiên về kể ở NT3 với ĐNBN. Ta nhận thấy, NKC trong những truyện ngắn của họ không chỉ là người kể hay là một nhân vật mà là một hình tượng nghệ thuật sống động đảm nhiệm nhiều công năng: hoặc đứng ngoài câu chuyện, hoặc tham gia trực tiếp vào các tình tiết của truyện, hoặc đứng ngoài nhân vật hoặc nhập vai vào nhân vật để kể. Điểm nhìn cũng không đơn thuần là sự quan sát mà còn mang tính chất tâm lý thể hiện mức độ cảm xúc và chiều sâu tư tưởng của tác giả. Vì thế, NKC bao giờ cũng là con người hiện hữu, cụ thể, xác định, luôn đối thoại, tranh biện với độc giả và nhà văn. Điều này bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm, tư duy về thể loại và đó cũng là cơ sở của sự xuất hiện nhiều giọng điệu trần thuật trong văn học Việt Nam sau 1975. Qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi khẳng định vai trò của các nhà văn trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam đương đại và nhận diện phong cách nghệ thuật của họ.

3. Sự linh hoạt điểm nhìn đã phá vỡ tính đơn giọng trong văn học trước đây. Sự đan xen các giọng điệu trần thuật (khẳng định, ngợi ca; trào lộng, châm biếm; xót xa, thương cảm; trầm tư, triết lí) đã tạo ra các văn bản mang sắc thái đa thanh giúp chuyển tải tư tưởng nghệ thuật một cách đầy đủ và đa chiều. Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật đã tạo điều kiện để văn học phản ánh hiện thực sâu sắc và toàn diện. Hiện thực cần phải được nghiên cứu từ nhiều phía và ý thức đối thoại tranh biện


xuất hiện. Mối quan hệ giữa người đọc - nhà văn - nhân vật là mối quan hệ dân chủ, bình đẳng. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca cất lên trước vẻ đẹp con người, vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Giọng điệu trào lộng, mỉa mai bộc lộ thái độ bất bình với cái ác, cái xấu và mang màu sắc tự trào khi các nhà văn soi chiếu lại chính mình trong nhịp sống hôm nay. Giọng điệu xót xa, thương cảm thể hiện sự sẻ chia của nhà văn với những đớn đau của thân phận bất hạnh và chua chát trước những thói đời đen bạc. Giọng điệu trầm tư, triết lí là sự trải nghiệm của các nhà văn trên hành trình sống và viết… Tùy thuộc vào đối tượng phản ánh, mỗi tác phẩm đều nổi lên giọng điệu chủ đạo, khẳng định, ngợi ca; châm biếm, hài hước; xót xa, thương cảm; trầm tư, triết lí… Trên nền bản hợp âm nhiều chất giọng của văn học sau 1975, giọng điệu chủ âm của Nguyễn Minh Châu là giọng triết lí, thâm trầm đầy suy ngẫm; Nguyễn Khải là giọng triết lí, tranh biện, đối thoại; Ma Văn Kháng là giọng ngợi ca mang đậm màu sắc trữ tình, mượt mà, nồng hậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

4. Hành trình sáng tạo của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 khởi đầu từ những cây bút đã trưởng thành trong chiến tranh như Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… đến những cây bút của thời kì đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Phạm Ngọc Tiến… và những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, thế hệ “7X”, “8X” như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Quỳnh Trang, Keng, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Thị Cẩm… Các thế hệ nhà văn đã tiếp sức và nỗ lực lao động sáng tạo để làm nên diện mạo một giai đoạn văn học đa phong cách. Văn học sau 1975 đã có sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ. Sự đan xen cái cao cả - tầm thường, cái thật - cái ảo, cái bi - cái hài… góp phần làm tăng tính chân thực của cuộc sống. Vì vậy, vận dụng lí thuyết tự sự nghiên cứu tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận mới phù hợp với nền văn học mới.

Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thuộc lớp nhà văn đã kinh qua chiến tranh. Trở về nhịp sống đời thường, họ đã nỗ lực không ngừng để đổi mới cách viết của mình. Những cách tân trên nền truyền thống đã mang lại cho sáng tác nói chung và truyện ngắn nói riêng của họ sức hấp dẫn, thu hút đối với độc giả.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 20


Chiều sâu trải nghiệm và sự bắt nhịp những luồng gió mới là lí do cho thấy thời nào họ cũng có những bạn đọc tri âm. Việc tìm hiểu “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)” giúp chúng tôi xác định sâu sắc hơn vai trò của cấu trúc trần thuật trong việc làm nổi bật giá trị tư tưởng và ý nghĩa nhân văn của truyện ngắn sau 1975 mà Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng những người “khởi động” mở vào cánh cửa đổi mới. Bằng tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, các tác giả đều lưu lại dấu ấn trong trang viết và trong tiếp nhận của người đọc: Nguyễn Minh Châu tìm kiếm vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người, Ma Văn Kháng hướng về cái đẹp của con người trong các giá trị đạo đức truyền thống, Nguyễn Khải đi sâu thể hiện nhân cách con người trong các cách thế lựa chọn nhằm khẳng định bản ngã. Có thể nói, sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và cách tân trong nghệ thuật tự sự của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại đã cho thấy nhiệt huyết trong lao động sáng tạo văn chương rất đáng trân trọng của họ. Mặc dù còn những “giới hạn thế hệ” song không thể phủ nhận vai trò “mở đường”, “tạo đà” của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌ C CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾ N LUẬ N Á N


1. Nguyễn Thị Bích (2008), "Giọng điệu trần thuật của Ma Văn Kháng sau năm 1975", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (4), Đại học Thái Nguyên, tr. 3 - 11.

2. Nguyễn Thị Bích (2009), "Một hướng tiếp cận truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu", Tạp chí Giáo dục, (205), Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 34 - 42.

3. Nguyễn Thị Bích (2009), "Nhân vật người phụ nữ trong Trốn nợ của Ma Văn Kháng", Tạp chí Nhà văn, (2), Hội Nhà văn, tr. 114 - 118.

4. Nguyễn Thị Bích (2011), "Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11), tr. 108 - 116.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

1. Vũ Tuấn Anh (1995), "Đổi mới văn học vì sự phát triển", Tạp chí Văn học, (4), tr. 14 - 19.

2. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc độ thể loại”, Tạp chí Văn học, (9), tr. 28 - 31.

3. Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

4. Hoàng Thị Anh (2008), Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

5. Thái Phan Vàng Anh (2009), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

6. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

7. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Lại Nguyên Ân (2007), “Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam”, Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, tr. 46 - 55.

9. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

10. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, phebinhvanhoc.com.vn/?p=1823, ngày 02/06/2012.

11. Đào Tuấn Ảnh (2007), “Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr. 39 - 57

12. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 45 - 50.

13. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 335 - 346.


14. Lê Huy Bắc (tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

15. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Barthes & Roland. (2004), Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Tôn Quang Cường dịch từ bản tiếng Nga), trang web http:// evan.vnexpress.net News/phe-binh/ly-luan/2004/01/3B9AD49E.

18. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn), Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Bình (1996), Mấy nhận xét về nhân vật của Văn xuôi Việt Nam sau 1975,50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 217 - 226.

20. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, (9), tr. 69 - 75.

21. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (4), tr. 25.

22. Nguyễn Thị Bình (2007), “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975”, Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 351 - 367.

23. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Ngô Vĩnh Bình (2003), “Nguyễn Minh Châu - cuộc đời và văn nghiệp”, Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, tr. 419 - 421.

25. Boyd W. (2006), Lược sử truyện ngắn, Hà Linh dịch, (nguồn Tạp chí Prospect) Http:///evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghien- cuu/2006/05/3B9ACF93/

26. Nguyễn Thị Mai Chanh (2004), Nghệ thuật trần thuật trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” qua các tác phẩm kể theo ngôi thứ 3 của Lỗ Tấn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.


27. Nguyễn Thị Mai Chanh (2008), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành: Văn học Trung Quốc, Viện Văn học

28. Nguyễn Minh Châu (1983), “Nghĩ về truyện ngắn”, Báo Văn nghệ, số ra ngày 4/5.

29. Nguyễn Minh Châu (1986), Bến quê (tập truyện ngắn), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

30. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, phebinhvanhoc.com.vn/?p=134, ngày 15/04/2012.

31. Nguyễn Minh Châu (2001), Toàn tập, tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn (Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh Châu (2009), Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội.

35. Nguyễn Minh Châu (2011), Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Combley, Paul (2008), “Chủ nghĩa hiện thực và giọng kể tự sự” (Phạm Phương Chi dịch), Tạp chí Văn học nước ngoài, (5), tr. 137.

37. Nguyễn Đức Dân (2000), “Hiện tượng đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học”, Tạp chí Văn học, (3), tr. 27 - 32.

38. Daniel Grojnowski (1993), Đọc truyện ngắn, (Trần Hinh, Phùng Ngọc Kiên dịch, tài liệu ở dạng bản thảo).

39. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41. Hà Huy Dũng (2007), Người kể chuyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Phạm Văn Dũng (2010), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022