Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 16


Trong tiế ng cườ i củ a Nguyễ n Khả i , ta cũng bắ t gặ p sự phê phá n , mỉa mai nhữ ng thó i xấ u là bản tính cố hữu của con người : Cái “sĩ diện hão” của Dụ trong Chuyệ n tì nh củ a mỗ i ngườ i ; thói “cạn nghĩ” , ham tiề n củ a vợ Lưu trong Đà n bà; thói đồng bóng , đua đò i củ a vợ Tầ n trong Đổi đờ i ; thói bất hiế u, trọng tiền của nhữ ng ngườ i con trong Mẹ và các con , Nơi về ... Viế t về nhữ ng thó i đờ i nà y , giọng điệ u trà o lộ ng trăn trở hơn trướ c sự xuố ng cấ p về đạ o đứ c của con người . Giọng điệ u mỉ a mai trà o lộ ng vẫ n mang sắ c thá i khách quan song đằng sau đó là một nỗi băn khoăn về thó i đờ i . Khi viế t về sự vô trá ch nhiệ m của con cái đối với cha mẹ , ngòi bút Nguyễn Khải thể hiện rò sự bất bình , nỗ i chua chá t khi con cá i không tiế p nố i đượ c truyề n th ống gia đình và lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi giá trị của cuộc sống (Mẹ và các con, Nơi về ).

Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng sau 1975, nhân vật vẫn được chia thành hai tuyến phản diện và chính diện nhưng chỉ ở mức độ tương đối chứ không tuyệt đối như trước kia. Bằng nhiều cách khác nhau, nhà văn bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm một cách rò rệt đối với những nhân vật phản diện. Người viết không ngần ngại lột tả cái xấu, cái ác với thái độ căm phẫn. Đó là nhân vật Lỉn trong Móng vuốt thời gian, kẻ “chịu khó hưởng thụ” có chín vợ và vô số người tình cuối cùng đã phải chết đau, chết đớn: “Lỉn chết sau một đêm ói mửa, rên la quằn quại, ỉa đái dầm dề, đau khắp mình mẩy, rồi bại xuội tứ chỉ, mặt đen tím dần. Y chết sớm hơn tuổi trời cho một năm” [103, tr. 85]. Đó là bà dì ghẻ độc ác đối xử tệ bạc với con chồng trong Kiểm - chú bé - con người, là cái Tý Ngọ đổi trắng thay đen trong Cái Tý Ngọ... Qua những nhân vật này, Ma Văn Kháng vừa bộc lộ thái độ châm biếm, phê phán vừa xót thương cho những con người “sinh ra mà không được làm người” theo đúng nghĩa. Khi hướng ngòi bút vào mặt trái của đời sống thị thành, nhà văn đã phát hiện ra hàng loạt những hiện tượng tha hoá đáng phê phán. Đó là thói vô ơn, bạc bẽo (Những người đàn bà). Đó là những kẻ bị tha hoá, biến chất vì lòng tham lam, ích kỷ (Trăng soi sân nhỏ). Đó còn là thói đạo đức giả của con người (Người giúp việc)… Bằng giọng điệu trào lộng, châm biếm, tác giả đã phản ánh một phần hiện thực của xã hội đương thời.


Qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cả ba nhà văn đều sử dụng giọng điệu trào lộng, châm biếm để thể hiện thái độ bất bình trước những mặt trái của cuộc sống. Song, tiếng cười của mỗi ngòi bút lại được thể hiện một cách khác nhau. Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu được diễn tả qua việc sắp xếp các chi tiết, sự việc trái ngược nhau. Sự trái ngược ấy thể hiện trong các chi tiết miêu tả ngoại hình của Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam): “Nửa người trên mềm oặt như thân rắn nhoai về phía trước, nửa người dưới từ thắt lưng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ như một chiếc com-pa” [33, tr. 529]. Sự trái ngược còn thể hiện trong hành vi sắm vai đầy khổ sở của T (Sắm vai). Tiếng cười trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn bật lên bởi hệ thống những từ ngữ miêu tả kết hợp với thủ pháp vật hoá, phép so sánh: “mềm oặt như thân rắn”; “thẳng đơ như một chiếc com-pa”; “bàn tay sắt cứ bấu chặt lấy tôi suốt đời, thít chặt như một sợi dây buộc” (Mùa trái cóc ở miền Nam); cái mặt “nhẵn nhụi, bóng bảy”; cái miệng thì “cười hết cỡ”, “cười mỉm”, “cười duyên”, “cười chua chát”, “vẻ ngây thơ”, “Anh cũng vội vã cười phá lên, cười mãi, cười hoài như một cái máy. Anh cười ngặt nghẽo như một cái máy, đến chảy nước mắt” (Sắm vai)… Giọng điệu mỉa mai, trào lộng còn được thể hiện ngay trong những đại từ để gọi nhân vật như: y, thị, hắn… Hình ảnh lão Khúng được miêu tả: “Y như một con bọ hung vừa từ dưới lỗ chui lên, vừa đen, vừa gày, vừa già, vừa xấu”, suốt đời chỉ “chúi mũi vào hòn đất”. Còn lão chắt Hoè “đã già, mặt mũi lại đen nhẻm y như cái đít nồi đất kho cá” (Khách ở quê ra). Ta nhận thấy có sự gặp gỡ giữa Nguyễn Minh Châu và Nam Cao trong giọng văn nặng trĩu ưu tư. Những từ ngữ và thủ pháp nghệ thuật này khắc hoạ rò hơn đối tượng được miêu tả. Nguyễn Minh Châu còn vận dụng những thủ pháp gây cười của dân gian và đặc trưng của văn học trào phúng để tạo giọng điệu trào lộng, châm biếm. Đó là biện pháp nói quá trong cách miêu tả sự độc tài của Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam), sự sắm vai quá đáng của nhà văn T (Sắm vai); khuôn mặt ám ảnh người nghệ sỹ khi “nhìn” vào lương tâm (Bức tranh)… Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng tạo không khí bức bối, bế tắc trong truyện (Bức tranh). Như vậy, giọng điệu châm biếm, trào lộng đã giúp nhà văn thể hiện ý đồ nghệ thuật


một cách khéo léo. Tiếng cười bật lên thâm thuý, xót xa trước những nghịch lý của cuộc đời. Nó thể hiện cái nhìn khách quan vào hiện thực xã hội.

Khác với Nguyễn Minh Châu, Nguyễ n Khả i đi thẳ ng và o đờ i số ng hiệ n tạ i , chạy đua với thời gian để nắm bắt những vận động , diễ n biế n củ a sự kiện , của tư tưở ng hay tâm trạ ng con ngườ i . Vì thế , giọng điệ u trà o lộ ng , châm biế m chỉ như mộ t “gia vị ” để là m dị u đi nhữ ng “ngổ n ng ang, bề bộ n” củ a “bó ng tố i” , của “màu đen”. Giọng điệu hài hước trong sáng tác của Nguyễn Khải hóm hỉnh, thâm trầm. Nó thể hiện qua những sự việc trá i vớ i lẽ thườ ng . Chẳ ng hạ n , chuyệ n tì nh yêu là chuyệ n tế nhị , thiêng liêng trong cuộ c đờ i củ a mỗ i ngườ i . Nó thường đến khi con ngườ i đang ở độ tuổ i đôi mươi . Nhưng trong Nắ ng chiề u , nhà văn đã viết về câu chuyệ n tì nh đầ y cả m độ ng củ a Bà Bơ . Tình yêu nở hoa kết trái khi “bà chị họ” đã ở cái tuổi “th ất thập cổ lai hy” . Ở đây là cái giọng hài hước , bông lơn , dí dỏm đầy chấ t nhân văn: “Này các bạn trẻ, các bạn chớ vội cười, chớ có tự phụ rằ ng chỉ ở lứ a tuổ i cá c bạ n mớ i biế t mã nh lự c củ a tì nh yêu cá c bà nội cũ ng vẫ n có , nế u như cá i ma lự c ấ y không tiêu xà i quá phung phí lú c thiế u thờ i ” [98, tr. 180]. Đằng sau đó là một trái t im độ lượ ng , nhân á i . Điề u đặ c biệ t , giọng điệu trào lộng , châm biếm trong sáng tá c củ a Nguyễ n Khả i sau 1975 thể hiệ n qua ngôn ngữ đượ c chắ t lọ c từ đời sống sinh hoạt thường ngày khi hà i hướ c , bông đùa; khi trang nghiêm , thành kính; khi đôn hậ u , trầ m tư; khi thân mậ t , đờ i thườ ng. Tiế ng cườ i nhẹ nhà ng đ ược bật lên từ nhữ ng đố i thoạ i . Chẳng hạn như đối thoại giữa ông Vị và thằng con trai trong Nơi về. Thằ ng con trai nó i : “Cái năm ấy bố cũng dại nhỉ . Bác Cả có một ngôi nhà to tướ ng ở phố Lò Đú c đã dà nh hẳ n mộ t nử a nhà mờ i cá c em đế n mà bố mẹ lạ i từ chố i thì lạ qua ”. Ông nó i: “Ngày ấy bọn tao chỉ thích được sống chung với bạn bè thôi, nó vui lắm. Nó ngồi thừ ra mộ t lú c rồ i ché p miệ ng :“Bây giờ có cá i nhà đó mà mở cử a hà ng thì há i ra tiề n. Các cụ cũng ngu thật ‟‟ [98, tr. 311]. Qua đố i thoạ i nà y, sự tranh biệ n về quan điể m số ng đượ c bộ c lộ rõ hơn . Thằ ng con há m tiề n , chỉ coi tiề n là chuẩ n mực củ a đạ o lí , lẽ sống. Ta thườ ng bắ t gặ p nhữ ng đoạ n đố i thoạ i như vậ y trong sá ng tá c củ a Nguyễ n Khả i . Tiế ng cườ i còn thể hiện qua những lời độc thoại, nhưng là cấ u trú c dướ i hì n h thứ c tranh luậ n ngầ m . Những dòng ý thức của


của các nhân vậ t đan xen nhau. Điề u đó khiế n cho phá t ngôn trở nên cá tính và giàu cảm xúc hơn . Giọng điệu hài hước còn được thể hiện qua thủ pháp tương phản , đố i lậ p hoặ c là sự tương đồ ng . Trong truyệ n ngắ n Anh hù ng bĩ vậ n , tình cảnh của anh nhà văn được ví trong thế tương đồng vớ i ngườ i dân là m có i ở xã N . Có thể nói , giọng điệu trào lộng , châm biế m trong sá ng tác của Nguyễn Khải sau 1975 tuy không phả i giọ ng “chủ âm” nhưng nó gó p phầ n là m nên cá i “ phong vị hà i hướ c rấ t có duyên”. Cái hài hước trong văn của ông “ không phả i là giọ ng đả kí ch châm chọ c mà chỉ còn giọng trào tiếu vui một chút, đù a mộ t chú t, nhằ m là m dị u đi nhữ ng cú số c, nhữ ng thấ t vọ ng để vỡ nhẽ ra mộ t điề u gì đó về con ngườ i, đồ ng loạ i, về vậ n hộ i, thờ i cuộ c” [98, tr. 131]. Nó giống như lờ i tâm sự củ a nhân vậ t NKCtrong mộ t tá c phẩ m củ a ông: “Nế u như đây đó thấ p thoá ng mộ t nụ cườ i thì cuñ g là cá i mỉ m cườ i hiề n là nh, vui mộ t chú t, nghịch một chút cho câu chuyện được đậm đà [98, tr. 129].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng thường được thể hiện qua những chi tiết miêu tả ngoại hình. Chỉ bằng ngôn ngữ trực tiếp của NKC, nhân vật đã hiện lên một cách sinh động, cụ thể với tất cả sự xấu xa từ ngoại hình đến tính cách. Hình ảnh Khun (Vệ sĩ của Quan Châu) qua ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động: “Hắn đêm ngủ chỉ ngủ có một mắt, một tai. Mà con mắt ngủ lại là con mắt chột. Cái tai ngủ lại là cái tai bị cắt vành. Cho nên thực chất đêm Khun không ngủ” [103, tr. 37]. Đó là đặc điểm của một quái thai hơn là của một con người. Bộ mặt của hắn mới thật là loài “quỷ sứ hiện hình”: “Một mắt lép, một tai không vành. Cả cái mặt cũng nham nhở như cái đầu lâu bị khoét, gặm dở dang… Cái sọ người gớm ghiếc ấy cuối cùng lọt thỏm vào đám tóc, râu, lông lá rậm bù, hôi rình” [103, tr. 36]. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng đến nhân vật thằng Thiên Lôi trong truyện Nửa đêm của nhà văn Nam Cao. Nếu như Khun gợi trong lòng người đọc những cảm giác vừa rụng rời kinh hãi, vừa xót xa, nhức nhối về sự “hồi tổ lộn giống” thì cái Léng (Thím Hoóng) lại ám ảnh người đọc bởi sự ngu dốt, cuồng tín, vô nhân tính… Ta nhận thấy, giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng sau 1975 tuy không gay gắt, quyết liệt nhưng lại sâu sắc, thấm thía. Giọng điệu đó thể hiện thái độ phê phán của nhà văn trước


Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 16

những thói hư tật xấu của con người và phơi bày những tiêu cực của xã hội trong thời kì hậu chiến đầy phức tạp và thức tỉnh phần lương thiện trong mỗi tâm hồn chúng ta để tạo dựng một cuộc sống yên bình và trong sạch.

Có thể nói, sau 1975, trở lại quỹ đạo thời bình, con người được đặt trong mối quan hệ với muôn mặt đời thường. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn kháng đã phản ánh chân thực những biến chuyển của xã hội và thể hiện thái độ căm ghét cái ác, cái xấu, mong muốn cái tốt đẹp đến với mỗi cuộc đời. Có thể nói không tinh quá i, sắ c sả o như Tô Hoà i , không cườ ng điệ u, giòn giã như Nguyễn Công Hoan hay sâu cay , hả hê như Vũ Trọng Phụng , giọng điệu trào lộng, châm biếm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thể hiện nét phong cách riêng của mỗi ngòi bút. Tiếng cười của Nguyễn Minh Châu thể hiện sự trăn trở, day dứt về nhân sinh - “một sự trăn trở, day dứt xuất phát từ một tinh thần, trách nhiệm cao, một ý thức sâu sắc về vai trò và sứ mệnh của nhà văn đối với xã hội, đối với con người” [79, tr. 101]. Nguyễn Khải lại hóm hỉnh, thâm trầm với tiếng cười hài hước, dí dỏm đầy chất nhân văn. Tiếng cười của Ma Văn Kháng tuy không gay gắt nhưng cũng sâu sắc và thấm thía. Mỗi người một sắc thái giọng điệu khác nhau, song ta đều đọc được ở đó thái độ phê phán những thói hư, tật xấu của con người, phơi bày những tồn tại của cuộc sống thời hậu chiến phức tạp. Nó thức tỉnh phần người trong mỗi chúng ta, nó thanh lọc tâm hồn để con người xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn. Nếu giọng điệu trào lộng, châm biếm hoàn toàn vắng bóng trong văn học chiến tranh thì đây lại là giọng điệu được “ưa chuộng” trong sáng tác của văn học sau 1975, càng thế hệ sau càng đậm đặc. Tiêu biểu có thể nói tới là tập Tự sự 265 ngày gồm 11 truyện ngắn của Hồ Anh Thái. Hầu hết những tác phẩm này được viết theo lối hoạt kê với giọng điệu chủ đạo là châm biếm sâu cay. Nhà văn đã lấy tiếng cười làm vũ khí sắc bén để “hạ bệ” những kẻ tự mạo nhận là tinh hoa của đất nước; những thói đời kệch cỡm; những hiện trạng tha hoá; sự sa sút các giá trị nhân văn của con người khi chạy theo lối sống hiện đại. Cũng có khi chỉ là một cái hài nhẹ nhàng, dí dỏm, là cái nhoẻn miệng, cười mỉa mà thâm thuý đan xen trong các đối thoại và mạch trần thuật (Chín bỏ làm


mười - Phạm Thị Hoài; Chậm dần đều, Xập xèng, Tỉnh giấc - Trần Đức Tiến)… có khi đó là giọng điệu tự trào, đùa tếu (Đi bộ và chạy - Trần Đức Tiến)… Đây cũng là giọng điệu đặc trưng của văn học sau 1975.

4.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm

Trong những truyện ngắn trước 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, giọng điệu xót xa, thương cảm được sử dụng ít hơn so với các sáng tác sau 1975. Có lẽ, đó là do sự chi phối của cảm hứng thời đại - thời đại anh hùng ca tránh nói đến những đau thương, mất mát. Từ sau 1975, trở về với cuộc sống thời bình, các nhà văn có nhiều điều kiện để suy ngẫm về lẽ đời. Phương thứ c gia tăng các điểm nhìn trần thuật đã giú p cho nhà văn mở rộ ng trườ ng nhì n . Vì thế giọng điệu xót xa, thương cảm lắng đọng trong từng câu, từng chữ khi các nhà văn viết về những mảnh đời bất hạnh và bộc lộ nỗi buồn sâu lắng trước sự hiện diện của cái xấu, cái ác trong cuộc đời.

Xuất phát từ tình yêu thương cuộc sống và con người của một tâm hồn “chín trong sự từng trải của những gì được mất”, giọng điệu xót xa, thương cảm trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cất lên khi nhà văn đồng cảm với nỗi thống khổ, bất hạnh. Ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, giọng cảm thương thấm đẫm trong từng câu chữ. Nỗi đau mất người yêu của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) được diễn tả thật xót xa: “Như một con chim non đã mất bạn, tôi rúc vào một xó nhà, leo lên tấm sạp nằm ken bằng thân cây sậy của một cô y tá, tôi trùm chăn kín. Tôi rúc sâu vào trong tấm chăn, chưa bao giờ sống ở trên đời tôi cảm thấy lẻ loi, cô độc đến vậy (…), tôi nằm im mà tâm hồn tôi vật vã”…[33, tr. 160]. Nhà văn đã nhập vai NKC để hoá thân trong cả ước mơ, khát khao cháy bỏng; trong dòng tâm tưởng, nghĩ suy của Quỳ. Giọng điệu xót xa, thương cảm còn được cất lên khi nhà văn nói về nỗi thống khổ của những kiếp người nhỏ bé như lão Khúng (Khách ở quê ra); về thân phận phụ nữ đầy đa đoan như mụ Huệ (Khách ở quê ra), Liên (Bến quê), bà cụ Huân (Mẹ con chị Hằng), bà sư Thiện Linh (Mùa trái cóc ở Miền Nam), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa), Thai (Cỏ lau), Hân (Cơn giông)… Trong Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu nhìn từ khía cạnh đời


tư với sự đồng cảm, chia sẻ để thấy rằng mất mát về tinh thần là mất mát lớn nhất không gì có thể bù đắp được. Đó là nỗi sầu của người thiếu phụ trong tình cảm giữa hai người đàn ông: một người yêu, một người thương. Đó còn là nỗi lo âu của người chồng khi người tình cũ của vợ trở về. Những mất mát, những góc khuất của số phận con người - những nạn nhân chiến tranh đã được Nguyễn Minh Châu thấu cảm, chia sẻ trong những trang văn đầy đau đớn. Gọng điệu xót xa, thương cảm đã chạm đến đáy chiều sâu nhân bản.

Giọng điệu này cũng xuấ t hiệ n khá đậ m đặ c trong cá c sá ng tá c c ủa Nguyễn Khải sau năm 1975. Bằng cá i nhì n từ ng trả i đầ y chiêm nghiệ m của ngườ i đi qua chiế n tranh và trở về từ chiế n tranh , Nguyễ n Khả i hiể u sâu sắ c nhữ n g mấ t má t , hy sinh mà ngườ i lí nh và thân nhân phả i gánh chị u. Vì thế “ nỗ i buồ n chiế n tranh ” day dứ t trên từ ng trang văn củ a truyệ n Cặ p vợ chồ ng ở chân độ ng Từ Thứ c , Mộ t bà n tay và chí n bà n tay . Trái tim yêu thương của nhà vă n đã viế t về họ vớ i tấ t cả sự sẻ chia và ngưỡ ng mộ . Nhữ ng con ngườ i bấ t hạ nh trong sá ng tá c của ông ở nhiều lứa tuổ i, nhiề u hoà n cả nh khá c nhau nhưng họ đề u có chung cái nghèo, cái cơ cực và sự thiệ t thò i, bất hạnh. Đó là chị Vá ch (Đời khổ), mộ t cuộ c đờ i sinh ra để gá nh mọ i nỗ i cơ cự c, đắng cay. Đó là tì nh cả nh bấ p bênh củ a hai ông chá u (Ông chá u ) tựa vào nhau để sống qua ngày… Đọ c Nguyễ n Khả i , ta cò n nhậ n thấ y thái độ xót xa , thương cả m của nhà v ăn toát lên khi viết về nhữ ng con ngườ i “lạ c thờ i ”: nhà văn trong Ngườ i ngu; đạ i tá Bú t , sư bà trong Nhữ ng ngườ i già ; ngườ i ông trong Ông cháu; hai bà chị họ trong Đã từ ng có nhữ ng ngà y vui ; chị Mai trong truyện ngắn cùng tên , bà T trong Mộ t chiề u mù a đông ... Có thể nói , nhữ ng nhân vậ t lạ c thờ i này dường như là sự hóa thân của chính tác giả . Ta đọ c đượ c đằ ng sau câu chữ bó ng dáng nhà văn với một trái tim nặng trĩu yêu thương, mang đậm tình đời, tình ngườ i.

Trong dòng chảy của văn học sau 1975, cũng giống như sáng tác của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Ma Văn Kháng thấm đẫm giọng điệu xót xa, thương cảm. Ở truyện ngắn Mã Đại Câu - người quét chợ Mường Cang khi viết về nỗi đau khổ cả vật chất lẫn tinh thần của Mã Đại Câu, người quét chợ rách rưới, cô độc, sống vật vờ như một bóng ma, nhà văn đã không thể cầm lòng. Ma Văn


Kháng gần như hoá thân vào nhân vật để thể hiện mọi nỗi niềm chua chát. Dưới ngòi bút của nhà văn, bà cụ Mạ trong Người giúp việc là “cái phận” phải sống kiếp sống con đòi cái ở, con sâu cái kiến, kiếp con cò con vạc, kiếp “giời đày”. Trong thế giới truyện ngắn của ông, ta còn gặp nhiều cảnh đời cơ cực như Quý (Chọn chồng); Thuấn (Trăng soi sân nhỏ); thím Hoóng (truyện cùng tên); cô Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng)… Giọng điệu xót xa, thương cảm cũng được nhà văn sử dụng khi viết về những bi kịch của khát vọng. Bi kịch của nhà đạo diễn trong Nợ đời, của Thầy Khiển trong truyện ngắn cùng tên, của Nam trong Trăng soi sân nhỏ… Với giọng điệu xót xa, thương cảm, nhà văn đã tạo trong ta cảm giác như chính ta bị mất mát, chính ta đang bị tổn thương. Ma Văn Kháng đã góp phần làm rò hơn bức tranh hiện thực đời sống với những cảnh đời, những số phận dệt bởi nước mắt và sự khổ đau. Bằng sự thương cảm đến quặn lòng, tác giả đã truyền cho người đọc nỗi niềm trắc ẩn trước những số phận bất hạnh trong cuộc đời.

Văn học là tấm gương phản chiếu xã hội. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, văn học trở thành vũ khí tuyên truyền và cổ vũ chiến đấu. Trong những bối cảnh xã hội phức tạp, quyền sống của con người bị chà đạp thì văn học quan tâm đến thân phận con người. Đó là lí do vì sao giọng điệu xót xa, thương cảm không xuất hiện trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 nhưng lại phổ biến trong văn học hiện thực 1930 - 1945. Trên trang văn của Nam Cao, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, người đọc luôn cảm nhận nỗi xót thương vô hạn của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Giọng điệu ấy có thể bộc lộ trực tiếp trên câu chữ như ở Nhà mẹ Lê, Đói, Tối ba mươi (Thạch Lam); có thể ẩn sau những dòng tự sự lạnh lùng như Chí Phèo, Một đám cưới, Một bữa no (Nam Cao); có thể chua chát đằng sau tiếng cười hài hước như Răng con chó của nhà tư sản, Người ngựa, ngựa người, Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan)… Sau năm 1945, trong những sáng tác viết về đề tài miền núi, Tô Hoài cũng thể hiện thái độ thương cảm, xót xa sâu sắc với thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ như Mỵ (Vợ chồng A Phủ); bà Ảng (Cứu đất cứu mường), Thào Mỵ (Thào Mỵ kể đời mình)… Tuy nhiên, giọng điệu xót

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022