Sự Kết Hợp, Đan Xen Nhiều Giọng Điệu


nghiệm của nhân vật về hạnh phúc, đắng cay (Sau chớp là dông bão, Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm…), về lẽ sống (Vùng sáng kí ức, Người đàn bà Việt bên bờ sông Đa-nuýp)… Giọng điệu triết lí đã tăng sức khái quát cho hình tượng nghệ thuật và tạo được độ “nén” cho những trang văn.

4.5. Sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu

Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật (từ văn chương minh hoạ sang văn chương nghiên cứu và khám phá đời sống; từ con người sử thi đến con người đời thường) và nội dung tự sự (từ những bài ca ra trận đến những bi kịch cá nhân, sám hối, nỗi đau…) đã quy định việc tổ chức nhiều điểm nhìn. Sự di chuyển điểm nhìn tạo cho truyện có nhiều giọng kể: giọng của nhân vật, giọng của NKC, giọng của tác giả hoà lẫn, đan xen, tranh biện, đối thoại với nhau. Khi là đối thoại giữa nhân vật với người kể chuyện, khi là đối thoại giữa người kể chuyện với độc giả. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy bên cạnh sự chi phối của giọng điệu chủ đạo, các giọng điệu đã tương hỗ nhau để tạo nên tính đa thanh giàu sức hấp dẫn và tính tranh biện, đối thoại cho tác phẩm. Sự đa dạng của giọng điệu trần thuật là một phương tiện để nhà văn thể hiện, chuyển tải tính phức tạp của cuộc sống đương đại trong cái nhìn đa chiều.

Có thể coi Bức tranh là văn bản mang dấu hiệu sớm nhất của tính đa thanh, phức điệu trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Sự đan xen giọng điệu đã soi rọi cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt để tìm đến lẽ sống chân chính của người hoạ sỹ. Có giọng điệu đầy tự hào của một hoạ sỹ thành danh: “Cái bức “ảnh truyền thần” người nghệ sỹ mà tôi đã vẽ vội vẽ vàng trong cái buổi mờ sáng ở trong rừng đó, về sau, hoàn toàn ngoài cả dự định của tôi, đã nghiễm nhiên trở thành một tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của tôi, không những ở trong nước mà cả ở nước ngoài nữa” [33, tr. 122]. Có giọng điệu day dứt, ăn năn, xấu hổ: “Ôi chao, lúc ấy, tôi chỉ muốn có một cái mặt nạ hoặc bé xíu lại như một hạt đậu, trên cái ghế cắt tóc. Tôi biết nói thế nào để các bạn có thể cảm thụ được cái cảm giác phạm tội của tôi lúc ấy nhỉ?” [33, tr. 125]. Rồi tự vấn lương tâm: “Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, đã hứa với anh


và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm và cũng thực tâm lắm chứ?” [33, tr. 126]. Và lên án đanh thép: “Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã loà cả hai mắt kia” [33, tr. 127]. Nhưng rồi lại bao biện, bào chữa: “Tôi là một nghệ sỹ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc người nghệ sỹ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn” [33, tr. 127]. Có khi lại là sự hồi hộp trước giây phút đối mặt: “Tôi có cảm giác hồi hộp của một anh bộ đội giữa trận đánh đồn vừa vượt qua lớp lớp hàng rào để bám được vào cái đột phá khẩu” [33, tr. 132]. Có cả giọng giễu cợt: “Tạo hoá nặn ra muôn loài, mỗi loài bằng một thứ bột nhão riêng khác nhau. Xong rồi mỗi thứ thừa một tý, đem gộp chung tất cả lại, để nặn ra anh?” [33, tr. 133]. Trong dòng tư tưởng, các lý lẽ đấu tranh với nhau, NKC cũng đưa ra các triết lý, chiêm nghiệm sâu sắc: “Trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt, kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ?”; “Ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy” [33, tr. 133]… Các giọng điệu đan quyện vào nhau, luân phiên, xuyên thấm nhau, tranh biện nhau để đọng lại trong tác phẩm là sự tự thú đầy day dứt: “Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi đã thu thêm được nhiều tiền của và tiếng tăm trên sự đau đớn của anh. Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi. Anh xử tôi thế nào cũng được!” [33, tr. 134]. Sự giằng xé, mâu thuẫn, ăn năn, hối lỗi diễn ra trong nội tâm của người nghệ sỹ. Ở đây, có sự đối thoại của NKC (nhân vật xưng tôi) với nhân vật (người chiến sỹ) và đối thoại của NKC với người đọc: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” [33, tr. 134]. Thậm chí, nhà văn còn hoá thân vào nhân vật, đọc được tư tưởng của anh ta và phát ngôn: “A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sỹ cho nên anh quên tôi đi hả… Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!” [33, tr. 127]. Cứ như vậy, chân lý đời sống được soi bằng “những luồng ánh sáng hàng nghìn nến”, có đấu tranh, chạy trốn, bao biện, rượt đuổi để cuối cùng phải chấp nhận tự thú. Cuộc đối thoại nội tâm mang tính chất một cuộc đối thoại nhiều giọng điệu nhưng nổi bật lên vẫn là giọng điệu khắc


khoải, thâm trầm của một tâm hồn bị nỗi đau tinh thần giằng xé. Qua đó, nhà văn muốn khẳng định: Sự đối mặt với lương tâm là sự đối mặt trung thực nhất. Chính những cuộc đấu tranh nội tâm sẽ hướng con người tới ánh sáng của lương tri và vẻ đẹp của Chân - Thiện - Mỹ. Sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu còn được nhà văn vận dụng ở nhiều tác phẩm khác như Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở Miền Nam… Càng những sáng tác về cuối đời của Nguyễn Minh Châu thì tính chất đa thanh, phức điệu càng rò nét như trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát... Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có trái tim nặng tình với cuộc đời, căm giận cái ác, cái xấu, ca ngợi vẻ đẹp con người, day dứt, trăn trở trước mỗi số phận bất hạnh. Giọng điệu chủ âm trong sáng tác của ông là giọng điệu chậm rãi, da diết, thâm trầm và đầy chiêm nghiệm.

Đáp ứng những yêu cầu của sự đổi mới nghệ thuật, truyện ngắn của Nguyễ n Khải cũng luôn có sự đan xen giọng tác giả, giọng người kể chuyện , giọng nhân vật Trong đó , giọng điệ u củ a ngườ i kể chuyệ n vừ a đằ m thắ m vừ a yêu thương ; vừ a trầ m tư, suy ngẫ m ; có khi trà o lộ ng , hài hước; có lúc tỉnh táo , khách quan hòa cùng với ngôn ngữ giọ ng điệ u củ a cá c nhân vậ t . Nắ ng chiề u là câu chuyệ n tì nh củ a Bà Bơ - chị họ của nhân vật “tôi”, đượ c nhà văn kể lại bằ ng nhiề u giọ ng điệ u. Ở đó có giọ ng xót xa, thương cả m cho mộ t mố i tì nh , là mối tình đầu mà họ chỉ có được nhau khi ở tuổ i “thấ t thậ p cổ lai hi ”: “Lấ y chồ ng lầ n thứ nh ất mà không có chạm ngò , không ăn hỏ i, không cướ i xin gì cả , đến bữa cơm thân mật trong gia đình cũng phải hai tháng sau mới dám làm, nghĩ cũng tội” [98, tr. 172]. Ta cũ ng cả m nhận được thái độ ngợ i ca tì nh yêu cao quý củ a con ngườ i : “Tôi lặ ng lẽ ngắ m nghí a ông anh rể ngồ i lom khom trên ghế , cây gậ y kẹ p trong đù i , vừ a nhì n vợ là m cơm , vừ a kể chuyệ n Đông Tây kim cổ , chuyệ n vui và cả chuyệ n buồ n , giọng kể ng ọt ngào, âu yế m, còn bà vợ chạy lui chạy tới , quay trướ c quay sau , hai bà n tay không lú c nà o ngưng nghỉ, chố c chố c lạ i quay mặ t về phí a chồ ng , hỏi một cách ngây thơ , mộ t cá ch nũ ng nịu” [98, tr. 181]. Rồ i lạ i có cả giọ ng điệ u trà o lộ ng , nhưng là cá i giọ ng trà o lộ ng hóm hỉnh và rất có duyên : “Giẫ y nẩ y như đỉ a phả i vôi . Mặ t mũ i đỏ nhừ đỏ tử . Gái chưa chồ ng nó i chuyệ n hôn nhân ai chả thế ” [98, tr. 171]. Có khi lại là mỉa mai lối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


số ng “đề cao danh dự ” củ a nhữ ng con ngườ i trong mộ t gia đì nh dò ng dõ i đã vô tì nh tướ c đi hạ nh phú c củ a nhữ ng ngườ i thân : “Nhân nghĩ a hã o, sĩ diện r ởm, ngườ i khổ càng khổ hơn vì có ai chịu đưa tay cho kẻ bất hạnh víu lấy đâu ... Trong họ nhà tôi có nhiều bà đẹp đẽ hẳn hoi , làm phu nhân cũng còn được huống hồ làm vợ làm mẹ như mọ i ngườ i mà đà nh chị u cả nh phòng không chỉ vì nhữn g tí nh toá n chẳ ng đâu vào đâu của các bậc cha mẹ” [98, tr. 167]. Trong nhữ ng dò ng viế t về câu chuyệ n “nắ ng chiề u” ấ y, giọng điệu suồng sã, đờ i thườ ng tạo không khí sinh độ ng, hấ p dẫ n hơn nhiề u: “Bây giờ bà ấ y đã có mộ t ông chồ ng , là của riêng bà ấy, là mon homme, là ông nhà tôi, ông xã nhà tôi, nó vui lắm, hãnh diện lắm... Hầ u hạ mộ t ông già nử a liệ t nử a què mà mặ t tươi hơn hớ n như ngườ i vừ a bắ t đượ c của, mắ t mà y mù hay sao mà không nhận ra ” [98, tr. 179]. Điề u đặ c biệ t , từ câu chuyệ n giả n dị này , tác giả triế t lý mộ t cá ch rấ t nhân văn và sâu sắ c : “Chỉ có cá i tâm tố t củ a con ngườ i mớ i là m nẩ y nở đượ c nhữ ng cá i mầ m yêu thương đang bị thui hé o ở đâu đó ” [98, tr. 181]. Sự phố i hợ p nhiề u giọ ng điệ u như vậ y đã khiế n cho trang viế t của Nguyễn Khải trở nên sinh độ ng và gần gũi. Sự đố i thoạ i, tranh biệ n giữ a NKC và các nhân vật đã tạo nên không khí dân chủ , bình đẳng trong tiếp nhận chân lý.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 19

Cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và những nhà văn cùng thời, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tìm cho mình một lối đi riêng. Từ điểm nhìn đa tuyến về cuộc đời và con người, sáng tác của nhà văn cũng là sự pha trộn nhiều giọng điệu. Tất cả tạo thành bản hợp âm nhiều cung bậc. Ta có thể thấy rò điều này trong truyện ngắn Seo ly, kẻ khuấy động tình trường. Qua lời kể, cuộc đời "bông hoa của núi rừng” dần hiện lên rò nét. Nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp của Seo Ly với những ngôn từ tinh tế nhất, với những hình ảnh, so sánh ví von hấp dẫn: "Nhô cao cái cổ như một cọng hoa ra khỏi lớp vòng bạc sáng choang, nàng hơi nheo mắt nhìn cảnh sắc ngoài trời (…) và nàng, rò ràng đường nét da thịt, rò ràng bụng tròn lưng nở như một thực thể đàn bà, mà thần thái lại quái kiệt yêu kiều, như từ huyền thoại cổ tích đi ra" [103, tr. 89]. Sự ngợi ca còn thể hiện qua lời nhân vật Ngôn choáng váng và ca ngợi nàng: "Thật là một sắc đẹp mê hồn. Một trang tuyệt thế giai nhân đầy


sức cám dỗ. Một nhan sắc phi phàm, huyền bí và chết người" [103, tr. 90]. Vẻ đẹp của nàng có sức mạnh ghê gớm: “Seo Ly - cái năng lượng khổng lồ, cái mãnh lực xung thiên. Nàng đánh thức những tiềm ẩn, nàng tạo nên những cơn phấn hứng ngút trời. Nàng là mẹ đẻ của các giai thoại, truyền kỳ. Nàng sinh ra các nhiếp ảnh kỳ tài. Nàng là nữ thần, mẹ của thơ ca” [103, tr. 99]. Seo Ly - “bông hồng rừng thơm ngát, hòn ngọc nơi biên ải” [103, tr. 96]; “chứng nhân lạc quan của lịch sử bi hùng, nàng mang một vẻ đẹp huyền thoại diệu kỳ nhưng lẽ đời tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân” [103, tr. 96] lại có một cuộc đời đầy đau khổ. Nhà văn đã kể lại với giọng xót xa, thương cảm: “Mười ba tuổi nàng là con dâu gạt nợ. Khổ sở quá, nàng bỏ nhà chồng và làm gái gầu phàng ăn ở không công ở nhà Lý trưởng. Rồi nàng lại bị gả bán lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Biết bao ê chề, đau đớn nàng đã trải qua trong thời ly loạn, lúc trời thảm đất sầu, khi mặt đất chỉ là máu và nước mắt” [103, tr. 96]. Từ vẻ đẹp của Seo Ly, nhà văn đã đưa ra những triết lý rất giản đơn mà sâu sắc: “Cái đẹp một khi dâng hiến cho con người thì nó mang nhân tính” [103, tr. 88]; “Thói đời, chưa được nếm trải, càng say” [103, tr. 102]. Xen vào đó là giọng mỉa mai của những đấng đàn ông: “Lạ thay, que thách vừa trao và gạo dẫu đã thành cơm thì Tỏa lăn cổ ra chết. Chết ngay trong lúc hung hăng chiếm hữu thân xác thơm tho của nàng, chết như kẻ leo núi, cao quá đứt hơi đằng ngực mà chết” [103, tr. 102], “Hóa ra nàng đã đánh đổ ba bí thư huyện ủy, bốn trưởng phòng cấp huyện và mười chủ tịch, bí thư xã” [103, tr. 106]. Trong mạch trần thuật, nhiều đoạn nhà văn lại kể với giọng sỗ sàng khiến cho câu chuyện trở nên đời thường hơn: “Đêm đầu chung đụng với nàng, Phếu thủ sẵn một con dao nhọn. Cả đêm, đôi nam nữ như hai địch thủ đồng cân đồng sức vào cuộc giao đấu” [103, tr. 104];“nhưng khốn nạn thân y, năm ngày sau, y chết cái chết từa tựa cha y” [103, tr. 105]; “Suy ra thì đối với cái đẹp, đối với người đẹp một ông kỹ sư xuất thân chân đất, một gã tiểu tư sản thành thị và gã trí thức Mèo gốc là Tống, khác nhau quá lắm cũng không hơn sự khác nhau giữa con chó giữ nhà và con chó đi săn” [103, tr. 88]… Nhà văn đã để người đọc soi chiếu từ nhiều cung bậc khác nhau để thấy được mọi trạng thái


cảm xúc của tác giả. Nhìn một cách tổng quát, trong các giọng điệu được Ma Văn Kháng sử dụng thì khẳng định, ngợi ca với cảm hứng về đời tư, thế sự là giọng điệu chủ âm. Điều đó cho thấy nhà văn có một niềm tin mãnh liệt, bền vững vào con người và cuộc đời.

Tóm lại, trong thế giới nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã tạo nên một “môi trường” giọng điệu vừa đa dạng, phong phú, vừa độc đáo, hấp dẫn. Giọng điệu này là kết quả cuộc hành trình tìm kiếm chân lý cuộc sống qua từng số phận con người, trong dòng đời đa sự, đa đoan. Nhà văn đã “phân thân” nói bằng tiếng nói của NKC và nhân vật để đối thoại, tranh biện với độc giả. Vì thế, tiếp nhận tác phẩm của họ, chúng ta không chỉ đọc bằng thị giác, tri giác mà quan trọng hơn phải đọc bằng linh giác và lý giải bằng “trái tim”, “khối óc”. Bởi lẽ, giọng điệu trong tác phẩm bắt nguồn từ chính cách nhìn nhận của họ về cuộc đời. Họ đã đi qua chiến tranh, đã chứng kiến những mất mát, đau thương của dân tộc nên trở lại thời bình họ luôn tìm kiếm và trân trọng những vẻ đẹp bình dị mà cao cả (giọng điệu ngợi ca). Họ đau đớn trước bi kịch của đồng loại (giọng điệu xót xa, thương cảm). Họ bất bình với những cái ác, cái xấu xa (giọng điệu trào lộng, châm biếm) và chiêm nghiệm về lẽ đời (giọng điệu trầm tư, triết lí)… Tất cả đều được thể hiện một cách chừng mực, bình tĩnh và đằng sau vẫn là một niềm tin mãnh liệt vào sự đổi thay. Đây là điểm khác biệt của thế hệ mở đường với thế hệ sau. Các nhà văn thế hệ “7X”, “8X” là những người sống và trưởng thành trong thời bình với sự giao lưu văn hoá toàn cầu, sự bùng nổ công nghệ thông tin. Vì thế, các nhà văn này luôn khát khao vươn tới những thể nghiệm mới mẻ, cách tân so với lối viết truyền thống. Giọng điệu trong tác phẩm của họ phản ánh thế giới quan, cách nhìn của con người hiện đại. Họ bất mãn với xã hội đương thời nên xuất hiện giọng điệu hoài nghi, chất vấn (Độc thoại trên tháp nhà thờ - Lynh Barcadi; Tôi muốn về nhà - Nguyễn Quỳnh Trang; Cô mình - Phạm Hương Giang; Những sợi len đan rối vào nhau - Keng). Họ cũng thể hiện thái độ đấu tranh gay gắt với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội nên xuất hiện giọng điệu giễu nhại, bông đùa (Trống trải


và rộng quá chừng - Lê Nguyệt Minh; Lơ lửng trên cao - Phạm Ngọc Lương, Độc thoại trên tháp nhà thờ - Lynh Barcadi). Cảm giác hụt hẫng khi đối diện với những mất mát đổ vỡ trong cuộc sống đã xuất hiện giọng điệu chua chát (Thoại - Lê Nguyệt Minh; Gió không thổi qua cánh quạt khô - JJ Hải)… Ngôn ngữ mà họ dùng để bộc lộ giọng điệu cũng khác biệt với ngôn ngữ của các nhà văn đàn anh. Đó là ngôn ngữ thời đại mà họ đang sống như ngôn ngữ chát, blog; ngôn ngữ mang tính thời sự, báo chí; ngôn ngữ pha tạp… Chính sự khác biệt trong cái khuôn chung của văn học thời bình đã tạo nên tính đa dạng của văn học đương đại Việt Nam.

Tiểu kết: Trong văn học sau 1975, chủ thể trần thuật không còn giữ vai trò “nhạc trưởng” hướng đạo cho nhân vật và người đọc. Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật khiến người nghệ sĩ “giác ngộ” ra “tính chủ quan” của mình trong phản ánh hiện thực. Hiện thực cần phải được nghiên cứu từ nhiều phía và ý thức đối thoại tranh biện xuất hiện. Điểm nhìn đánh giá đời sống từ nhiều chiều đã mở ra khả năng tiếp cận, nghiên cứu, khám phá hiện thực ở cả bề rộng và bề sâu. Sự di chuyển linh hoạt điểm nhìn đã phá vỡ tính đơn giọng trong văn học trước đây. Biện pháp gia tăng các điểm nhìn trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng không chỉ mở rộng hướng nhìn mà còn làm phong phú thêm các giọng điệu trần thuật. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca cất lên trước vẻ đẹp con người, vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Giọng điệu trào lộng, mỉa mai bộc lộ thái độ bất bình với cái ác, cái xấu và mang màu sắc tự trào khi các nhà văn soi chiếu lại chính mình trong nhịp sống mới. Giọng điệu xót xa, thương cảm thể hiện sự sẻ chia những đớn đau của thân phận bất hạnh và chua chát trước những thói đời đen bạc. Giọng điệu trầm tư, triết lí là sự trải nghiệm của các nhà văn trên hành trình sống và viết. Tuy nhiên, mỗi nhà văn đều tạo cho mình giọng điệu mang phong cách riêng. Nếu trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chủ âm vẫn là giọng điệu triết lý thâm trầm thì trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, giọng điệu chủ âm là giọng tranh biện, đối thoại thể hiện sự trải nghiệm cá nhân và Ma Văn Kháng lại là giọng ngợi ca mang đậm màu sắc trữ tình, mượt mà, duyên dáng thể hiện sự đắm say của trái tim nồng hậu. Chính đặc điểm phong cách đó đôi khi “gợn” trong lòng người đọc


cảm giác “chơi chữ” trên trang viết của Nguyễn Minh Châu, sự kể lể, dài dòng trong trang văn của Nguyễn Khải và sự lặp lại mình trong các sáng tác của Ma Văn Kháng. Màu sắc chủ quan trong giọng điệu của các nhà văn đôi khi vẫn lộ rò khi sử dụng những trữ tình ngoại đề.

Sự đổi mới về giọng điệu trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nói riêng vừa là hệ quả vừa là "tác nhân" của sự vận động và đổi mới trong tư duy nghệ thuật. Điểm đặc biệt, sự kết hợp nhiều giọng điệu đã tạo ra những văn bản đa thanh, đa nghĩa. Vì thế đối thoại, tranh biện giữa nhà văn - người đọc - nhân vật trở nên sinh động hơn, bình đẳng, dân chủ hơn. Và sự đối chứng, đối thoại đó không bao giờ đi đến lời “phúc đáp” cuối cùng. Nó chỉ là sự gợi mở, đặt vấn đề cho nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Vì thế, nó luôn mời gọi và thách thức “sự tò mò” của các thế hệ bạn đọc trong đời sống văn nghệ hôm nay. Tuy nhiên, họ không thể tránh khỏi những “giới hạn thế hệ” thể hiện ở việc tiếp cận ngôn ngữ mới của thời đại, thể hiện nhịp sống, tâm tư tình cảm của giới trẻ, những thể nghiệm mới về hình thức thể loại… Nhưng họ là đại diện cho thế hệ "mở đường" của nền văn học Việt Nam sau 1975 với vai trò vô cùng quan trọng - vai trò tạo "nền tảng" cho những cách tân, đổi mới của các thế hệ sau.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí