Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 14


Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng đã vận dụng khéo léo và đạt hiệu quả nghệ thuật hình thức tự sự này. Điểm nhìn trần thuật di động tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện. Vì thế, những trang văn đã đồng hiện những trang đời. Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày, lối kể chuyện từ NT1 theo ĐNĐaT cũng có những hạn chế nhất định, dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của nhân vật. Tuy nhiên, những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng không bó hẹp tầm nhìn, chúng đã vượt lên những hạn chế thông thường của hình thức trần thuật này.

Tiểu kết:

Khảo sát, tìm hiểu về ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy, kể theo NT3, các tác giả kể theo ba điểm nhìn: ĐNBN, ĐNBT, ĐNPH. Người kể chuyện trong những truyện này giấu mình để kể lại toàn bộ câu chuyện mà mình chứng kiến. Ở những truyện tự sự NT3 theo ĐNBN là những câu chuyện đời thường với những con người của cuộc sống thường nhật, nhân vật thiên về những biểu hiện bên ngoài, ít nghĩ ngợi, suy tư. Trong ba nhà văn, Ma Văn Kháng là người sử dụng lối kể này nhiều hơn cả. Với hình thức tự sự như vậy, người viết đã tạo ra khoảng trống để người đọc đồng sáng tạo. Tuy nhiên, giới hạn trong lối kể chuyện của Ma Văn Kháng đôi khi mang lại cho người đọc cảm giác “quen thuộc”, kể cả những sáng tác sau này. Vì thế, đọc Ma Văn Kháng, độc giả nhận thấy một sự “ổn định” về phong cách. Lối tự sự NT3 theo ĐNBT lại khác, NKC nương theo điểm nhìn của nhân vật để kể. Vì thế, NKC ở một vị trí rất gần và ít di động. Thế giới bên trong nhân vật được được bộc lộ sâu sắc, NKC thiên về biểu hiện tư tưởng. Kết hợp ĐNBN và ĐNBT là lối trần thuật theo ĐNPH. Các tác phẩm tự sự ở hình thức này có điểm nhìn luôn di động. Tính di động thể hiện ở sự thay đổi vị trí quan sát hoặc vị trí được quan sát. Trần thuật ở NT3 có sự kế thừa lối kể chuyện truyền thống và có những cách tân để phù hợp với nhu cầu đổi mới của văn học đương đại.

Lối trần thuật ở NT1 với NKC xưng “tôi” bao gồm hai điểm nhìn: ĐNĐT và ĐNĐaT. Ở ĐNĐT chỉ có một cái “tôi” duy nhất đảm nhận vai trò kể chuyện. Anh ta


có thể kể câu chuyện của mình hoặc câu chuyện mình chứng kiến. Ở ĐNĐaT có sự phối hợp nhiều cái “tôi” trần thuật: cái “tôi” với vai trò người dẫn chuyện, chứng kiến câu chuyện hay tham gia vào tiến trình phát triển của truyện; người tham gia ở mức độ sâu; người kể lại câu chuyện có liên quan đến mình hay đến một người nào khác… Nhưng cho dù với dáng vẻ, vai trò nào thì NKC bao giờ cũng là nhân vật hiện hữu, cụ thể, xác định kể về những chuyện xảy ra trong quá khứ. Đặc biệt, NKC ở NT1 trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng hầu hết là trí thức, họ luôn có mối quan hệ gần gũi với nhân vật và tác giả. Và vì vậy, cái “tôi” ấy luôn là cái “tôi” mang tính đối thoại, tranh biện. Điều này bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm, tư duy về thể loại và đó cũng là cơ sở của sự xuất hiện nhiều giọng điệu trần thuật trong văn học sau 1975.


CHƯƠNG 4

GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


Giọng điệu là yếu tố quan trọng của cấu trúc tự sự. Đó là một “hiện tượng nghệ thuật”, biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế, thị hiếu thẩm mĩ của chủ thể trần thuật. Vì thế, giọng điệu quy định cách thức tổ chức lời văn trần thuật và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ dẫn đến sự đa dạng hoá giọng điệu trần thuật. Trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, giọng điệu được thể hiện phong phú với các sắc thái thẩm mĩ: khẳng định, ngợi ca; trào lộng, châm biếm; trầm tư, triết lí; xót xa, thương cảm. Điều đặc biệt, các sắc thái giọng điệu này đan xen, hoà lẫn trong từng tác phẩm, trong toàn bộ sáng tác của mỗi tác giả giao hưởng trong một môi trường giọng.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 14

4.1. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca

Ba mươi năm chiến tranh là thời đại “ra ngò gặp anh hùng”. Chịu sự chi phối của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, văn học Việt Nam giai đoạn này đều có chung một giọng điệu chủ đạo là khẳng định, ngợi ca với tinh thần lạc quan, tin tưởng. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng cũng nằm trong dòng chảy ấy. Song, sắc thái giọng ngợi ca ở giai đoạn sau 1975 đã nhạt dần chất sử thi cùng âm hưởng hào sảng. Với niềm tin thiết tha, với tâm lí “dưỡng thiện”, họ luôn trăn trở, tìm tòi để khám phá vẻ đẹp từ con người và cuộc đời. Bằng giọng điệu khẳng định, ngợi ca, nhà văn đã hướng người đọc đến những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng được thể hiện phong phú, đa dạng. Mỗi nhà văn một “tạng” riêng nhưng giọng điệu ấy đều được cất lên từ tình yêu sâu nặng với cuộc đời, từ trái tim nhân hậu “nhìn” ra vẻ đẹp của con người, cuộc đời trong bộn bề lo toan, từ niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, đất nước và những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc…


Trước vẻ đẹp cuả con người, các nhà văn luôn thể hiện tình cảm trân trọng bằng giọng điệu khẳng định, ngợi ca. Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, ta thường được chiêm ngưỡng những bức chân dung hài hòa với giọng điệu ngợi ca. Ở Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp khả ái, đầy sức quyến rũ của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành); vẻ đẹp từ “co” đến khuôn mặt, nhất là cái cổ thật “đáng giá nghìn vàng” của cô bí thư huyện đoàn (Cơn giông); vẻ đẹp đằm thắm của Phấn (Hương và Phai); Liên (Bến quê); Thai (Cỏ lau); vẻ đẹp hoạt bát của mụ Huệ (Khách ở quê ra); vẻ đẹp lanh lợi, khoẻ mạnh của cô con gái người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa); vẻ hào hoa, lịch thiệp của Dũng (Phiên chợ Giát)… Đọc truyện ngắn Nguyễn Khải, ta cũng bắt gặp vẻ đẹp rắn rỏi của ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười); vẻ đẹp lãng tử của nhân vật Sinh (Lãng tử); vẻ đẹp đậm đà, đằm thắm của Quê (Chuyện tình của mỗi người), chị Mai (Chị Mai), Cô Hiền (Một người Hà Nội); vẻ đẹp đầy sức sống của nữ nghệ sĩ Xuân Nội (Đàn ông), vợ Nghinh (Một bàn tay và chín bàn tay), vợ Sinh (Lãng tử)… Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng, người đọc trầm trồ trước vẻ đẹp cường tráng của những chàng trai miền núi với vóc dáng mang hơi thở của núi rừng hùng vĩ như chàng trai Giàng Tả (Giàng Tả - Kẻ lang thang), Tráng Vần Đa (Hoa Gạo đỏ); vẻ đẹp ngồn ngộn đầy sức sống của Seo Ly (Seo Ly - Kẻ khuấy động tình trường); vẻ đẹp hấp dẫn, quyến rũ của Duyên (Mẹ và Con), Xuân (Một chốn nương thân), Quý (Chọn chồng), Nhiên (Nhiên! Nghệ sĩ múa), Chị Thiên (Chị Thiên của tôi), Thoa (Một chiều dông gió), ông Thại (Tóc Huyền màu bạc trắng), Anh Khóa (Anh thợ chữa khóa), Thụy (Trái chín mùa thu)… Nhìn một cách tổng quát, ca ngợi vẻ đẹp hình thể, các nhà văn thường dành sự ưu ái cho người phụ nữ. Điều đó là lẽ tự nhiên bởi phụ nữ là một nửa thế giới, là đại diện của cái đẹp, là khởi nguồn của mọi khát khao, rung động.

Cùng ngợi ca người phụ nữ nhưng mỗi nhà văn lại có cách khắc họa khác nhau. Nguyễn Minh Châu thiên về miêu tả cái duyên ngầm thể hiện trong ánh mắt và dáng người: “Thiếu nữ mảnh dẻ trong tấm áo cánh màu tím nhạt. Lại một cặp mắt như cặp mắt của đứa trẻ lên năm” (Chiếc thuyền ngoài xa); “Cái dáng uyển


chuyển đầy quyến rũ của một thân hình phụ nữ”; “Tấm thân người đàn bà không những trẻ trung mà còn toát ra một vẻ đẹp cao quý, đầy sức quyến rũ”, cặp mắt “trầm tĩnh” của “anh ấy” (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành); “khuôn mặt và dáng dấp như một nữ sinh” của Hân (Cơn Giông); dáng “mảnh mai như chiếc lạt”; “vành mi đen khép lại thanh thản đổ bóng xuống cái bầu má đầy đặn rám nắng” của Thai (Cỏ Lau)… Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, tấm thân người phụ nữ là sự chắt chiu bao tinh tú của đất trời, bao nhọc nhằn, đa đoan của cuộc đời. Phải vậy chăng mà hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều có chung một một vẻ đẹp thầm lặng mà bền vững, tận tụy mà thiết tha. Nguyễn Khải lại khác, ông dường như tập trung miêu tả các chi tiết của ngoại hình như khuôn mặt, ánh mắt, dáng người, hàm răng… Trong đó đặc biệt nhà văn chú ý đến chi tiết “khuôn mặt” và “hàm răng”: Quê (Chuyện tình của mỗi người) có “gương mặt đẹp, nước da trắng, hàm răng đen, đều và nhỏ như hạt na”; nghệ sĩ Xuân Nội (Đàn ông) lại hiện lên với vẻ đẹp rất đàn bà “cặp mắt dài, hàm răng hơi hô nhưng đều và tròn”, vợ Nghinh (Một bàn tay và chín bàn tay) được miêu tả đầy thiện cảm với “hàm răng vẫn còn nòn nà như còn con gái, hai mắt thật dài vẫn đẹp, tóc vẫn đen chẳng có sợi bạc nào”; bà T trong Một chiều mùa đông sở hữu “một gương mặt đẹp đến choáng ngợp, uy hiếp, chinh phục”; Chị Mai trong truyện ngắn cùng tên mang cái “nhan sắc đặc tiểu thương Hà Nội”, “mặt tròn, mắt dài, hàm răng nhuộm đen nhỏ và đều, cười nói dịu dàng, duyên dáng”… Sự chú ý của Nguyễn Khải vào chi tiết gương mặt hàm răng đã thâu tóm được thần thái của nhân vật. Hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải đều mang vẻ đằm thắm - hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Còn Ma Văn Kháng lại đặc biệt ưu ái và thể hiện cảm hứng trân trọng, ngợi ca ở "thiên tính nữ" với vẻ đẹp phồn thực, đầy chất sinh tỏa, với sức sống mãnh liệt và sức thu hút kỳ lạ. Vẻ đẹp đó là sự hào phóng của tạo hóa ban tặng cho cuộc đời. Vì thế, nhân vật nữ hiện lên với tất cả những đường nét gợi vẻ đẹp giới tính: Quý (Chọn chồng) được miêu tả với vẻ đẹp “mẩy mang”, đầy nữ tính “mặt tròn phính, mắt đen, sáng rỡ, cằm chẻ, ngực bụ, vai hẹp, hông nở, chân cao”, Hoan (Ngoại thành) hiện lên


với vẻ đẹp đầy đặn “hai bầu ngực nở bồng, hun hút một vùng sâu thẳm”. Đó là vẻ đẹp quyến rũ của Nhiên (Nhiên, nghệ sỹ múa) với “những số đo lý tưởng, biểu hiện giới tính rực rỡ, nhất là vòng ngực, bờ vai, vùng eo hông. Chân dài và thẳng nuột. Đôi mắt hai mí đen láy, gò mũi cao…”. Đó còn là vẻ đẹp của nhân vật chị Thiên (Chị Thiên của tôi) với “eo thon, ngực nở, vai tròn, kín đáo, ý nhị, kìm nén mà vẫn cứ rừng rực gợi tình”… Hầu hết, các nhân vật nữ của Ma Văn Kháng đều được xây dựng từ góc nhìn giới tính. Nhà văn đã phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn của cuộc đời với ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhất. Dù cuộc đời có trầm luân, dù mỗi số phận có đa đoan nhưng những vẻ đẹp ấy vẫn là hiện thân, tinh hoa của tạo hóa, đất trời, là sức sống bất diệt vượt thời gian.

Nếu trước 1975, với cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi, nhà văn thể hiện vẻ đẹp con người chủ yếu ở phương diện đạo đức cách mạng, đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng thì trong những sáng tác sau 1975, các tác giả lại phát hiện những vẻ đẹp ở bề sâu tâm hồn. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca cất lên trước vẻ đẹp của lòng nhân ái, đức hy sinh; nghị lực sống với khát vọng đổi thay; vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ, tài hoa; lòng chung thủy khát khao hướng tới tình yêu trọn vẹn; lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm… Trước hết, ta bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng giọng điệu ngợi ca những con người giàu lòng nhân ái và đức hy sinh. Tình yêu thương cao cả mà Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu) dành cho những người đồng đội chính là động lực để chị “đáp con tàu mộng du lang thang” đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Ở tác phẩm này, giọng ngợi ca mang sắc thái ngẫm ngợi, trầm lắng để rồi đằng sau đó, người đọc thấy một Nguyễn Minh Châu lặng lẽ dòi theo và kiếm tìm, kiếm tìm ánh sáng của cái thiện để nâng niu, trân trọng. Đó là tình yêu thương giữa ông và cháu trong truyện ngắn Ông cháu của Nguyễn Khải. Điều đáng trân quý là những người giàu lòng yêu thương sẽ dễ dàng vị tha, thậm chí với cả những kẻ đã gây bao đau khổ cho mình như Thăng (Cơn Giông - Nguyễn Minh Châu), chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé - con người - Ma Văn Kháng), Quê (Chuyện tình của mỗi người - Nguyễn Khải)…


Dường như trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, lòng nhân ái, đức hy sinh được ngợi ca thường thể hiện qua những nhân vật phụ nữ. Ở họ, cái đẹp được tỏa ra từ vẻ nữ tính, mẫu tính. Trong chồng chất lo toan, người mẹ - người vợ luôn là những “bến quê” êm đềm nhất. Từ bà cụ Huân (Mẹ con chị Hằng) quê mùa nhẫn nhục đến bà mẹ (Mùa trái cóc ở miền Nam) đi ăn mày tình thương để chuộc tội cho đứa con tàn nhẫn; từ Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) với khát khao làm “mẹ Âu Cơ ngày xưa”; Thai (Cỏ Lau), Liên (Bến Quê) giản dị, khiêm nhường mang lại niềm tin cho cuộc đời đến người đàn bà hàng chài chịu sự hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần để đàn con có một gia đình (Chiếc thuyền ngoài xa)… đều mơ về bến đỗ bình yên. Được soi rọi từ điểm nhìn nhân bản, người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang vẻ đẹp bình dị và chân thực. Nhân vật phụ nữ của Nguyễn Khải luôn là người nhen nhóm và gìn giữ ngọn lửa yêu thương. Tấm lòng nhân hậu và đức hy sinh cao cả của vợ Toàn (Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức), Kiếm (Một bàn tay và chín bàn tay), Chị Vách (Đời khổ), người mẹ (Mẹ và các con, Mẹ và bà ngoại)… đã in những trang đời vào những trang văn để người đọc cùng cảm nhận và suy ngẫm. Với Ma Văn Kháng, giọng điệu tha thiết, yêu thương, chan chứa niềm tin yêu ấy thường hướng đến những tâm hồn bình dị như nhân vật người mẹ (Mẹ và các con, Bến bờ), bà cụ Mạ (Người giúp việc), chị Thảo (Heo may gió lộng)…

Các nhà văn của chúng ta còn ngợi ca những con người giàu nghị lực sống và khát vọng đổi thay. Nguyễn Minh Châu đã lắng nghe và thấu hiểu “mạch ngầm” suy tư của người dân nghèo. Lão Khúng trong liên truyện Khách ở quê ra Phiên chợ Giát đã cho chúng ta thấy toàn diện chiều sâu tâm hồn và nhân cách của người nông dân. Họ phải vất vả, vật lộn để giành giật quyền sống. Hình ảnh lão Khúng khiến ta liên tưởng đến những cuộc “khai thiên lập địa” của người nông dân. Giọng điệu ngợi ca ẩn sau những câu chữ khi nhà văn viết về Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành); người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)… Nếu giọng điệu ngợi ca của Nguyễn Minh Châu trầm tĩnh trong sự chiêm nghiệm về con người và cuộc đời thì Nguyễn Khải lại thiên về


giọng điệu khẳng định những giá trị của cuộc sống bằng một thái độ nghiên cứu, phân tích nghiêm túc. Dưới ngòi bút của ông, cuộc đời hiện ra với tất cả cái mộc mạc, thô nhám, xù xì của nó - một hiện thực đầy gai góc. Vì thế, nhân vật của Nguyễn Khải dường như không bị lý tưởng hóa mà gần với cuộc đời, ở ngay giữa dòng đời với nghị lực sống phi thường như ông thư ký trong Hai ông già ở Đồng Tháp Mười ; chị Vách trong Đời khổ ; vợ ch ồng Toàn trong Cặ p vợ chồ ng ở chân động Từ Thức ; các nhân vậ t Kiế m , Nghinh trong Mộ t bà n tay và chí n bàn tay ; nhân vậ t bà ngoạ i trong Mẹ và bà ngoại ; các nhân vậ t ô ng và chá u trong Ông chá u ; nghệ sĩ Xuân Nộ i trong Đà n ông ; Chị Mai trong truyện ngắn cùng tên ... Mỗ i ngườ i mộ t cả nh số ng nhưng họ đề u biế t vươn lên vớ i niề m tin và khát khao một sự đổi thay mạnh mẽ . Họ đẹp trong gian khổ và hy sinh . Cũng giống như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng luôn trăn trở, tìm tòi để khám phá cái đẹp từ con người và cuộc đời. Họ nghị lực và giàu khát vọng như nhân vật chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé - con người), ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng) và vợ chồng Hoan (Ngoại thành)… Họ là những con người biết sống vì người khác và ước mơ về sự đổi thay. Họ sống không phải để “tan biến đi như một hạt cát vô danh” mà để in lại dấu ấn trong cuộc đời.

Bằng giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong các trang viết, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng còn thể hiện sự ngưỡng mộ những con người có vẻ đẹp nghệ sỹ, tài hoa. Nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) đã phát hiện ra một khung cảnh “trời cho”. Vẻ đẹp ấy hướng con người đến cái đẹp để có thể quên đi những phiền não, mặn mòi, đắng chát của cuộc sống đời thường. Chiều sâu của bức tranh chiếc thuyền ngoài xa, chiều sâu tâm hồn của người nghệ sĩ hướng đến chính là vẻ đẹp của con người. Cùng sự ngợi ca ấy, nhà văn Nguyễn Khải đã phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ như “sắc hương” vút lên từ hiện thực đầy gai góc, thô nhám, xù xì (nhân vậ t Sinh - Lãng tử). Ma Văn Kháng ca ngợi vẻ đẹp tài hoa qua các nhân vật thầy Khiển (truyện ngắn cùng tên); ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng); anh thợ chữa khóa (Anh thợ chữa khóa). Chính những vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ đã tạo nên chất thơ cho cuộc đời vốn đầy rẫy bon chen, phiền muộn này.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí