cuộc mưu sinh; sự tồn tại của con người và ý nghĩa đích thực của cuộc sống... Nguyễn Minh Châu còn lý giải về sự thành bại của người nghệ sỹ: “Tôi nghĩ rằng, với những tay nhiếp ảnh nghệ thuật, nếu không có thêm sự sắp đặt tài tình của ngẫu nhiên thì với tài ba đến bao nhiêu, anh cũng chỉ thu được những tấm ảnh vô hồn” [33, tr. 333]. Hay đôi khi lại là tuyên ngôn hùng hồn: “Bản thân cái đẹp cũng chính là đạo đức” [33, tr. 333]. Trong truyện ngắnBức tranh, bằng trải nghiệm qua thành công của mình, nhân vật người hoạ sỹ đã rút ra một điều: “Thành công của nghệ thuật có đôi lúc là một cái gì đó rất cầu ơ” [33, tr. 164]. Bởi lẽ, người hoạ sỹ đã vẽ rất nhiều, nhưng chỉ có bức ký hoạ vội vàng trong buổi sáng ở rừng mới vượt qua được quy luật đào thải của thời gian và còn lại mãi như một cái “đinh” trong sự nghiệp sáng tác của anh. Người nghệ sỹ luôn hiểu đặc thù công việc của mình: “Nghề của tôi là cứ phải đi hóng chuyện thiên hạ” [33, tr. 165].
Giống như Nguyễn Minh Châu , Nguyễ n Khả i đế n vớ i văn chương bằ ng c ả cuộ c đờ i mì nh . Nhữ ng triế t lý về văn chương ngh ệ thuật và vai trò người nghệ sĩ đượ c thể hiệ n khá rõ . Trong truyệ n ngắ n Phía khuất mặt người , mượ n lờ i nhà văn Hạnh, Nguyễ n Khả i đưa ra nhữ ng giả đị nh : “Văn chương là cá i thế giớ i mộ ng mơ của con người, là một đặc quyền thiêng liêng của riêng con người ” [98, tr. 456]. Ý thức điều đó nên ông cũng tự nhận diện được cái “tạng” của mình : “Văn tôi thì khác người ra kẻ vào ồn ào , nói năng băm bổ , chò vào mặt nhau mà nói , mà lý sự , đã lý sự thì người đọc không kịp thở , không kị p cã i , phải sau đó mới thấy còn nhiề u chuyệ n phả i bà n , phải cãi” [98, tr. 455]. Với Nguyễn Khải, cái giá của nghề văn, của người làm văn chươn g trướ c cơn bã o tá p củ a sự đổ i thay giố ng như “ anh hùng bĩ vận ”: “Ôi trờ i ! Chẳ ng nhẽ cá i giá củ a nhà văn lạ i hơn mộ t giá m đố c ? Ngườ i ta chỉ thấ y cá c nhà văn chạ y quanh ông giá m đ ốc chứ chưa từ ng thấ y cá c ông giá m đố c chạ y quanh nhà văn bao giờ ” [98, tr. 276]; “Chỉ có thể so sánh anh nhà văn hiện nay với người dân làm cói ở xã N mà thôi . Lẫ m liệ t mộ t thờ i mà bây giờ thì ... tộ i nghiệ p quá !” [98, tr. 279]. Ngườ i là m văn chương có thể đi qua vậ n bĩ mà không nản lòng , vẫn giữ đượ c cá i né t riêng , phong thá i riêng củ a mì nh mớ i là điề u đá ng trân quý. Dòng thời gian sẽ “gạn đục khơi trong” mọi giá trị chân chính.
Những triết lý về giá trị của văn chương và sứ mệnh của người cầm bút cũng được Ma Văn Kháng chiêm nghiệm, triết lí một cách giàu sức thuyết phục bằng cái nhìn đa chiều. Nhiệm vụ của văn chương là phải đi sâu, khám phá tất cả những đa đoan, đa sự của con người và cuộc đời bởi: “Văn chương là việc đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật” [103, tr. 442]. Văn chương phải đào sâu, tìm hiểu “con người ở bên trong con người” để giúp người đọc nhận thức đúng bản chất của đời sống. Ở truyện ngắn Bát ngát trời xanh, từ hình ảnh con chim cu gáy có giọng thổ mổ tứ khi bị nhốt trong chiếc lồng chật hẹp thì hót âm thanh não nùng, thống thiết làm mê mẩn hồn người còn khi sang chiếc lồng to rộng thì lại biến thành chú “chim câm”, tác giả đã rút ra chân lí: “Nghệ sĩ một khi được sống trong nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng hơn đồng loại thì còn gì là cảm hứng sáng tạo nữa”. Đó là chân lý rút ra từ chính quá trình lao động nghệ thuật của tác giả. Trước Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nam Cao đã từng có những triết lí rất sâu sắc về văn chương và vai trò của người nghệ sĩ qua những tác phẩm như Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt… Tuy nhiên, những triết lí của Nam Cao thường được phát biểu trực tiếp trong các sáng tác (kiểu truyện ngắn luận đề) như những tuyên ngôn về nghệ thuật mang tính phổ quát, chân lí tuyệt đối.
Không chỉ triết lý về nghệ thuật và vai trò của người nghệ sỹ, các nhà văn còn triết lí về cuộc đời và con người. Nguyễn Minh Châu triết lý một cách giản dị mà sâu sắc. Ở truyện Đứa ăn cắp, trước lối sống a dua, ghen ăn tức ở nhà văn đã phải thốt lên: “Đôi lúc con người ta trở nên tàn ác một cách hồn nhiên” [33, tr. 254]. Với triết lý đơn giản này, tác giả đã đánh thức suy nghĩ của người đọc về câu hỏi: “Thế nào là một người tốt?”. Ranh giới giữa tốt - xấu, giữa nhân hậu - tàn nhẫn thật mong manh. Nhà văn như muốn nhắn nhủ chúng ta hãy sưởi ấm trái tim nồng hậu, trắc ẩn của mình để cuộc đời này ấm áp hơn, bởi lẽ: “Trong tất cả sự mất mát thì mất mát một con người là không có gì bù đắp được, không sao lấy lại được” [33, tr. 160]. Nhà văn cũng phát hiện khả năng của con người trước cuộc sống là hữu hạn, có những giới hạn mà ta không thể vượt qua. Chính những phút yếu lòng đã làm con
người đi “lầm đường”, rồi để tuột khỏi tay mình những điều quý giá: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” (Bến quê). Là con người hiền lành, nhút nhát, giàu yêu thương và nặng tình với cuộc đời, Nguyễn Minh Châu không “đao to búa lớn”, ông phát hiện và khái quát thành chân lý giản đơn. Ở truyện Mẹ con chị Hằng, mượn lời bà cụ Huân, nhà văn đã nói hộ cho biết bao tấm lòng ngưòi mẹ. Bà cụ Huân cũng như những người mẹ khác đều hy sinh hết thảy vì con, không kỳ vọng đáp trả: “Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái” [33, tr. 249]. Cái triết lý tưởng như giản đơn mà lại vô cùng thấm thía. Như đã nói, Nguyễn Minh Châu luôn dành riêng tình cảm ưu ái đối với nhân vật nữ. Triết lý và suy ngẫm về “thiên tính nữ” do đó có chiều sâu và ám ảnh hơn nhiều. Điều này được thể hiện qua chính những trải nghiệm của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành): “Tình thương người bẩm sinh của nữ giới - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi” [33, tr. 184]. Nhà văn đã khẳng định, đề cao vẻ đẹp “thiên tính nữ” của nhân vật, nhất là những con người trong vai trò “tạo ra con người”, là người mẹ, người vợ, người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn cao quý.
Nếu triết lí của Nguyễn Minh Châu đậm màu sắc suy tư thì triết lí của Nguyễn Khải lại thể hiện một cái nhìn sắc sảo về hiện thực. Giọng điệu tr ầm tư, triế t lý đã hình thành ở Nguyễn Khải từ rất sớm . Sau 1975, nhữ ng triế t lý củ a ông thể hiệ n sự chiêm nghiệ m về nhiề u vấ n đề c ủa đời sống và con người . Ông không là m ngườ i đọ c đắ m chì m trong cả m xú c mà chú ý vào việc “đá nh thứ c trí tuệ củ a họ ” . Tác phẩ m củ a ông phả i là “liề u thuố c giả i mê” cho ngườ i đọ c . Vì thế , mỗ i tá c phẩ m thườ ng chứ a đự ng nhiề u vấn đề triế t lý nhân sinh. Nhữ ng triế t lý giản dị được rút ra từ chí nh cuộ c số ng củ a chú ng ta nên nó gầ n gũi , dễ hiể u mà vẫ n rấ t sâu sắ c : “Chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nẩy nở những cái mầm yêu thương đ ang bị thui héo ở đâu đó” [33, tr. 181]. Nế p nghĩ quen thuộ c khiến con người không thoát được lối mòn: “Thì ra lấy con ông địa chủ để được hầu vẫn cứ vinh hạnh hơn là lấy con ông nông dân để đượ c bì nh đẳ ng ” [98, tr. 206]. Nhữ ng quy luậ t cuộ c đờ i , nhữ ng lẽ số ng cũ ng đượ c nhà văn đú c rú t mộ t cá ch rấ t tự nhiên : “Nhữ ng ngườ i quá già u lò ng
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 15
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 16
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 17
- Sự Kết Hợp, Đan Xen Nhiều Giọng Điệu
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 20
- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 21
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
tự trọ ng , lại có tính hay xấu hổ là số ng gian truân lắ m ” (Cặ p vợ chồ ng ở chân độ ng Từ Thứ c ); “Ngườ i không á c , không tà n nhẫ n , không vô ơn thì không thể thắ ng cuộ c đượ c ” (Số ng giữ a đá m đông ); nhữ ng thó i đờ i đen bạ c , nghiệ t ngã : “Thói thường ai cũng thích làm bạn với người sang , ngườ i mạ nh chứ ai thí ch đá nh bạn với kẻ hèn kẻ yếu ” (Số ng giữ a đá m đông ). Nhà văn còn chỉ ra căn nguyên nhữ ng nỗ i khổ củ a ngườ i đà n bà : “Ngườ i vợ tì nh nguyệ n là m nô lệ thì anh chồ ng nghiễ m nhiên thà n h nhà độ c tà i , dám nói năng , xử sự tù y tiệ n , thô lỗ , không cò n e sợ gì cả ” (Mẹ và bà ngoại). Trong cá i vò ng quay nghiệ t ngã củ a thờ i cuộ c , Nguyễ n Khải còn chiêm nghiệm về sức mạnh vạn năng của đồng tiền : “Xem ra đồ ng tiề n khiế n ngườ i gọ n hơn , nhanh hơn , đượ c việ c hơn là dù ng tì nh khiế n ngườ i ” [98, tr. 302]. Đồng tiề n có sứ c mạ nh xoay chuyể n tình thế, có khi thay đổ i cả vậ n mệ nh. Trở về quỹ đạo của cuộc sống thời bình , khi vấ n đề giả i phó ng dân tộ c , đấ u tranh chố ng kẻ thù đã không phả i là mố i quan tâm duy nhấ t củ a con ngườ i nữ a thì hàng loạt những nhu cầu về ăn, ở, đi, lại, vui chơi, giải trí được con ngườ i quan tâm: “Đã có nhiề u ngườ i thí ch vui để tiêu tiề n lậ p tứ c sẽ có nhiề u ngườ i bà y trò để kiế m tiề n” [158, tr. 321]. Và vì thế , đồ ng tiề n cà ng ngày càng được trọng vọng . Nhà văn còn chiêm nghiệm về sự không trùng khít số phận cá nhân và số phận cộng đồng: “Trong cuộ c đổ i thay số phậ n củ a nhiề u cá nhân sẽ rấ t bi thả m , nhưng số phậ n củ a cộ ng đồ ng thờ i sau bao giờ cũ ng lớ n hơn thời trướ c.” [98, tr. 217].
Cũng giống như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã đưa ra những triết lý về sự sống và cái chết, về sự hữu hạn của con người trước dòng chảy của thời gian: “Cái chết là bất khả kháng”, “Con người ai cũng như ai, từ bậc đế vương đến tên đánh giậm, gã mã phu, chỉ được sống có mỗi lần, và chỉ một lần mà thôi”, “Cái chết nằm ngay ở bản thân mình” (Móng vuốt thời gian). Sự sống của con người chỉ là cái hữu hạn trong cái vô hạn của thời gian và sự tuần hoàn của tạo hoá. Ma Văn Kháng muốn thể hiện con người trong mối quan hệ đa chiều, đa diện với cuộc sống, xã hội: “Con người dẫu khôn ngoan đến đâu vẫn có thể mắc sai lầm” (Thím Hoóng). Tình thương sẽ làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn và “con người chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” mà thôi. Điều quan
trọng là con người cần tin vào cuộc sống, tin vào sức mạnh bản năng bởi “nơi sa mạc vẫn còn có hoa nở”; “Cuộc sống mang bản chất hào phóng nên ở nơi kiệt cùng khổ đau vẫn có sự sống sinh sôi” (Người bị ruồng bỏ). Giọng điệu trầm tư, triết lý còn được thể hiện sâu sắc và thấm thía khi tác giả biện giải về sự sống và cái chết của con người. Ma Văn Kháng quan niệm sâu sắc về ý nghĩa của sự sống, sự tồn tại và cái chết. Một sự sống có ý nghĩa có thể bất chấp thời gian để trở thành giá trị vĩnh hằng ngay cả khi con người không còn tồn tại trên còi đời này. Một cuộc đời vô nghĩa mới chỉ là tồn tại, là “cái chết mòn về tinh thần” mà thôi. Những triết lý này được diễn đạt bằng nhiều cách qua những nhân vật khác nhau trong truyện ngắn Thanh minh trời trong sáng. Vợ và con của người lính đã tử trận mong muốn chồng và cha mình đang sống ở thế giới bên kia nên có một niềm tin đẹp đẽ: “Chết là sống ở một thế giới khác”. Với Hoan, ông giáo nhiều chữ nghĩa thì cho rằng: “Chết là một phát minh vĩ đại của tự nhiên, vì không có chết thì không có sự sống” [103, tr. 475]. Và Chương, người lính từng xông pha nơi trận mạc thì quan niệm chết là “những chuyến xe không có khứ hồi”... Ma Văn Kháng còn khơi gợi người đọc nhìn sâu vào bản chất của những hiện tượng đời sống. Chẳng hạn như việc nhân vật bà cụ Mạ (Người giúp việc), mặc dù bị nhục mạ, bêu riếu tàn tệ mà vẫn nhẫn nhịn trong phận tôi đòi, vẫn cung cúc chu đáo không hề giảm sút nhiệt tình với “chức trách” khiến nhà văn suy ngẫm: “Hoá ra con người ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc và nhịn cả nhục nữa” [33, tr. 349]. Nhà văn đã chỉ ra thói quen cố hữu là nguyên nhân cho những bi kịch của con người. Bởi lẽ “tên nô lệ sinh ra kẻ độc tài”. Trong xã hội này còn biết bao con người đang tồn tại cùng với nỗi đau khổ do chính mình tạo ra như thế.
Tuy cùng chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời nhưng mỗi nhà văn lại có cách bày tỏ khác nhau. Giọng điệu trầm tư, triết lý trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu hình thành từ những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Những ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa không tham gia vào cốt truyện và hành động nhân vật nhưng nó giãi bày được nhiều suy nghĩ của tác giả, tạo cho tác phẩm chiều sâu trí tuệ: sắc tím đậm hơn của những bông hoa bằng lăng cuối mùa và “những tảng đất đổ oà vào giấc
ngủ”; “Bờ sông bên này sạt lở” (Bến quê); hòn vọng phu (Cỏ lau); đôi bàn tay dấp dính mồ hôi (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)… Hầu hết, mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều xuất hiện hình ảnh biểu tượng. Giải mã những biểu tượng nghệ thuật ấy, người đọc đã chạm được tới tầng sâu tư tưởng của tác giả. Giọng điệu suy ngẫm, triết lý còn được thể hiện qua lời nửa trực tiếp và lời trữ tình ngoại đề, qua dòng ý thức và những độc thoại nội tâm (Phiên chợ Giát). Như vậy, giọng điệu suy ngẫm, triết lý như là phương tiện đắc lực để nhà văn gửi gắm những thông điệp về cuộc sống và lẽ đời qua trang viết. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là truyện ngắn luận đề.
Nếu Nguyễn Minh Châu triết lí bằng ngôn ngữ hình tượng thì Nguyễ n Khả i triết lí bằng ngôn ngữ chính luận, đan cài trong mạ ch trầ n thuậ t là nhữ ng triết lí , bình luậ n củ a NKC . Do đó lờ i kể mang tí nh tranh bi ện rò ràng: “Nhữ ng ngườ i quen ăn bá m phả i bà n chuyệ n tự kiế m số ng thì buồ n cườ i lắ m , khổ tâm lắ m , tính việc gì cũng khó, chỉ cái chết là dễ thôi ” [98, tr. 343] ; “Không phả i nhờ vả , quỵ lụy ai vì miế ng cơm manh á o là đủ để vui rồ i ” [98, tr. 344] ; “không phả i số ng nhờ là lò ng mình luôn luôn bình an , thanh thả n ” [98, tr. 345]… Có khi lời triết lý bộc bạch ngay trong lờ i thoạ i củ a nhân vậ t : “Làm thân đàn bà lúc trẻ chớ có ý dựa vào chồng quá, về già chớ ỷ dự a và o con quá . Lúc họ thương mình thì chuyện gì cũng xong , việ c gì cũ ng gậ t . Tớ i lú c họ ghé t mì nh có ngử a tay xin mộ t đồ ng đã chắ c gì họ cho chử a?” [98, tr. 345]. Có khi nó là lời nửa trực tiếp: “Theo thầ y cá i khó nhấ t củ a mọ i cái khó là tập giữ trọn được lời h ứa” [98, tr. 355], “Làm người không được quên ơn tiên tổ , làm người cũng không được quên ơn dân nước. Không có cha ông, không có thiên hạ thì là m gì cho nên ” [98, tr. 352]. Có khi lại là lời trữ tình ngoại đề : “Trở lạ i vớ i nhữ ng kỷ niệ m tứ c là trở lạ i vớ i nhữ ng gì đã vĩ nh viễ n mấ t nên bao giờ cũ ng
buồ n dẫ u sự đờ i chẳ ng có gì đá ng để phả i buồ n ” [98, tr. 661]… Nhữ ng triế t lý bình dị, hiể n nhiên như đờ i số ng nhưng lạ i chứ a đự ng chiề u sâu suy tư và sự chiêm
nghiệ m sâu sắ c . Vì thế , đọ c Nguyễ n Khả i chí nh là “nhậ p thế ” để hiể u rõ hơn căn nguyên củ a mọ i lẽ đờ i , để hiểu biện ch ứng hơn cho từ “định mệnh” . Điề u đặ c biệ t , trong sá ng tá c củ a Nguyễ n Khả i , đôi khi ta phả i tư duy theo dò ng sự kiệ n , sự việ c.
Có lẽ , đó là cá i “tạng” riêng củ a ông . Nó làm nên phong cách mộ t ngò i bút hiện thự c tỉ nh tá o - cái tỉnh táo khác với Nam Cao , thậ m chí khá c vớ i chí nh Nguyễ n Khải trước năm 1975, nó mang hơi thở của cuộc sống phồn tạp thời hậu chiến . Có thể nói, giọng điệu trầm tư , triế t lý là giọ ng điệ u chủ âm trong truyệ n ngắ n củ a Nguyễ n Khả i sau 1975. Ông coi trọng nhu cầu nhận thức và hiểu biết của con người thời đại. Vì thế, trong sáng tác, nhà văn chú trọng kiếm tìm ý nghĩa triết học cho tác phẩm và nhân vật của mình. Cách thức này mang lại cho người đọc cái nhìn sâu sắc về con người và cuộc đời. Tuy nhiên, lối triết lí bằng cách phát biểu trực tiếp qua ngôn ngữ lí luận của Nguyễn Khải đôi lúc mang lại cho trang văn cảm giác nặng nề, khô khan. Nhiều khi tính cách nhà văn lấn át tính cách nhân vật (nhân vật dù thuộc tầng lớp nào thì cũng có những trải nghiệm và suy nghĩ rất sâu sắc).
Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, giọng điệu trầm tư, triết lý được sử dụng khá nhuần nhuyễn và đạt giá trị nghệ thuật cao. Giọng văn giàu suy tưởng đã tạo nên chất trí tuệ trong những trang viết của ông. Nó giúp nhà văn thể hiện cái nhìn đa diện về cuộc sống và con người. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng thường hoà lẫn vào mạch trần thuật, đan xen trong lời NKC: “Chả có thằng đàn ông nào mà không mê gái đẹp. Chả có bậc vua chúa nào mà không dùng quyền lực chiếm đoạt gái non” [103, tr. 104]; “Con người ta, hơn nhau ở chỗ, đi qua cuộc đời này, để lại dấu hình gì đó trong cuộc đời” [103, tr. 571]… Có khi, những triết lí lại được gửi gắm qua lời nhân vật: “Cái đẹp một khi dâng hiến cho đời thì nó mang nhân tính” (Lời của Quốc trong Seo Ly - Kẻ khuấy động tình truờng); “Ai cho nhiều, người ấy giàu có” (Lời của ông Huỳnh trong Chợ hoa phiên áp tết)… Ma Văn Kháng thường mượn lời văn triết lí để dẫn người đọc vào mạch trần thuật. Trong Chọn chồng, trước khi kể về những sai lầm của Quý, nhà văn triết lí: “Ấy thế, đam mê ái tình là ngọn lửa không thể dập tắt nổi” [103, tr. 522]; Trong Trăng soi sân nhỏ, tạo nền cho mạch tự sự về nhân vật Nam với tâm trạng buồn sầu, nhà văn viết: “Thế giới như một tổng thể năng lượng không thể đo được và không bao giờ hao cạn.” [103, tr. 450]… Những triết lí trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng được phát biểu ngắn gọn, thường là ở dạng câu đơn cô
đọng, dễ lĩnh hội: “Việc thổ mộc không hộc máu cũng hộc cơm.” [103, tr. 719]; “Người đẹp họ thường khó tính” [103, tr. 715]; “Con người là một lẽ huyền nhiệm ở còi đời” [103, tr. 576]; “Cái chết là bất khả kháng” [103, tr. 596]… Nhiều khi, giọng điệu triết lí được bộc lộ bằng những lời nửa trực tiếp, những lời trữ tình ngoại đề mở ra nhiều suy tư cho người đọc và làm mới các chân lí, tạo ra nhiều trăn trở cho những trang văn. Từ đó, thức tỉnh trong ta nhiều vấn đề quan trọng của đời sống thế sự nhân sinh.
Có thể nói, giọng điệu trầm tư, triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng được thể hiện khá rò. Họ thường suy ngẫm, triết lý về vai trò của văn chương và người nghệ sỹ, về nhân tình thế thái, về cuộc đời và con người. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại điều khiển lăng kính ở “vùng thẩm mỹ” riêng của mình nên cách thể hiện giọng điệu này cũng có nhiều khác biệt. Nguyễn Minh Châu triết lí bằng ngôn ngữ hình tượng. Nguyễn Khải ưa triết lí bằng cách phát biểu trực tiếp qua ngôn ngữ lí luận. Còn Ma Văn Kháng dùng những thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ cho diễn đạt. Thế nên, giọng điệu trầm tư, triết lý của Nguyễn Minh Châu mang màu sắc thâm trầm, trữ tình; của Nguyễn Khải mang màu sắc hiện thực, tỉnh táo; của Ma Văn Kháng lại tự nhiên như cuộc đời.
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã đặt nền móng để những thế hệ sau “vững tâm” cách tân và sáng tạo. Ta cũng bắt gặp trong sáng tác của các cây bút thế hệ sau những triết lí về nhân sinh, về đời người; những khái quát về số phận, những bài học cuộc sống… Đó là sự chiêm nghiệm thấm thía của chính người viết. Âm hưởng triết lí chìm sâu trong mạch trần thuật. Giọng điệu triết lí của Nguyễn Huy Thiệp kèm sắc thái bi quan và khinh bạc, mang sắc màu “lạnh” và “tĩnh”, tạo độ “dư” cho sức cảm (Tướng về hưu, Vàng lửa…). Giọng điệu triết lí của Hồ Anh Thái hoà quyện vào các yếu tố từ hình thức đến nội dung. Nó được bộc lộ bằng một giọng văn bình tĩnh, thận trọng, từ tốn, khiêm nhường, mỗi chi tiết sự việc trong tác phẩm đều hàm chứa ý nghĩa sâu xa (Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Người Ấn, Đi khỏi thung lũng mới đến nhà, Đến muộn, Kiếp người đi qua, Thi nhân…). Giọng điệu triết lí của Y Ban được thể hiện qua sự chiêm