Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 15


Những con người thủy chung, giàu khát vọng tình yêu, hạnh phúc cũng được các nhà văn trân trọng, ngợi ca. Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu) mang trong mình “khát vọng cháy lòng của một tâm hồn quá ham hố”. Quỳ đi giữa hai bờ thực - ảo. Cái “thực” của cuộc sống bề bộn thời hậu chiến và cái “ảo” của mối tình trong dĩ vãng xa xăm. Bên cạnh vẻ đẹp của Quỳ là tình yêu thầm lặng, bền bỉ của Liên (Bến quê - Nguyễn Minh Châu); sự chờ đợi thủy chung “suốt đời chỉ có thể yêu được một người và thờ chồng có thể hóa đá” của Thai (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu); sự gìn giữ những kỷ niệm tình yêu của mụ Huệ (Khách ở quê ra - Nguyễn Minh Châu); sự chờ đợi ôm ấp trong lòng “tấm tình si thầm lặng” của Quê (Chuyện tình của mỗi người - Nguyễn Khải); là tình yêu của chị Thiên, Nhiên (Chị Thiên của tôi, Nhiên! Nghệ sỹ múa - Ma Văn Kháng)…

Các nhà văn còn thể hiện thái độ ngợi ca những con người giàu tự trọng, giàu nhân nghĩa và tinh thần trách nhiệm. Đây là vẻ đẹp truyền thống của tâm hồn Việt. Đọc tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, ta thường bắt gặp những nhân vật vì tự trọng mà ăn năn, sám hối với chính mình như Nhĩ (Bến quê), người họa sỹ (Bức tranh), bà Sư Thiện Linh (Mùa trái cóc ở miền Nam)…; vì tự trọng mà có thái độ nâng niu với loài vật như Lan (Một lần đối chứng), bác Thông (Sống mãi với cây xanh)…; vì từ trọng mà sẵn sàng chiến đấu quên mình với kẻ thù như những người lính (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Thăng (Cơn giông)… Ta nhận thấy, thấp thoáng sau những con người ấy là bóng dáng của nhà văn Nguyễn Minh Châu đầy ưu tư, trăn trở, có niềm tin bền vững vào sự hướng thiện của con người. Đó là một “sự dũng cảm rất điềm đạm”. Nguyễn Khải cũng nhìn nhận con người ở chiều sâu nhân cách. Nhân vật Cô Hiền (Một người Hà Nội) là tiêu biểu cho mẫu người giàu tự trọng. Ma Văn Kháng cũng dành tình cảm ngợi ca những con người cao quý ấy như: Tráng Vần Đa (Hoa gạo đỏ); Cô Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng); Pao (San Cha Chải)… Những con người giàu tự trọng vẫn lặng lẽ dệt nên giá trị bền vững cùng thời gian.


Giọng ngợi ca cất lên không chỉ để khẳng định vẻ đẹp của con người mà còn để bày tỏ những cảm xúc của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước. Nguyễn Minh Châu bằng các diễn ngôn của mình đã khiến người đọc nao lòng trước cảnh biển đẹp mơ màng trong buổi sớm mai (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) giống như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” đã khiến cho người nghệ sỹ bối rối và “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Nguyễ n Khả i rấ t í t nhữ ng trang văn “rong r uổ i” suy tư theo cả nh vậ t thiên nhiên. Tuy nhiên, khi nhà văn đã “dừng lại” để “ thả lỏng” thì những bứ c tranh thiên nhiên hiệ n lên cũng không kém phần mơ mộng : “Chợt nghe có tiếng lao xao rấ t nhẹ ở bờ suố i bên kia . Mộ t bầ y công trờ i , mỗ i con cũ ng phả i đế n chụ c ký , nố i đuôi nhau ra suố i tắ m . Chúng nó tắm rồ i chú ng nó mú a , đuôi xò e hoa to bằ ng miệ ng ché n lấ p lá nh cả mộ t đoạ n suố i n hư sao trờ i . Tiế ng hoẵ ng kêu phí a xa âm vang giữ a mộ t rừ ng cây lồ ô và dò ng suố i đá trong vắ t đang miệ t mà i chả y dướ i chân mì nh . Thầ n tiên cũ ng không thể số ng khá c hơn ” [98, tr. 414]. Nếu Nguyễ n Minh Châu thườ ng lấy thiên nhiên làm nền cho suy tư của nhân vật , Nguyễ n Khả i chủ yếu hướ ng đế n những vấn đề của đời sống nhân sinh thì Ma Văn Kháng lại đặc biệt say mê khi viết về vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, làng bản. Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ ngôn từ, cảnh sắc vùng biên ải mang một vẻ đẹp hư ảo, có sức mê hoặc lòng người. San Cha Chải dẫn người đọc đến với thế giới trong sáng, thuần khiết để thanh lọc tâm hồn, để không bị vẩn đục bởi thói đời ô trọc: “Trời mở toang tám cánh cho mình phóng tầm mắt thoả sức nhìn thấy sông Hồng - một vệt lênh láng nơi lưng chừng trời”; “Những miền núi vàng rộm cỏ gianh như một biển nắng chiều. Là cái khoảng xanh mờ ảo tít xa của những vùng rừng vầu cổ xưa. Là cái mùi thảo quả thơm lựng hoà trộn với khí trời tươi mát dưới tán rừng nguyên thuỷ thuần một loại Pơ - mu lão đại” [103, tr. 766]. Bản Na Le (Mùa săn ở Na le); Mường Hum, Bản Giáy (Người bị ruồng bỏ)… đều mang trong mình vẻ đẹp thơ mộng và kỳ thú ấy.


Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng còn toát lên thái độ trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nguyễn Minh Châu không chỉ phát hiện vẻ đẹp trong văn hoá Việt là “nếp nhà” (Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa) mà còn phát hiện và viết về nếp sinh hoạt của người nông dân Việt (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát). Quan niệm “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Cá chuối đắm đuối vì con” đã ăn sâu trong tâm thức của nhân dân ta. Đó là lí do vì sao người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) đã cắn răng chịu đựng mọi nỗi cay cực để giữ cho đàn con một mái ấm gia đình. Hình ảnh Liên (Bến quê) lặng lẽ, tận tuỵ chăm sóc chồng trong những ngày đau yếu với “cái tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lòm” như vọng về tự ngàn xưa nét đẹp của người phụ nữ Việt. Hình ảnh Thai (Cỏ lau) trong tương quan với núi vọng phu ở bãi đá trên núi Đợi như gợi lại những giá trị nhân văn cao cả trường tồn trong văn học và trong nhân dân - biểu tượng của lòng chung thuỷ. Đặc biệt với liên truyện Khách ở quê ra Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã “định vị được quê hương ruột thịt của mình trên bản đồ văn chương và trong lòng công chúng”. Những tập quán của người nông dân Việt được tác giả khắc hoạ chân thực và sinh động qua chân dung nhân vật lão Khúng. Những giá trị văn hoá của cuộc sống bình dân, thường nhật được chắt lọc trong trang văn như ý thức sâu sắc về dòng họ, về cội nguồn, về tình làng nghĩa xóm… Đó là vẻ đẹp tự nhiên mang phong vị làng quê.

Nguyễn Khải cũng phát hiện ra “mạch ngầm” nề n tả ng đạ o đứ c trong mỗ i con ngườ i củ a cộ ng đồ ng Việ t chính là nhữ ng phong tụ c tậ p quá n , nhữ ng lẽ số ng đẹ p của cha ông . Theo quan niệ m củ a Nguyễ n Kh ải, cái “nế p số ng tố t đẹ p củ a cha ông vẫ n lặ ng lẽ chả y trong cuộ c số ng ồ ạ t củ a hiệ n tạ i ” [169, tr. 158]. Và đó là sức mạnh để giữ mái ấm gia đình và giữ gìn nhân phẩm . Nế p số ng ấy được thể hiện trong quan niệ m củ a nhân vậ t về cá i ăn , cái mặc, về suy nghĩ , lố i số ng, về lý tưở ng, khát vọng… C ô Hiề n (Mộ t ngườ i Hà Nộ i ) là nhân vật mang đậ m cố t cá ch người Hà Nộ i. Trong sâu thẳ m con ngườ i ấy là cái tâ m linh của Hà Nội . Tâm linh đượ c bồ i đắ p bở i truyề n thố ng củ a mả nh đấ t nghì n năm văn hiế n . Hình ảnh cô Hiền lau


đá nh chiế c bá t thủ y tiên tưở ng như đơn giả n mà chứ a đự ng cả không khí đặ c trưng tế t Hà Nộ i . Đó sẽ là hình ản h mà con ngườ i Hà Nộ i trong tương lai sẽ phả i “nặ ng lòng hoài nhớ ”. Nhữ ng vậ t dụ ng truyề n thố ng trong gia đì nh đượ c nhà văn nó i đế n ở nhiề u tá c phẩ m . Đó không phả i là nhữ ng vậ t vô tri , vô giá c . Nó chứa đựng cả dòng chảy củ a thờ i gian , lịch sử, chứ a đự ng linh hồ n củ a nhiề u thế hệ : “sậ p chân quỳ và tủ chè , cả một bộ lô đơn thống bình lọ nghe nói rất quý , rồ i đế n á o gấ m và áo măng tô lông” (Đã từ ng có nhữ ng ngà y vui ); “có bộ tràng kỉ sơn son, thiế p vàng, sậ p gụ tủ chè ” (Mộ t giọ t nắ ng nhạ t)... Nế p nhà cò n thể hiệ n từ lố i ăn đế n lố i mặ c. Trong Mộ t ngườ i Hà Nộ i là “Bàn ăn trải khăn trắng , giữ a bà n có mộ t lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa , đũ a bọ c trong giấ y bản và từng người ngồi chỗ quy định ” [98, tr. 183]; trong Đã từ ng có nhữ ng ngà y vui là “bữ a ăn thì vẫ n như xưa , mộ t bà n thứ c ăn , thịt quay , cá nấu om , canh nấ m , thịt băm nhồi ốc lót lá gừ ng…” [98, tr. 381]. “Nế p nhà ” đã gắ n kế t cá c thà nh viên trong gia đì nh và cộ ng đồ ng .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Ma Văn Kháng đã có một thời tuổi trẻ gắn bó với mảnh đất miền Tây. Trở về Hà Thành, bắt nhịp vào cuộc sống đô thị, ông viết với sự thăng hoa trong cảm hứng và bút pháp. Ông nhìn ra vẻ đẹp của cuộc đời không chỉ ở những bức tranh thiên nhiên kì thú, những con người cao quý mà nhà văn còn thể hiện thái độ ngợi ca vẻ đẹp của văn hoá dân tộc với sự trải nghiệm sâu sắc. Đó là những phiên chợ tình mùa xuân - người đến chợ để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, vui chơi múa hát và tìm bạn tình. Đó là những phong tục tập quán, nếp nghĩ, lối sống của người dân tộc Mông, Dao, Xá (Giàng Tả - kẻ lang thang, Móng vuốt thời gian, San Cha Chải…). Đó là bản Mường Hum, bản Giáy tươi đẹp - “quê hương của các bài dân ca Giáy quanh năm sầm uất không khí hội hè”. Khi hướng ngòi bút về cuộc sống thị thành, cũng giống như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ca ngợi nền tảng đạo đức gia đình bởi theo ông “gia đình yên vui luôn là ước mong muôn thủa của con người”. Bên cạnh những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đề cập đến vấn đề này như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, những truyện ngắn như Thanh minh trời trong sáng, Miền an lạc vĩnh hằng, Thầy Khiển, Bến bờ… đều gửi gắm thông điệp gia đình là bến đỗ bình yên với


Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 15

mỗi con người. Mọi mất mát khổ đau đều được nâng đỡ bởi tình cảm gia đình (Bến bờ, Thầy Khiển…), bởi niềm tin tâm linh của ông bà tổ tiên và của những người thân đã khuất (Thanh minh trời trong sáng)… Có thể nói, trong ba nhà văn, Nguyễn Minh Châu thiên về biểu hiện nét đẹp văn hoá được chọn lựa, chắt lọc từ cuộc sống; Nguyễn Khải lại say sưa với truyền thống văn hoá của đất Kinh kì; còn Ma Văn Kháng tìm đến những vẻ đẹp độc đáo của con người miền núi và đô thị cuộc sống đời thường.

Cùng ngợi ca những vẻ đẹp cuộc đời, mỗ i nhà văn lạ i có mộ t “tạ ng” riêng , mộ t phong cá ch riêng . Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu được bộc lộ trực tiếp qua các phương tiện ngôn ngữ. Trước hết là qua cách xưng hô của NKC đối với nhân vật được kể. Người kể chuyện gọi tên nhân vật bằng đồng chí, chiến sĩ, bằng các chức danh, già thì gọi bằng ông bà, trẻ thì gọi bằng tên. Chẳng hạn: “Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ (…)người chiến sĩ vừa phải “thồ” đống tranh của tôi sau lưng (…) vừa lại phải mang chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực” [33, tr. 120]; “Người nữ quân y

đưa tôi đến chiếc ghế rồi chị cũng ngồi ghé xuống bên cạnh” [33, tr. 140]… Hàng loạt các nhân vật khác như: Thai, Lực (Cỏ lau); Phùng, Đẩu (Chiếc thuyền ngoài xa); anh bộ đội, chủ tịch Bời (Phiên chợ Giát)… cũng được Nguyễn Minh Châu dành cho cách gọi ấy. Cách xưng hô như vậy tạo nên lối hành văn mang màu sắc trang nhã. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca còn thể hiện ở việc NKC sử dụng những từ ngữ miêu tả cảm xúc mãnh liệt của nhân vật, những gam màu gây ấn tượng mạnh (Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa); những hình ảnh kỳ vĩ, hoành tráng... Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là “người tiền trạm đổi mới”, sự thay đổi trong cách nhìn về hiện thực và con người đã mang lại cho ông cái nhìn đa diện, sâu sắc. Những bộn bề lo toan của cuộc sống thường nhật, những khắc khoải, ngổn ngang sau chiến tranh không làm mất đi ở người nghệ sĩ cảm xúc trước cái đẹp. Cái đẹp tồn tại và toả sáng ở nơi “bùn lầy”. Và có lẽ, đó mới là niềm tin mãnh liệt nhất, thể hiện sâu sắc nhất trái tim của người nghệ sỹ Nguyễn Minh Châu.


Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải , ta nhậ n thấ y, thể hiệ n giọ ng điệ u ngợ i ca, nhà văn không hô hà o bằ ng nhữ ng mĩ từ , nhữ ng hì nh ả nh so sá nh bay bổ ng mà bằ ng ch ất liệu ngôn từ sắc nét, sống động. Vì thế , giọng điệu khẳ ng đị nh , ngợ i ca không rạ ng rỡ , hoành tráng mà điềm tĩnh, thâm sâu: “Cái tiềm lực tinh thần của ông già lớn thật. Người mạnh như thế cứ rẽ sóng rẽ gió mà đi, có tai hoạ rủi ro nào dám bén mảng. Thoạt nghe tưởng là có số may, nghe rồi ngẫm cho kĩ chỉ thấy những người thật mạnh mới tạo được cho mình những may mắn đến hiếm có” [98, tr. 153]. Nếu nhà văn có dùng những hình ảnh so sánh để ngợi ca thì cũng là những hình ảnh giàu sức biểu cảm và ý nghĩa triết lí: “Mộ t ngườ i như cô phả i chế t đi thậ t tiế c , lại mộ t hạ t bụ i và ng củ a Hà Nộ i rơi xuố ng chì m sâu và o lớ p đấ t cổ . Nhữ ng hạ t bụ i vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đấ t kinh kỳ sáng chói những ánh vàng” [98, tr. 199].

Ma Văn Kháng lại thường dùng những mĩ từ, những hình ảnh so sánh bay bổng… để cảm xúc lộ diện ngay trên câu chữ. Chẳng hạn tả Seo Ly (Seo Ly - Kẻ khuấy động tình trường), nhà văn viết: “khuôn hình eo hông mượt mà và bầu ngực tràn trề sinh lực phồn thực”; “mắt nàng biếc xanh màu núi lung liêng, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc, gợi tình” [103, tr. 89]...

Trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, ở các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và những cây bút trẻ như Nguyễn Thị Thu Huệ, Vò Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh… giọng ngợi ca không lộ diện mà chìm sâu trong mạch trần thuật, trong sự khẳng định nhiều hơn. Kết thúc truyện ngắn Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp để cho nhân vật tiếp tục kiếm tìm lẽ sống, khát khao cái đẹp: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc bạt ngàn là hoa ban trắng bên đường. Màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này là hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có nở trắng như thế”. Vò Thị Hảo đã khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn những con người vị tha, nhân hậu như Huân, Tuân, Tâm (Máu của lá); Thảo (Người sót lại của rừng cười); chàng trai (Nụ hôn đồng trinh)… Giọng điệu khẳng đị nh, ngợ i ca trong sá ng tá c củ a Nguyễ n Minh Châu, Nguyễ n Khả i, Ma Văn Khá ng sau 1975 đã có nhiề u thay đổ i so vớ i giai đoạ n trướ c đó . Trướ c 1975, đây là giọng điệu chủ đạo thể


hiệ n sự ngưỡ ng mộ , tôn vinh đố i vớ i nhữ ng con người đại diện cho cộng đồng, mang đậm sắc màu sử thi. Sau 1975, giọng điệu này không hào sảng, rạng rỡ mà trầm lắng vớ i nhữ ng biể u hiệ n phong phú trongmuôn mặ t của cuộc sống đờ i thườ ng.

4.2. Giọng điệu trào lộng, châm biếm

Như đã nói, cuộc sống thời hậu chiến vô cùng bộn bề và phức tạp. Điều đó đòi hỏi nhà văn phải “nhìn thẳng vào sự thật” và trung thực với ngòi bút của mình. Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ khiến văn học gần với đời thường hơn. Sự luân chuyển nhiều điểm nhìn trần thuật đã khiến cho văn học xuất hiện giọng đối thoại, có sự cá thể hoá các âm sắc, các nhân vật đều có tiếng nói riêng, không hoà chung một giọng. Vì thế, giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng không chỉ nhằm tạo ra tiếng cười giải trí mà đằng sau đó mang chứa cả một nỗi trăn trở, suy tư trước cuộc đời đa sự, con người đa đoan với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.

Qua khảo sát và tìm hiểu truyện ngắn của ba nhà văn nói trên, chúng tôi nhận thấy một trong những yếu tố làm nên sự đổi mới cho nghệ thuật trần thuật của văn học sau 1975 nói chung và truyện ngắn nói riêng là giọng điệu trào lộng, châm biếm mang màu sắc tự trào. Tự trào là tự cười mình, tự phê bình bản thân một cách hài hước. Tự trào xuất hiện khi con người ý thức sâu sắc về cái “tôi” cá nhân, dám nhìn nhận và soi xét chính mình. Trong quá trình tự ý thức, con người luôn đối diện, đối thoại và thành thật với mình. Giọng điệu tự trào phù hợp với nhu cầu “nhận thức lại” của mỗi cá nhân. Trong truyện ngắn của ba nhà văn, giọng điệu tự trào của Nguyễn Khải được thể hiện rò hơn cả. Ông thường lấy cái tôi của mình làm đối tượng cười cợt, chế giễu… Điều đó đã lí giải vì sao nhà văn hay sử dụng lối kể chuyện ở NT1 và NKC có nhiều đặc điểm gần với tác giả, đôi khi còn xưng tên như: “chú Khải”, “anh Khải”, “đồng chí Khải”… Nhà văn đã hoá thân vào hàng

loạt những nhân vật lạc thời như : ông vụ trưở ng “ nhũn nhặn” và “vô cù ng dễ tí nh ”, không biế t cá ch khẳ ng đị nh cá i uy của mình (Số ng giữ a đá m đ ông); anh nhà văn thất thời (Anh hù ng bĩ vậ n ); sự nhẹ dạ cả tin của nhân vậ t “tôi” (Ngườ i ngu )… Theo dòi dòng ý thức của NKC trong Anh hùng bĩ vận, người đọc không thể


không hoà cùng tiếng cười tự trào của nhà văn: “Vậy nên ví thân phận anh nhà văn với ai nhỉ? Chắc là phải xếp dưới thầy cúng thầy bói. Mấy nghề này đang hái ra tiền vì còn rất cần cho cái mộng tỉ phú. Chỉ có thể so sánh anh nhà văn hiện nay với những người dân làm cói ở xã N mà thôi. Lẫm liệt một thời mà bây giờ thì tội nghiệp quá” [98, tr. 277]. Hay trong Phía khuất mặt người, lời NKC xưng “tôi” toát lên thái độ tự giễu, tự chế nhạo mình: “Văn tôi thì khác, người ra kẻ vào ồn ào, nói năng băm bổ, chò vào mặt nhau mà nói, mà lí sự thì người đọc không kịp thở, không kịp cãi, phải sau đó mới thấy còn nhiều chuyện phải bàn cãi” [98, tr. 455]. Còn ở Ngườ i ngu, tiế ng cườ i bậ t lên khi nhân vậ t “tôi” phá t hiệ n mì nh bị lừ a , lòng tố t bị lợ i dụ ng: “Nói cho ngay cái cách xử sự ngu ngốc của tôi trong chuyện vừa rồi không phả i là lầ n thứ nhấ t . Tôi đã từ ng ngu nhiề u lầ n , bị lừa nhiều lần , chẳ ng qua là do mình cả tin quá , cứ ngỡ nhữ ng điề u ngườ i ta nó i là thậ t , không hề có ẩ n ý nào, âm mưu nà o ...” [98, tr. 222]. Giọng điệu tự trào của Nguyễn Khải vừa chua chát, cay đắng, vừa ngậm ngùi, hờn dỗi. Đằng sau là một thái độ tự tin, dũng cảm dám “khoe” cái hèn, cái kém của mình. Nguyễn Minh Châu không thể hiện rò thái độ tự trào như Nguyễn Khải, song trong sáng tác của ông, ta vẫn nhận ra một cái “tôi” tự phê kín đáo qua các nhân vật: nhà văn T (Sắm vai), người hoạ sĩ (Bức tranh), Hạng (Hạng)… Ở truyện ngắn của Ma Văn Kháng, giọng điệu tự trào mờ nhạt, nhà văn chủ yếu cười những cái xấu, các ác trong cuộc sống thường nhật.

Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng còn thể hiện thái độ bất bình trước thói hư tật xấu, trước sự đố kỵ, lòng ghen ăn tức ở của người đời. Nguyễn Minh Châu thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm qua những dòng văn viết về Toàn - nhân vật trong Mùa trái cóc ở miền Nam. Toàn vốn là một kẻ hèn yếu, “suốt đời chẳng biết tiếng súng là gì”. Trở về thời bình, hắn đã dựng lên một thứ “nhà tù” với những nguyên tắc vô lí: “Bao nhiêu xương máu rắc từ trên trời xuống, để thằng lính D7 được cái tự do ghép thành hai hàng dọc đi đều theo tiếng hô “một, hai” của thằng Toàn” [98, tr. 529]. Toàn là hiện thân của một nhà độc tài thời bình, một loài quỷ mới xuất hiện sau chiến tranh. Thái độ châm biếm cái xấu, cái ác thể hiện nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí