Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 15


- nền móng của đời sống tinh thần đang có nguy cơ bị coi rẻ. Nhìn về những mặt đen tối của xã hội, ta không thấy sự bất lực của nhà văn mà ngược lại ta thấy Ma Văn Kháng luôn tin tưởng vào vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, vào quy luật muôn đời của cuộc sống dù phía trước còn đầy chông gai thử thách.

3. Từ cái nhìn sắc sảo, Ma Văn Kháng đã chuyển tải bức đời sống muôn màu lên trang sách và bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực cuộc sống trong buổi đầu của cơ chế thị trường bằng một phương tiện thẩm mỹ đặc thù - giọng điệu nghệ thuật. Chính sự tâm huyết và trách nhiệm với đời, với người mà tác giả đã tạo nên nhiều sắc thái giọng điệu đặc thù trong s áng tác của mình và làm nên một Ma Văn Kháng rất riêng biệt. Nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới chúng tôi thấy có nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau: giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng; giọng điệu triết lý, triết luận; giọng điệu mỉa mai, châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa. Những sắc thái giọng điệu này song song tồn tồn nhằm tạo nên âm hưởng vô cùng đa dạng và mang đến sức cuốn hút đặc biệt trong tiểu thuyết của nhà văn.

Khi nhà văn viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp trong cuộc sống, giọng điệu trữ tình thiết tha, s âu lắng trở nên đắc địa. Bằng giọng điệu ấy, người đọc cảm nhận rõ cái thiện, cái đẹp trong sâu thẳm trái tim của con người. Giọng điệu triết lý triết luận, giọng điệu mỉa mai châm biếm, giọng điệu thương c ảm xót xa được phát huy hiệu quả một c ách tối đa và trở thành phương tiện để tác giả sẻ chia suy nghĩ, bày tỏ thái độ tình cảm của nhà văn trước số phận bất hạnh, cũng như khắc hoạ thành công bản chất, tính cách nhân vật. Qua đó thể hiện bản lĩnh cứng cỏi của Ma Văn Kháng trước cuộc sống.

4. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới là một phương tiện đặc biệt thể hiện quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, tâm huyết sáng tạo một cách nghiêm túc của nhà văn. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê, phân tích tổ ng hợp, chúng tôi thấy, hệ thống ngôn ngữ của Ma Văn Kháng mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng trong s áng, giầu tính biểu cảm. Ma Văn Kháng đã sử dụng thành công hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc


riêng. Nhà văn cũng rất chủ động sử dụng ngôn ngữ đời thường, kết hợp với thành ngữ, tục ngữ và hệ thống những từ ngữ lạ với khả năng làm mới chữ để chuyển tải nội dung của tác phẩm. Có thể nói, ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới gó p phần làm nên "thương hiệu" riêng của nhà văn.

5. Nghiên cứu cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng đã khẳng định được cá tính sáng tạo độc đáo trong mảng đề tài viết về thành thị. Từ cái nhìn nghệ thuật đa diện, đ a chiều, Ma Văn Kháng tạo nên những nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ thuật của mình. Trong thế giới nghệ thuật ấy Ma Văn Kháng đã có những cách tân mới với nhiều tìm tòi, sáng tạo trên phương diện nghệ thuật tiểu thuyết, như giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật để làm nên khúc dạo đầu khá "ngoạn mục" cho một giai đoạn văn học đổi mới.

Việc nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới không chỉ dừng lại ở một số vấn đề: cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật, mà có thể còn nghiên cứu ở những phương diện khác nhau. Tuy nhiên do thời gian có hạn và khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ, chúng tôi tập trung nghiên cứu ba phương diện đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Hy vọng chúng tôi có dịp trở lại nghiên cứu ở phương diện nghệ thuật khác.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 15

1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển - Tạp chí Văn học, số 4.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn học (số 9), tr.66.

4. Nam Cao (1997), Tuyển tập Nam Cao tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.

5. Nam Cao (1997), Tuyển tập Nam Cao tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.

6. Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

7. Hồng Diệu (1990), Về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú - Báo Giáo viên nhân dân, số 4.

8. Phan Cự Đệ (1997), Văn học, đổi mới và giao lưu văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Hà Minh Đức (Chủ biên) 2003, Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức (chủ biên) 2001, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Định (2003), Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu trong thời kỳ Đổi mới, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

12. Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới

(Giai đoạn 1980 - 1989), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

13. Trần Bảo Hưng (1990), Đám cưới không có giấy giá thú hay là những nghịch lý đau xót của thực tại - Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 6.

14. Trần Bảo Hưng (1984), Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề đời sống hôm nay - Phụ nữ Việt Nam, số 17.

15. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Tô Hoài (1983), Đọc Mưa mùa hạ - Văn nghệ số 154

17. Tô Hoài (1981), Quê nhà (tiểu thuyết), Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.


18. Nguyễn Thị Huệ (1998), Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980 - 1986, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Huệ (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80, Tạp chí Văn học, số 2.

20. Ma Văn Kháng (2002), Lào Cai - Miền đất vàng - Tạp chí Văn nghệ Lào Cai, số 1.

21. Ma Văn Kháng (1995), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb VH, Hà Nội.

22. Ma Văn Kháng (2007), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Lao động, Hà Nội.

23. Ma Văn Kháng (2006), Côi cút giữa cảnh đời , Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

24. Ma Văn Kháng (2006), Chó Bi - đời lưu lạc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

25. Ma Văn Kháng (1982), Mưa mùa hạ, Nxb Văn học, Hà Nội.

26. Ma Văn Kháng (2003), Ngược dòng nước lũ, Nxb CAND, Hà Nội.

27. Ma Văn Kháng (2003), Vùng biên ải, Gặp gỡ ở LaPanTẩn - In trong Ma Văn Kháng tiểu thuyết (Tập 2), Nxb CAND, Hà Nội.

28. Ma Văn Kháng (2003) Đồng bạc trắng hoa xoè, Nxb CAND, Hà Nội

29. Ma Văn Kháng (1989), Ngẫu hứng tự do sáng tạo - Tạp chí Văn học, số 2.

30. Ma Văn Kháng - Mỗi cuốn tiểu thuyết là một phần đời của tôi.

31. Ma Văn Kháng (2001), Sống rồi mới viết - Đặng Thanh Hương ghi.

32. Khrápchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học

(Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

33. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

34. Phong Lê (1983), Văn học những năm 80 - Tạp chí Văn học.

35. Phong Lê (1988), Văn học và chính trị - Điểm nóng cần bàn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

36. Phong Lê (1990), Trên bức tranh của ngót nửa thế kỷ văn học mới - Tạp chí tư tưởng văn hoá.

37. Phong Lê (1994), Văn học tự đổi mới để phục vụ sự nghiệp đổi mới văn học của đất nước và lành mạnh hoá xã hội - In trong Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn.


38. Phong Lê (2005), Trữ lượng Ma Văn Kháng - Báo văn nghệ số 20, 21.

39. Phong Lê (1999), Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời - In trong Vẫn chuyện Văn và Người, Nxb Văn hoá Thông tin.

40. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

41. Phong Lê (1985), Trên hành trình 40 năm văn xuôi: ngôn ngữ và giọng điệu.

42. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb, Hà Nội.

43. Chu Lai (2003), Phố, Nxb Văn học, Hà Nội.

44. Nguyễn Văn Lưu (1986), Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn - Văn nghệ, số 25.

45. Lê Lựu (1984), Thời xa vắng, Nxb hội nhà văn, Hà Nội.

46. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

47. Lê Thanh Nghị (1990), Về người trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú

- Báo nhân dân.

48. Đào Thuỷ Nguyên (2008), Tryện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con người vùng cao - In trong Tạp chí NCVH, Viện văn - Viện KHXH, tr.56.

49. Lã Nguyên - Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, in trong Ma Văn Kháng truyện ngắn tập1, Nxb CAND, Hà Nội.

50. Mai Thị Nhung (2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Đỗ Hải Ninh (2002), Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng,

Tạp chí Sông Hương, số 164.

52. Nhiều tác giả (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

53. Nhiều tác giả (Lê Bá Hân - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

54. Nhiều tác giả (1980), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

55. Vũ Dương Quý (1990), Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng? - Báo Giáo viên nhân dân, số 2, 3.


56. Hoàng Sơn (1998), Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn - Báo Tiền phong, số 46.

57. Phạm Trường Sơn Cảm nhận học trò chân dung người thầy qua tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú.

58. Trần Đình Sử (1996), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên, Hà Nội.

59. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb - GD, Hà Nội.

60. Trần Đình Sử (1999), "Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong truyện Kiều", Tạp chí Văn học (số 2), tr.8

61. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học hiện đại, Bộ GD & ĐT - Vụ Giáo viên.

62. Trần Đình Sử (2002), Lý luận phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

63. Chu Thị Thơm (2003), Nhà văn Ma Văn Kháng; Viết tiểu thuyết là một cuộc đi săn hổ dữ - Báo Giáo dục thời đại, số 98.

64. Đỗ Phương Thảo (2006), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, Luận án Tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội.

65. Đỗ Ngọc Thạch (1993), Trò chuyện với nhà văn Ma Văn Kháng: Tôi viết như tôi nghĩ, tôi hiểu, tôi yêu, tôi ghét - Báo Văn hóa, số 9.

66. Vân Thanh (1996), Một mảng đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá rụng trong vườn - Tạp chí Văn học số 3, tháng 5, 6.

67. Bích Thu (1990), Đổi mới và trách nhiệm của nhà văn - Báo Văn nghệ.

68. Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới - Tạp chí dạy và học ngày nay, số11, tr.15.

69. Xuân Tùng (1999), Ma Văn Kháng - Nhà văn cần có cái tâm - Báo Hà Nội, số 17.

70. Đào Thanh Tùng (1990), Đám cưới không có giấy giá thú - một cách nhìn nhận về người thầy - Báo Giáo viên nhân dân, số 16.

71. Nguyễn Văn Toại (1983), Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn - Tạp chí Văn học, số 5, tr.129.

72. Hà Xuân Trường (1991), Có sự đổi mới thực sự trong văn học - Báo Văn nghệ, số 49.


73. Hà Xuân Trường (1991), Toạ đàm: Văn học đổi mới và phát triển (Vũ Đăng Thiên lược thuật) - Tạp chí Cộng sản.

74. Nguyễn Khắc Trường (1998), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

75. Nguyễn Thái Vận (1982), Đọc Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng - Báo Lao động, số 37.

76. Lê Kim Vinh (1977), Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng - Tạp chí Văn học số 5, 6.

77. Trần Đăng Xuyền (2002), Nhà văn hiện thực cuộc sống và cá tính sáng tạo , NXB Văn học, Hà Nội.

78. Trần Đăng Xuyền (1983), Một cách nhìn cuộc sống hôm nay - Báo Văn nghệ, số 15.

79. Trần Đăng Xuyền Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học - Xã hội.

80. Trần Đăng Xuyền (1980), Phải chăm lo cho từng người, Văn nghệ số 40.

81. Wayneklin (2002), Lời nói đầu cho tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, xuất bản bằng tiếng Anh tại Mỹ (Thanh Thông dịch).

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí