Chính phủ khuyến khích việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ” để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp.
1.2.2. Đặc trưng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
- Hình thức sở hữu: Có đủ các hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp. Cả nước hiện có khoảng hơn 120000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% doanh nghiệp nhà nước, khoảng 95% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% doanh nghiệp tư nhân; 95,79% hợp tác xã; 89,93% công ty trách nhiệm hữu hạn; 74,54% công ty cổ phần).
- Về hình thức pháp lý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành theo Luật doanh nghiệp và những văn bản dưới luật. Đây là những những công cụ pháp lý xác định tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nói chung trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xác định rõ vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Lĩnh vực và địa bàn hoạt động:
Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm hơn 50%), do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, có 37,3% số doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm, 11% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành dệt may, da. Ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, máy móc, dụng cụ, lắp ráp xe máy và các phương tiện giao thông chiếm 12,3% tổng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của toàn ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 17% tổng số doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản...
Có thể bạn quan tâm!
- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 1
- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 2
- Năng Lực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam Thời Gian Qua
- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 5
- Khả Năng Hợp Tác, Liên Kết Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Giữa Các Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi có kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Trên địa bàn nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 14%, với số lượng trên 40.500 doanh nghiệp, tập trung hầu hết ở các làng nghề. Hiện nay, 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ... do các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sản xuất.
- Sản phẩm, dịch vụ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu có năng lực tài chính rất thấp, có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, chất lượng sản phẩm kém; mẫu mã bao bì còn đơn giản, sức cạnh tranh yếu. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm, hải sản có sản phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
- Trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp
Lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Nhìn chung tỷ lệ lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có trình độ đại học rất thấp, trong đó chủ yếu tập trung
vào các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (hơn 80%). Ngoài ra, phần lớn các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp mới thành lập trong những năm gần đây chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh, kỹ năng quản lý kinh doanh còn non kém và thiếu kinh nghiệm.
- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động độc lập, việc liên doanh, liên kết còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết với nhau để nâng cao tiềm lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh của mình. Các hình thức liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu là dưới hình thức công ty Mẹ - công ty Con. Tuy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tích cực tham gia vào các Hiệp hội doanh nghiệp nhưng mức độ cũng như ý thức tham gia đóng góp của các doanh nghiệp này đối với cộng đồng doanh nghiệp chưa cao. Đây là một hạn ché rất lớn đối với quá trình tham gia hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt số lượng trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế mỗi nước. Đây là một bộ phận hữu cơ gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển. Ở hầu hết các nước, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn hơn tốc độ ra tăng số lượng các doanh nghiệp lớn.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế
Khu vực doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng trên dưới 50% GDP mỗi nước. Ở Việt Nam, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 24- 25% GDP của cả nước, 31% giá trị sản xuất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. Trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.
- Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế xã hội như tạo ra một số lượng lớn việc làm cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, thì khu vực này vươn xa hơn hẳn các khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Ở hầu hết các nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam, cũng theo đánh giá của Viện nghiên cứu và quản lý trung ương, số lượng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước.
Các số liệu được thống kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việc làm trong tất cả các lĩnh vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tuyển dụng gần 1 triệu lao động, chiếm 49% lao động trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Trong các lĩnh vực cơ bản của ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tuyển dụng 355.000 lao động, chiếm 36% tổng số lao động ngành. Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra chỗ làm việc cho
155.000 lao động, chiếm 51% tổng số lao động trong toàn ngành; trong ngành thương nghiệp và dịch vụ sửa chữa: 111.000 lao động, chiếm 56% tổng số lao động trong ngành này; lĩnh vực khách sạn và nhà hàng: 51.000 lao động, chiếm 89% tổng số lao động trong ngành; hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn: 27.000 lao động chiếm 72% tổng số lao động trong ngành; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước: 26.000 lao động chiếm 52% tổng số lao động trong ngành và ngành công nghiệp khai thác mỏ 24.000 lao động, chiếm 25% tổng số lao động toàn ngành.
Mặt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã thu hút một tỷ lệ lao động chủ yếu trên phạm vi toàn quốc; ở vùng duyên hải miền Trung, số lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng số lao động làm việc ở tất cả các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 67%; khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp nhất là 44% và như đã nêu, trên toàn quốc tỷ lệ này là 49%. Ngoài ra, tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước đã có chiếu hướng giảm: giảm từ 9,7% trong năm 1988 xuống còn 5,2% vào năm 1996 và năm 2001 xuống còn 4,3%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp đã giảm từ 5,2% năm 1988 xuống còn 3,2% năm 1996 và năm 2001 còn hơn 2,1%. Do vậy, khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ có vai trò hết sức quan trọng, có khả năng tạo ra việc làm để đáp ứng nhu cầu lao động cho số người phải rời bỏ chỗ làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước và cho số lượng lớn những người lao động mới tham gia vào lực lượng lao động hàng năm.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn và làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và bán thành phẩm, hoặc các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, sáng tạo trong kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp với đòi hỏi uyển chuyển của thị trường nên góp phần làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn.
- Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò lớn trong việc huy động và phát huy hiệu quả sử dụng của các nguồn lực
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài chính huy động trong nước và các nguồn viện trợ của nước ngoài. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò, tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó, góp phần khai thác, phát huy các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương, các nguồn tài chính của dân cư trong vùng
- Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với khu vực nông thôn
Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sẽ thu hút người lao động ở nông thôn thiếu hoặc chưa có việc làm vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh, rút dần lực lượng lao động ở lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp, giúp họ làm quen với môi trường kinh doanh.
Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà kinh doanh sẽ trưởng thành, có kinh nghiệm quản lý, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển.
Tóm lại, qua những lý luận và phân tích trên đây có thể thấy rằng cho dù được phân loại theo tiêu chí nào thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Đối với Việt Nam, tuy khu vực này mới chỉ được quan tâm phát triển trong hơn 20 năm trở lại đây nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp và đã ngày càng thể hiện được vai trò và ý nghĩa quyết định của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là một trong những lực lượng nòng cốt đảm bảo cho Việt Nam có thể hội nhập thực sự sâu rộng và có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Năng lực hội nhập của doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, mỗi yếu tố lại có tầm quan trọng nhất định nên khi đánh giá năng lực này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi phải có sự xem xét một cách tổng hợp tất cả các yếu tố chứ không chỉ đánh giá dựa trên một yếu tố riêng lẻ nào. Tiến trình hội nhập của Việt Nam đã mang lại cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên khó khăn thách thức đặt ra cũng không phải
là ít. Xem xét, đánh giá năng lực hội nhập của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp chúng ta thấy được phần nào năng lực hội nhập của toàn bộ nền kinh tế đất nước, từ đó có thể đưa ra đường lối cũng như chính sách phát triển phù hợp cho từng giai đoạn hội nhập của đất nước. Chính vì vậy tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực hội nhập của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.