Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển


Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Hồng

Lớp : Anh 4

Khoá : K 43

Giáo viên hướng dẫn :ThS Phan Thị Thu Hiền


Hà Nội, tháng 05/2008


LỜI NÓI ĐẦU

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những khu vực doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây là bộ phận chiếm đa số trong nền kinh tế, không chỉ góp phần huy động các nguồn lực tài chính trong dân cư, đóng góp đáng kể vào GDP, tích cực giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn mà còn là một lực lượng đáng kể tham gia tích cực trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. Trong những năm qua, có thể nói rằng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước những cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những bất lợi, thách thức, khó khăn nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà tiềm lực về vốn, công nghệ, quản lý, nhân lực,... của các doanh nghiệp này còn rất nhiều hạn chế. Trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu như vậy, bên cạnh việc chủ động hội nhập, vấn đề tự đổi mới và nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Với đề tài “Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển ”, em muốn đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng năng lực hội nhập của khu vực doanh nghiệp này và trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp thích hợp cả về phía Nhà nước và bản thân doanh nghiệp để doanh nghiệp vừa và nhỏ khẳng định hơn nữa vị trí cũng như vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.


Do hạn chế về năng lực và kinh nghiệm nên bài viết của em sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Phan Thị Thu Hiền đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.


Chương 1: Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam‌‌

1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Trên thế giới

Không có một khái niệm chung nào thống nhất trên thị trường quốc tế về các yếu tố cấu thành nên một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng thông thường khi nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tức là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay qui mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng qui định giới hạn các tiêu thức phân loại qui mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá qui mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể.

Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về qui định các tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, song khái niệm chung nhất về doanh nghiệp vừa và nhỏ có nội dung như sau:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có qui mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo qui định của từng quốc gia.

Qua nghiên cứu tiêu thức phân loại ở các nước có thể nhận thấy một số tiêu thức chung, phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là:

- Số lao động thường xuyên


- Vốn sản xuất

- Doanh thu

- Lợi nhuận

- Giá trị gia tăng

Tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh qui mô sử dụng các yếu tố đầu vào, còn tiêu thức về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá qui mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu thức có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Như vậy, để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp, hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố đó.

Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (WB) và Công ty tài chính quốc tế (IFC), các doanh nghiệp được phân chia theo quy mô như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro enterprise): Có đến 10 lao động, tổng số tài sản trị giá không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD.

- Doanh nghiệp nhỏ (Small enterprise): Có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 3 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3 triệu USD.

- Doanh nghiệp vừa (Medium enterprise): Có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 15 triệu USD.

1.1.1.2. Tại Việt Nam

Dựa trên khái niệm chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và xem xét các tiêu thức và giới hạn tiêu chuẩn được sử dụng trong phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới kết hợp với điều kiện cụ thể, những đặc điểm riêng


biệt về quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách, qui định phát triển kinh tế của nước ta, chúng ta có thể nêu ra khái niệm như sau:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các qui định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.

Theo nghị định số 90/2001/ND-CP ngày 23/11/2001 thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình không quá 300 người".

Đối với một số lĩnh vực có quy định cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Tiêu thức vốn và lao động


Quy mô doanh nghiệp

Vốn tối đa (đồng)

Số người lao động tối đa

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng

Trong đó doanh nghiệp nhỏ:

10 tỷ


1 tỷ

500


100

Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và hải sản

Trong đó doanh nghiệp nhỏ:

10 tỷ


1 tỷ

1000


200

Lĩnh vực thương mại và dịch vụ

Trong đó doanh nghiệp nhỏ:

5 tỷ


500 triệu

250


50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 1

Nguồn: Những nội dung cơ bản về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, tháng 1/2002


Theo cách chung nhất, phân loại doanh nghiệp phụ thuộc vào số người lao động hoặc số vốn kinh doanh. Tuy nhiên còn cách phân loại khác được sử dụng trong các tài liệu phát triển đó là theo lĩnh vực chính quy và phi chính quy. Theo hướng này thì “phi chính quy” ám chỉ các doanh nghiệp nhỏ, một thành viên, thường làm việc bán thời gian hay theo thời vụ mà thông thường chúng không có tài sản cố định và có thể hoạt động tại gia đình. Thêm vào đó các doanh nghiệp thường hoạt động dưới dạng không đăng ký chính thức và ngoài vòng kiểm soát của Chính phủ về mặt thuế và quản lý. Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ thường được sử dụng để nói đến thu nhập nhỏ phát sinh từ các hoạt động thuộc loại này. Khu vực doanh nghiệp “chính quy” thường được sử dụng để kể đến các loại hình và quy mô doanh nghiệp sử dụng một số lượng lao động lớn hơn, không điều hành hoạt động từ gia đình. Loại doanh nghiệp này phải chịu chi phối bởi pháp luật và có khả năng tiếp cận dễ dàng đến các thể chế tài chính và dự án phát triển. Khái niệm thường được sử dụng cho doanh nghiệp chính quy là: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường để tối đa hoá lợi

ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp”1.

1.1.2. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu cơ bản:


1 PGS.TS. Đặng Xuân Ninh, Những vấn đề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế


1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh

a. Lợi thế cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được "lợi thế cạnh tranh" với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Như vậy yếu tố đầu tiên để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là "lợi thế cạnh tranh"

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022