Hoạt Động Giám Định, Bồi Thường Tổn Thất Và Đòi Người Thứ Ba


Hợp đồng BH là bằng chứng pháp lý thể hiện sự xác lập quyền và nghĩa vụ giữa DNBH và người tham gia BH, là sự thoả thuận giữa bên mua BH và DNBH, theo đó bên mua BH phải đóng phí BH còn DNBH phải trả tiền cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH.

Theo quy định của Luật kinh doanh BH (điều 17, 19, 20), DNBH và người tham gia BH có các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:

- Đối với DNBH:

+ DNBH có quyền: thu phí BH, quyền đề nghị được sửa đổi một số điều kiện, điều khoản của hợp đồng, quyền chấm dứt hợp đồng. Nếu DNBH đã thực hiện việc bồi thường thì được phép thế quyền người được BH để yêu cầu người thứ ba trả lại toàn bộ hoặc một phần số tiền do lỗi của người thứ ba gây ra.

+ DNBH có trách nhiệm: cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng BH, giải thích các điều kiện, điều khoản BH; quyền và nghĩa vụ của bên mua BH, hướng dẫn giải thích về mọi thủ tục cần thiết để người tham gia BH lập hồ sơ khiếu nại đòi tiền BH khi có sự kiện BH xảy ra.

+ DNBH có nghĩa vụ: bồi thường hoặc trả tiền BH kịp thời cho người được BH hoặc người thụ hưởng. Nếu trong hợp đồng không thỏa thuận cụ thể về thời hạn này thì bên BH phải trả tiền BH hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày kể thừ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ.

- Đối với người tham gia BH:

+ Người tham gia BH có quyền: được hưởng khoản tiền bồi thường từ DNBH khi xảy ra sự kiện BH; quyền được cung cấp mọi thông tin liên quan đến hợp đồng BH và quá trình lập hồ sơ khiếu nại BH, quyền được thay đổi một số điều kiện, điều khoản trong hợp đồng.

+ Người tham gia BH có nghĩa vụ: khai báo trung thực mọi thông tin mà họ biết được liên quan đến đối tượng BH ngay từ khi giao kết hợp đồng BH, đóng phí BH đẩy đủ, khai báo trung thực khi xảy ra sự kiện BH; có nghĩa vụ đề phòng và ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất, bảo lưu quyền đòi người thứ ba cho DNBH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Như vậy, thông qua kết quả của hoạt động kinh doanh BH, DNBH sẽ thể hiện được vị trí, uy tín của mình trên thị trường cũng như phát huy năng lực cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh. Doanh thu, kết quả từ hoạt động kinh doanh BH là cơ sở, nền tảng để DN khuyếch trương và tăng cường hoạt động đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 3

* Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm: là một hoạt động không thể tách rời hoạt động kinh doanh BH của bất kỳ một DNBH nào.

Tái BH là hoạt động của DN mà theo đó DNBH nhận một khoản phí BH của DNBH khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận BH

Có thể nói, tái BH như là một tấm lá chắn cho hoạt động của mỗi DN, là một hình thức DNBH tự BH cho chính mình sau khi nhận về mình các rủi ro của khách hàng.

Kinh doanh tái BH bao gồm: hoạt động nhận tái BH và nhượng tái BH. Cụ thể như

sau:

- Hoạt động nhận tái bảo hiểm: là việc một DNBH nhận BH cho một phần rủi ro

của một DNBH khác trong một hợp đồng BH gốc. Đứng trên góc độ kinh doanh thì hoạt động nhận tái BH được coi như là một hình thức bán BH. Sau khi nhận tái BH, DN có thể nhượng lại cho những DN nhận tái BH khác.

Mục đích của hoạt động nhận tái BH là để tăng thêm nguồn thu phí BH cho DN, ngoài ra, mục đích lớn hơn là việc chia sẻ rủi ro giữa các DNBH. Trong mối quan hệ đan xen với nhau trên thị trường, một DNBH khi thì đứng ở vị trí người nhận lại rủi ro nhưng có khi lại ở vị trí là người chia sẻ rủi ro.

DN nhận tái BH có trách nhiệm đối với các rủi ro mình nhận về tương đương như DNBH gốc đã nhận với khách hàng. Tuy nhiên, giới hạn trách nhiệm sẽ tương ứng với tỷ lệ mà DN nhận tái BH. Theo đó, khi xảy ra sự kiện BH, DN nhận tái BH cũng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường và trả tiền BH cho công ty BH gốc theo đúng phần trách nhiệm mình đã nhận.

Để bù đắp các chi phí mà DNBH gốc đã bỏ ra để ký kết được hợp đồng BH với khách hàng, DN nhận tái BH phải chi trả cho DN nhượng tái BH một khoản chi phí nhất định gọi là hoa hồng nhận tái BH. Tương ứng với phần trách nhiệm nhận về, DN nhận tái


BH sẽ nhận được một khoản chi phí BH từ DN nhượng tái, đây chính là doanh thu từ hoạt động nhận tái BH.

- Hoạt động nhượng tái bảo hiểm: Như ta đã biết, nhu cầu an toàn trong kinh doanh BH luôn được đặt lên hàng đầu, và để thực hiện được điều đó, một DNBH cũng phải tìm cách tự BH cho chính bản thân mình thông qua việc nhượng tái BH.

Nhượng tái BH là việc DNBH chuyển một phần trách nhiệm BH đã cam kết với khách hàng (người được BH) của mình cho một hoặc nhiều DNBH khác.

Cũng tương tự như hoạt động nhận tái BH nhưng ở vị trí ngược lại, DN nhượng tái BH cũng phải chuyển cho DN nhận tái BH một phần trong doanh thu phí BH gốc tương ứng với phần trách nhiệm chuyển đi. Bù lại, DN nhượng tái BH sẽ thu được một tỷ lệ hoa hồng tái BH nhất định theo thoả thuận từ DN nhận tái BH. Trách nhiệm về giải quyết bồi thường và khiếu nại phát sinh từ hợp đồng BH gốc sẽ được chia sẻ giữa DN nhận và nhượng theo hợp đồng tái BH.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp nhận và nhượng tái BH thì đầu mối giải quyết bồi thường và khiếu nại với khách hàng vẫn là DNBH gốc - người trực tiếp ký kết hợp đồng BH.

Có thể nói, hoạt động nhượng tái BH giúp DNBH có được tình hình tài chính lành mạnh, an toàn; giúp người tham gia BH yên tâm về khả năng chi trả bồi thường của DNBH; giúp DNBH chủ động tính toán được giới hạn trách nhiệm tài chính tối đa tại một thời điểm nhất định bất kỳ; giúp chia sẻ rủi ro trong cộng đồng...Từ đó, tạo cho DNBH một năng lực cạnh tranh tốt nhất để phát triển hoạt động kinh doanh BH gốc của mình.

Thông qua hoạt động nhượng và nhận tái BH, DNBH vừa ổn định tình hình kinh doanh, vừa phát triển quan hệ kinh tế với các nước.

1.2.3.2. Hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất

DNBH không chỉ có trách nhiệm bồi thường tổn thất thuộc phạm vi BH do rủi ro tai nạn bất ngờ gây ra nhằm giúp cho người được BH ổn định kinh tế, khôi phục sản xuất và đời sống, mà còn tiến hành các biện pháp đề phòng rủi ro, tổn thất trước và sau khi tai nạn xảy ra.


Thông qua việc phân tích nguyên nhân của những rủi ro tai nạn bất ngờ, DNBH rút ra được những biện pháp cần thiết để cùng khách hàng thực hiện nhằm đề phòng tổn thất xảy ra.

Ví dụ: - Trong BH cháy, DNBH cùng người tham gia BH thực hiện các biện pháp để hạn chế chập điện, nổ ...như: tăng thiết bị an toàn về điện, thiết bị chống sét hoặc mua sắm thêm phương tiện chữa cháy.

- Trong BH xe cơ giới làm thêm biển báo các nơi tránh xe trên các đèo dốc để giảm bớt tai nạn...

1.2.3.3. Hoạt động giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba

Hoạt động giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba là một nhiệm vụ quan trọng trong chu trình kinh doanh BH, là khâu cuối cùng khép lại hoạt động kinh doanh BH của DNBH. Trong đó:

Giám định: là hoạt động do DNBH trực tiếp tiến hành hoặc thông qua một DN hay đại lý giám định khác để thực hiện việc xác định tính chất, nguyên nhân và mức độ tổn thất. Điều quan trọng của công tác giám định là xác định nguyên nhân rủi ro có thuộc phạm vi BH không, tổn thất thực tế là bảo nhiêu.. để làm căn cứ phục vụ cho công tác giải quyết bồi thường và trả tiền BH cho khách hàng được chính xác.

Bồi thường hoặc trả tiền BH: là việc DNBH thực hiện cam kết trong hợp đồng BH, chi trả cho người được BH một khoản tiền nhất định khi xảy ra sự kiện BH.

Đòi người thứ ba: là hoạt động do DNBH trực tiếp tiến hành hoặc thông qua một đại lý trung gian khác để yêu cầu người thứ ba phải bồi hoàn cho những tổn thất do lỗi của người thứ ba đó gây nên sau khi DNBH đã bồi thường và nhận thế quyền từ người được BH.

Chất lượng hoạt động giám định, bồi thường khẳng định chất lượng sản phẩm của chính DNBH, bởi tại khâu này sản phẩm của DNBH mới thực sự được khách hàng sử dụng và đánh giá. Nếu chất lượng tốt, DNBH không những giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút thêm được khách hàng mới, tăng uy tín và thị phần của DN mình.

Nếu giám định và bồi thường tổn thất được coi là một khoản chi thì kết quả của việc đòi người thứ ba được coi như là một khoản thu để giảm chi. Do đó, thực hiện tốt công tác


đòi người thứ ba là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh BH, tăng lợi nhuận cho DN.

1.2.3.4. Hoạt động đầu tư

Bên cạnh hoạt động kinh doanh BH, hoạt động đầu tư có vai trò hết sức quan trọng, nó được coi là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chính cho DNBH.

Hoạt động đầu tư không chỉ giúp các DNBH sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của mình để thu lợi nhuận, mà còn giúp DNBH ổn định để kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Bởi vì: do tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh BH mà các DNBH thường xuyên có một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ vốn điều lệ, lợi nhuận để lại.., trong khi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế luôn ở mức cao. Do đó DNBH có thể sử dụng các nguồn vốn này để đầu tư vào các lĩnh vực mà pháp luật cho phép nhằm mang lại lợi nhuận như: đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, uỷ thác đầu tư…Nguồn thu nhập từ hoạt động đầu tư sẽ giúp DNBH tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, qua đó DN luôn đảm bảo được khả năng chi trả BH cho khách hàng.

Để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động đầu tư của DN, đảm bảo tính thanh khoản và chi trả thường xuyên của DNBH, Điều 11, Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ qui định rõ nguồn vốn dùng để đầu tư của DNBHPNT bao gồm: Vốn điều lệ; Quỹ dự trữ bắt buộc; Quỹ dự trữ tự nguyện; Lợi nhuận để lại; Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nhiệp vụ.

Riêng đối với nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ, thực chất đây là khoản DNBH nợ khách hàng, do đó để đảm bảo khả năng thanh toán của DN, pháp luật qui định rất chặt chẽ tổng hạn mức được phép sử dụng để đầu tư cũng như hạn mức đầu tư cho từng lĩnh vực. Điều 13, Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định DN chỉ được đầu tư nguồn vốn này tại Việt Nam và dùng để: mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN có bảo lãnh; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; mua cổ phiếu, trái phiếu DN không có bảo lãnh; góp vốn vào các DN khác tối đa 35%; kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 20%.


1.2.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Năng lực cạnh tranh của các DNBH trên thị trường DVBH phản ánh khả năng tồn tại và phát triển bền vững của một DN. Năng lực cạnh tranh của DNBH nói chung và DNBHPNT nói riêng thường bị tác động bởi một số yếu tố cơ bản sau:

1.2.4.1. Môi trường vĩ mô

Gồm các yếu tố bên ngoài DN như kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên. Môi trường vĩ mô tạo điều kiện cho các DNBH phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

* Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn và tổng hợp đến các DNBH, trong khuôn khổ luận văn này chỉ nghiên cứu một số yếu tố có tác động trực tiếp nhất. Bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế : Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ phát sinh thêm các nhu cầu mới do thu nhập của người lao động tăng lên và dẫn đến khả năng thanh toán đối với dịch vụ BH cũng tăng lên. Đây vừa là cơ hội lớn để các DNBH mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các DN khi xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, Điều này sẽ làm cho chi phí và tiền lương của DN tăng lên, làm giảm khả năng cạnh tranh của các DNBH.

- Tỷ lệ lạm phát: lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế, làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỉ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Nếu lạm phát liên tục, các hoạt động đầu tư của DN trở thành công việc hoàn toàn may rủi. Sự bất trắc này khiến các DN không muốn bỏ tiền vào đầu tư. Do đó, lạm phát cao luôn là nguy cơ đối với các DNBH.

Có thể nói, có rất nhiều vấn đề trong yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của DNBH. Có những yếu tố là nguy cơ, có những yếu tố là cơ hội. Vì vậy trong quá trình hoạt động, các DNBHPNT phải luôn bám sát phân tích tình hình kinh tế để tận dụng thời cơ trong kinh doanh.

* Yếu tố chính trị và pháp luật

Các DNBHPNT hoạt động trên thị trường phải tuân theo các quy định của Pháp luật như: Biểu phí, hoa hồng phí, thuế, thuê mướn lao động, quảng cáo, quy định môi trường…


Vì vậy đòi hỏi các DNBH cần phải hiểu rõ những quy định của địa phương hoặc của đất nước - nơi DNBH thực hiện các hoạt động kinh doanh. Có như vậy, họ mới thực sự chủ động trước sự thay đổi của môi trường chính trị và pháp luật.

* Môi trường văn hoá, xã hội

Văn hoá, xã hội cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự biến động và phát triển của một DNBH, đặc biệt là các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhu cầu BH như: thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí... Bởi vì nhu cầu BH không phải là nhu cầu căn bản của con người, vì thế nhu cầu BH chi có thể phát triển khi con người đã thoả mãn, đã giải quyết các nhu cầu căn bản khác. Thêm vào đó khi trình độ dân trí nâng lên người dân sẽ nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động BH bảo đảm cho những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Chính điều này đã mở rộng thêm thị trường DVBH.

* Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế

Cũng giống các yếu tố khác đều có tác động hai mặt đến hoạt động kinh doanh của DNBH, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế cũng mở ra rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đem lại cho DN rất nhiều nguy cơ và các mối đe dọa lớn. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sẽ giúp DNBH xoá bỏ các rào cản kinh tế, mở rộng thị trường hoạt động, tiếp thu được những tiến bộ khoa học công nghệ một cách nhanh chóng… Nhưng đồng thời nó lại cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn do sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn trong ngành ngày càng tăng, các DN nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa ngày càng nhiều. Chính vì vậy, các DNBHPNT trong nước phải nhận thức rõ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là một xu thế không thể đảo ngược. Họ buộc phải nâng cao sức cạnh tranh, nhanh chóng nắm lấy cơ hội nhưng đồng thời phải có biện pháp để đẩy lùi và hạn chế những nguy cơ và thách thức.

1.2.4.2. Môi trường kinh doanh trong ngành

Gồm các yếu tố trong ngành kinh doanh BH như: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm thay thế.

* Đối thủ cạnh tranh


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vừa tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các DNBH, vừa tạo ra sức ép đòi hỏi khả năng thích ứng của các DN này. Cạnh tranh giữa các DN nhằm thu hút khách hàng là điều tất yếu và diễn ra ngày càng quyết liệt. sự cạnh tranh giữa các DNBH hoạt động trong ngành là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của DNBH. Nếu sự cạnh tranh này ít sẽ là cơ hội để các DNBH mở rộng hoạt động inh doanh, nhằm chiếm lĩnh thị phần và thu được nhiều lợi nhuận. Còn nếu sự cạnh tranh này diễn ra quyết liệt sẽ là sực ép lớn đối với các DNBH, đặc biệt là các DNBH mới và nhỏ. Vì vậy các DNBH luôn phải biết được đối thủ nào mới xuất hiện; nó có bị cản trở xâm nhập thị trường từ phía các đối thủ khác không? Có thể làm gì để cản trở đối thủ này? Các đối thủ ngang sức có những điểm nào mạnh hơn, điểm nào yếu hơn? Và từ đó họ tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ.

* Sức ép về giá của khách hàng

Sức ép từ phía khách hàng là được coi là một trong những yếu tố quyết định đến công tác hoạch định chiến lược bởi vì khách hàng là mục tiêu hướng tới của bất kỳ DN sản xuất kinh doanh nào. Do đó, DN cũng cần phải trả lời hàng loạt các câu hỏi như:

- Những khách hàng nào quan trọng nhất?

- Số lượng hàng hoá do khách hàng đó tiêu thụ chiếm bao nhiêu % trong tổng số?

- Nếu một khách hàng từ bỏ DN thì sẽ gây thiệt hại cho DN như thế nào?

- Liệu có đối thủ nào cản trở khách hàng trung thành và họ sử dụng thủ đoạn nào?

- Phải làm gì để giữ được khách hàng hiện có và phát triển thêm khách hàng mới?

Khi các DNBH cạnh tranh với nhau, dưới áp lực của khách hàng khiến giá cả bị giảm xuống hoặc họ yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Điều này sẽ làm cho chi phí hoạt động của DN tăng lên. Ngược lại, nếu khách hàng có khả năng bị yếu thế thì sẽ là cơ hội tốt để các DNBH tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn.

1.2.4.3. Môi trường trong nội bộ doanh nghiệp

Gồm các yếu tố bên trong DNBH như: nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu và phát triển, marketing, cơ cấu tổ chức của DN. Cụ thể:

* Tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023