Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 20


quyết chống chủ nghĩa cá nhân, bài trừ bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, phải thực sự là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Quá trình tự hoàn thiện, tự tu dưỡng, tự rèn luyện tính cách là quá trình phấn đấu thường xuyên, liên tục bền bỉ và tự giác.

Người cán bộ lãnh đạo phải rèn luyện qua hoạt động thực tiễn. Đối với mỗi người cán bộ lãnh đạo, việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của bản thân. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn để mỗi người cán bộ lãnh đạo soi vào đó, lấy đó làm căn cứ xác định, đánh giá kết quả quá trình học tập và rèn luyện của mình. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu dưỡng rèn luyện công phu mới có được phẩm chất, tính cách tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện. Qua hoạt động thực tiễn, người cán bộ biết điều chỉnh hành vi của mình và cũng thông qua thực tiễn, tính cách của mỗi người được cụ thể hóa một cách phong phú, đa dạng. Giữa lý luận và hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, thực tiễn không thể thiếu lý luận bởi thực tiễn cần lý luận soi đường để không mắc phải bệnh kinh nghiệm; lý luận cũng không thể xa rời thực tiễn bởi lý luận sẽ rơi vào bệnh giáo điều, quan liêu nếu không dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn.

Thực tiễn ngày nay biến chuyển nhanh và đầy phức tạp. Việc phát triển tư duy không chỉ dừng lại ở nhận thức cho kịp mà để có được tư duy chiến lược thì còn phải có sự vượt trước. Công việc học tập cũng không chỉ dừng lại ở một thời điểm hay học vị nào, mà việc học là công việc cả đời. Phải không ngừng học tập, học nhiều, đọc nhiều, “học không biết chán, đọc không biết mỏi”, kiên quyết khắc phục những biểu hiện lười học tập lý luận chính trị trong cán bộ hiện nay. Rèn luyện đạo đức theo lời Bác căn dặn để có được tinh thần cầu thị trong học tập phát triển năng lực, nâng cao trình độ tư duy chiến lược. Trên thực tế, một người cán bộ, đảng viên có đạo đức, có tâm huyết thì sẽ cố gắng học tập để có kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.


Tiểu kết chương 4


Ngày nay, việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của đất nước. Thời gian qua, Đảng ta thông qua nhiều chủ trương, chính sách khác nhau đã thể hiện sự chú trọng đối với việc đổi mới tư duy thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bằng sự đổi mới tư duy, cán bộ lãnh đạo nước ta đã chèo lái con tàu, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đến với những thành tựu lớn. Chúng ta từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nay đang từng bước vững chắc trên công cuộc đổi mới với khả năng thích ứng tốt cùng sự phát triển của thế giới.

Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển ngày càng mạnh đã tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta, đòi hỏi đội ngũ này phải nâng cao chất lượng, đồng thời phải vững vàng cả về ý thức chính trị, giữ được phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống đúng mực, tránh được những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Việc rèn luyện nâng cao trình độ tư duy chiến lược không phải là công việc dễ dàng hoàn thành trong một giai đoạn hay một khóa học cụ thể nào đó mà đó là cả một quá trình, gắn liền và đồng hành cùng mỗi chủ thể. Rèn luyện nâng cao trình độ tư duy chiến lược có thể có nhiều giải pháp khác nhau, trong phạm vi luận án, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu, đó là: đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua cả học tập lý luận và hoạt động thực tiễn; tăng cường thông tin đối ngoại và khoa học dự báo; phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực thực sự ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng được nhiệm vụ, được những đòi hỏi của thực tiễn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 20

Tư duy chiến lược có vai trò hết sức quan trọng đối với đội ngũ những người cán bộ lãnh đạo. Bồi dưỡng, học tập, rèn luyện nhằm nâng cao trình độ tư duy chiến lược là yêu cầu cần thiết và cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra trong xu hướng biến đổi chung của toàn thế giới, đảm bảo cho đất nước với những bước phát triển bền vững, khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên trường quốc tế. Có tư duy chiến lược sẽ giúp cho chủ thể có tầm nhìn xa trông rộng, sớm phát hiện được các tín hiệu của sự thay đổi, của cái mới, của bước ngoặt, kịp thời phát hiện xu hướng biến đổi của sự vật, hiện tượng. Tư duy chiến lược định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người; dự báo được các tình huống có thể xảy ra; trên cơ sở đó chủ động đề ra các phương án dự phòng, khắc phục tầm nhìn hạn hẹp, những sai lầm trong lương lai.

Việt Nam những năm tới, tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu to lớn đạt được trong công cuộc đổi mới, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra nhiều thời cơ phát triển mới, thúc đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cũng còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức: tình hình thế giới biến đổi nhanh, phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, suy thoái. Các thế lực thù địch tăng cường thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đã tác động trực tiếp tới đất nước ta. Những thành tựu, kinh nghiệm của thời gian qua và tiềm năng, nguồn lực phát triển của đất nước tạo cho nước ta thế và lực cần được khai thác và phát triển hợp lý. Việc triển khai thực hiện đồng bộ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chủ động và tích cực tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển nhanh, toàn diện và bền vững hơn trong những năm tới.


Vai trò quan trọng của tư duy chiến lược đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tư duy chiến lược cần được chú trọng hơn nhằm phát huy có hiệu quả tầm nhìn xa, trông rộng; khả năng sáng tạo; năng lực dự báo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay. Trong thời gian tới, cùng với sự đổi mới trong thực tiễn, việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược vẫn tiếp tục là nội dung quan trọng đối với việc hoàn thiện, nâng tầm đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta.

Trên cơ sở tiếp cận và tìm hiểu về tư duy chiến lược, luận án bước đầu đưa ra một số những yếu tố của tư duy chiến lược, tìm hiểu thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Công cuộc đổi mới sẽ tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, theo đó cần bổ sung những giải pháp mới phù hợp, đây cũng chính là hướng đi cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả để nội dung nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hoàn thiện hơn, góp phần vào sự phát triển của đất nước trong dòng thời đại.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Nguyễn Thị Hải Yến (2014), "Vai trò của tư duy chiến lược đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Thủ đô", Tạp chí Tri thức phát triển (30).

2. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), "Bồi dưỡng tư duy chiến lược để khắc phục bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ", Tạp chí Giáo dục lý luận, (227).

3. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), "Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh để rèn luyện tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (231).

4. Nguyễn Thị Hải Yến (2018), "Nâng cao tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong tình hình mới", Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị, (11).

5. Nguyễn Thị Hải Yến (2018), "Một số giải pháp cơ bản nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay", Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị, (12).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Avinát C.Đixit và Beri Gi.Nênbắp (1997), Tư duy chiến lược, công cụ sắc bén trong chính trị, kinh doanh và đời thường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. B.Brugen, M.Stasbird (2014), Năm nhân tố phát triển tư duy hiệu quả, Minh Hiền dịch, Nxb Lao động, Hà Nội.

3. Thái Kiến Ba, Chu Minh và Vĩ Học Cơ (2003), “Một số vấn đề cán bộ lãnh đạo cần chú ý nắm bắt khi bồi dưỡng tố chất tư duy chiến lược”, Phan Huy Quang dịch, Tạp chí Diễn đàn Công đoàn (5), kỳ thứ 3, quyển thứ 9.

4. Hoàng Chí Bảo (2013), “Năng lực lãnh đạo chiến lược - quan niệm, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10).

5. Hoàng Chí Bảo (2018), “Phương thức đánh giá, đo lường kiến thức và năng lực của cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược”, tại trang http://www. tapchicongsan.org.vn/, [truy cập ngày 20/1/2019].

6. Bộ Chính trị (2017), Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2019), "Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư", Báo Nhân dân, ngày 30/9.

8. Bruce, Andy (2007), Tư duy chiến lược, Lê Ngọc Phương Anh dịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Vương Như Cần (2001), “Tư duy chiến lược của cán bộ lãnh đạo cần đủ bốn quan điểm”, Phan Huy Quang dịch, Tạp chí Tiền tuyến, (12).

10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (1999), Vấn đề về tư duy trong triết học Hêghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên) (2001), Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam, Viện Triết học xuất bản, Hà Nội.


12. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (Đồng chủ biên) (2002), Những vấn đề lý luận đặt ra từ các văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Vấn đề rèn luyện tư duy và nâng cao năng lực tư duy cho cán bộ trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr.16-20.

14. Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1995), Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Viết Lộc (2016), Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tham mưu chiến lược, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Phạm Như Cương (1999), Đổi mới phong cách tư duy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. D.J.Levitin (2017), Tư duy có hệ thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

18. Phan Đình Diệu (1990), "Lý luận nhận thức của Lênin và việc đổi mới tư duy", Tạp chí Triết học, (2).

19. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

31. Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Ngô Huy Đức (2018), “Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược”, Tạp chí Cộng sản, (906).

33. E.V.Ilencôv (2002), Lôgíc học biện chứng, Nguyễn Anh Tuấn dịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

34. Harold Koontz, Cyil Odonnell và Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

35. Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống con người Việt Nam hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Vũ Minh Hiếu (2017), "Năng lực tư duy lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận", Tạp chí Triết học, (10).

38. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1988), Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận, Hà Nội.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí