Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại - 21

Thứ năm, trong bối cảnh thương mại tự do mở rộng, một thế giới phẳng như ngày nay, chúng ta thấy rằng hầu hết các hiệp định thương mại đều gắn nội dung CSR, mặt khác ý thức, nhận thức, các tiêu chuẩn của người tiêu dùng ngày càng cao, họ ngày càng đề cao tinh thần CSR trong quyết định mua hàng hóa dịch vụ của mình. Do vậy việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp là một yếu tố sống còn khi muốn tham gia thị trường thương mại trong nước và quốc tế.

Thứ sáu, Luận án "Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại" được thực hiện nghiên cứu một cách nghiêm túc, từ các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã góp phần vào việc xác định các cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện và thực tế về thực hiện CSR đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có góc nhìn về tổng quan về CSR, vai trò đối với hoạt động kinh doanh thương mại cũng như xu hướng gắn CSR trong các hiệp định kinh doanh thương mại hiện nay. Tuy nhiên do trong quá trình nghiên cứu còn hạn chế bởi nhiều yếu tố, nên luận án còn những điểm yếu nhất định, rất mong quý thầy cô thông cảm.

Thứ bẩy, từ các kết quả nghiên cứu, NCS xin đưa ra được một số kiến nghị cùng với nội dung quy trình giải pháp thực hiện CSR gợi ý nhằm giúp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện CSR tốt hơn, nhằm tăng giá trị thương hiệu và đúng quy định về CSR trong các hiệp định thương mại, từ đó làm đòn bẩy thúc đẩy mở rộng thị trường kinh doanh thương mại quốc tế. Góp phần giúp doanh nghiệp và xã hội chúng ta phát triển bền vững trên ba trụ cột chính: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.

KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Trong suốt quá trình nghiên cứu đến thời điểm này và để phục vụ cho công tác giảng dạy tiếp theo. Tác giả dự kiến triển khai mở rộng nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong bối cảnh kinh doanh bền vững với các hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu, tác giả Luận án sẽ mở rộng nghiên cứu thêm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, so sánh việc thực hiện

CSR tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN và các DN Việt Nam, xác định mức độ sự khác biệt chênh lệch đó do các yếu tố nào là chính để có các giải pháp hiệu quả hơn.

Thứ hai, về giải pháp, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu giải pháp thực hiện CSR đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề CSR. Do bởi nhiều yếu tố phụ thuộc như tài chính và nhân sự còn yếu, mặt khác DN chưa hiểu rõ vai trò tác động của CSR đến hoạt động kinh doanh thương mại, đến sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp mình và xã hội.

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu về “Doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” hay “kinh doanh có trách nhiệm”, đây là một lĩnh vực hiện nay đang được các tổ chức đề cặp đến khá nhiều. Đặc biệt sau những biến động dịch bệnh gây tổn thất nặng nề đến kinh tế, đến xã hội và sức khỏe tinh thần của con người chúng ta, thì việc doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm càng cần được quan tâm và cần đầu tư thực hiện, để đóng góp cho xã hội chúng ta phát triến trong một môi trường sống tốt đẹp hơn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại - 21

1. Trần Đức Dũng (2013), “Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Việt Nam” Tạp chí Kinh tế và phát triển (1859 – 0012).

2. Trần Đức Dũng (2015), “Từ trách nhiệm xã hội đến doanh nghiệp xã hội Và việc giảng dạy tại các trường đại học” Hội thảo Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

3. Trần Đức Dũng (2016), “Thực trạng văn hóa và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, những cơ hội và thách thức” Hội thảo Quốc tế (987- 604-9802-12-6), Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

4. Trần Đức Dũng (2016), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế” Tạp chí Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương (10/2016) 0866 – 7853.

5. Trần Đức Dũng (2020), “Trách nhiệm xã hội và sự tác động đến quyết định mua của khách hàng” Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 1/2020 (0868 - 3908)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2015), Phương pháp nghiên cứu định tính, NXB Đại học KTQD. Hà Nội

2. Dương Thị Liễu (2012), Văn hóa và Đạo đức kinh doanh, NXB Đại học KTQD, Hà Nội

3. Nguyễn Mạnh Quân (2009), Phương pháp nghiên cứu đạo đức kinh doanh và Văn hóa công ty, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.

4. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.

5. Bùi Xuân Phong (2009), Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp,

NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Thắng (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

7. Lê Thanh Hà (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, NXB Tri Thức, Hà Nội.

9. Lê Thanh Hà (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Laura P. Hartman & Joe DesJadins (2012): Đạo đức kinh doanh, dịch bởi Nhóm dịch thuật DTU, NXB Tổng hợp TP HCM, TPHCM.

11. Michel Capron và Fran oise Quairel-Lanoizelée 2009): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, dịch bởi Lê Minh Tiến, NXB Tri thức, Hà Nội.

12. Linda Ferrell, O.C Ferrell, Geoffrey (2017) Kinh doanh trong một thế giới thay đổi, dịch bởi Tập thể giáo viên Khoa Quốc tế - ĐH Kinh Tế HCM, NXB Kinh tế TPHCM.

13. U.s Department 0f Commerce (2007), Đạo đức kinh doanh – Cẩm nang quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm trong các nền kinh tế thị trường mới nổi, dịch bởi Nguyễn Thị Hoàng Anh, Đặng Thùy Trang, NXB Công ty Văn hóa Phương Nam. TPHCM.

14. Hoàng Thị Thanh Hương (2012), „Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp‟, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 189, tr 24-29.

15. Trần Đức Dũng (2016), „Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế‟, Tạp chí Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương mại - Bộ Công Thương (10/2016) 0866 - 7853.

16. Trần Đức Dũng (2020), “Trách nhiệm xã hội và sự tác động đến quyết định mua của khách hàng”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, 1/2020 (0868 - 3908).

17. Lê Thanh Hà (2011), “Nâng cao vai trò của các bên liên quan trong việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động xã hội, số 401, tr 22- 25.

18. Lê Thanh Hà (2009), “Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 353, tr 28- 29.

19. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí ĐH QGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 9, tr 232 – 238.

20. Hoàng Thị Thanh Hương và Đặng Thị Kim Thoa (2012), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181 (II), tr 109-111.

21. Hoàng Thị Thanh Hương và Lê Công Hoa (2013), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may và chiến lược trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt tháng 9, tr. 41-47.

22. Lê Thị Thu Thủy (2013), "Thực hiện trách nhiệm xã hội - Lợi ích đối với doanh nghiệp", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 192, tr. 42-4

23. Nguyễn Ngọc Thắng & Nguyễn Ngọc Phú (2016), “Về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2, tr. 6-8.

24. Lê Phước Hương, Lưu Tiến Thuận, (2017) “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổng hợp một số chủ đề và đề xuất nghiên cứu”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 10, tr 23-27.

25. Nguyễn Thị Hồng (2017), “Đánh giá nỗ lực thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại nơi làm việc trong các ngành sử dụng nhiều lao động”, Tạp chí Lao động và xã hội, Số 542, tr. 42-44

26. Nguyễn Văn Thắng (2009), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam theo khung tham chiếu của Hiệp ước toàn cầu", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 195, tr. 3-9.

27. Trần Anh Phương (2009), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, số 8, tr 219 - 223.

28. Đặng Thị Hoa, Giáp Thị Huyền Trang (2016), “Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trường hợp nghiên cứu điểm tại công ty TNHH Long Hà

– Bác Giang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1/2016, tr 101,

29. Trần Đăng Khoa (2016), “Mối quan hệ giữa CSR và sự tham gia của người lao động trong các công ty tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 234(II), tr. 61-70.

30. Trần Hồng Minh (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: nhận thức và thực tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3, trang 25 -27

31. Hoàng Anh Viện (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài sản thương hiệu và kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên công ty du lịch trong bối cảnh hội nhập TPP”, Tạp chí Khoa học, ĐH Thành Phố HCM, số 79, tr 61- 65.

32. Phạm Việt Thắng (2011), “Con đường thực thi chiến lược trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp Viêt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 169, tr 55-60.

33. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2014), “Về trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10, tr 59-61.

34. Phạm Đức Hiếu (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng thưc hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 246, tr 10- 16.

35. Nguyễn Đình Tài (2010), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra hôm nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2, tr 8- 10

36. Trần Kim Hào (2010), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp- vấn đề đặt ra từ thực tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, số 26, tr 232- 238.

37. Nguyễn Quang Hùng (2010), “Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học và Xã hội, số 4, tr 15-26.

38. Hoàng Xuân Huy (2020), “Tăng cường tính tựu nguyện và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy tắc quốc tế và hiệp định thương mại tự do”, 10/2020, [(http://tapchimoitruong.vn/moi-truong-va-cong-dong- 84/T%C4%83)]

39. Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (2016), “Hội nhập TPP và Thực hiện trách nhiệm xã hội”, 7/2017, [(https://trungtamwto.vn/chuyen-de/ 8318-hoi-nhap-tpp-va-thuc-hanh- trach-nhiem-xa-hoi)]

40. Nguyễn Đình Cung (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam, truy cập 28/7/2018. [https://thongtinphapluatdansu.edu.vn]

41. Ngô Ngãi (2016), “Doanh nghiệp vẫn mô hồ về Trách nhiệm xã hội”, 10/2018, [(https://baodauthau.vn/doanh-nghiep-van-mo-ho-ve-trach-nhiem- xa-hoi-post1. Html)]

42. Hồ Hường, Đình Mạnh (2021), “Hội thảo về Trách nhiệm xã hội, CSR nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”, 5/2021, [(http://www.csr- vietnam.eu/index.php? id=38&L=1)]

43. Đỗ Duy Kiên (2021), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam

– Góc nhìn trong thời covid”, 6/2021, [https://tapchicongthuong.vn/bai- viet/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-tai-viet-nam-goc-nhin-trong-

thoi-ky-covid-19-241.htm]

44. Lưu Ngọc Liêm (2020) “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”, 5/2021, [https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- doanh/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-trong-boi-canh-hien-nay- 328432.html.]

45. Bùi Nhất Giang (2020) “Trách nhiệm xã hội với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, 5/2021, [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trach-nhiem- xa-hoi-voi-su-phat-trien-ben-vung-cua-doanh-nghiep-7323]

46. Phan Thanh Hải, Hoàng Anh Thư (2021), “Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành hàng không”, 11/2021, [https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nghien-cuu-ve-trach-nhiem- xa-hoi-cua-doanh-nghiep-trong-nganh-hang-khong-338334.html]

47. Trần Vũ Ngân Giang (2021), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ”, 11/2021, [https://tiasang.com.vn/-dien-dan/Trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh- nghiep-nho--26784.]

48. Nguyễn Văn Dương (2021), “Nhân viên CSR là gì? Vị trí của nhân viên CSR trong ngân hàng là gì?”, 10/2021, [https://luatduonggia.vn/nhan-vien- csr-la-gi-vi-tri-nhan-vien-csr-trong-ngan-hang-la-lam-gi/]

49. Lê Nguyễn (2021), “Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng phát triển bền vững”, 4/2021, [https://baochinhphu.vn/doanh-nghiep-the- hien-trach-nhiem-xa-hoi-huong-den-phat-trien-ben-vung-102303923.htm.]

50. Nguyễn Thị Yến (2021), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp Việt Nam”, 10/2021, [http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep- theo-quy-dinh-tai-luat-doanh-nghiep-viet-nam-78506.htm]

51. Phạm Minh Đức (2010), “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, một số lý luận và thực tiễn cấp bách”, 5/2021, [https://phapluatdansu.edu.vn/2010/02/20/12/06/4438/]

52. Ousmane Dione (2019), “Kinh doanh có trách nhiệm, nền tảng tốt nhất để phát triển đột phá thành công”, 5/2021,

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí