Sử Dụng Mô Hình Kinh Tế Lượng Để Nghiên Cứu Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng


chiếu số liệu hàng ngày. Hệ thống T24 sẽ tự động tập hợp số liệu của các chi nhánh hàng ngày và lập các Báo cáo Tài chính cũng như những báo cáo khác theo các tiêu thức quản trị khác nhau như báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết, báo cáo phân tích,… Các mẫu báo cáo của T24 có tính nhất quán với hoạt động của Ngân hàng.

Techcombank cũng có lộ trình chuẩn bị về hệ thống CNTT, cơ sở dữ liệu như xây dựng hệ thống khởi tạo khoản vay LOS, hệ thống quản lý TSBĐ, hệ thống quản lý thu hồi nợ, hệ thống quản lý văn bản, công cụ tính toán vốn để đảm bảo hạ tầng cơ sở tin học đáp ứng với các phương pháp QTRRTD tiên tiến theo thông lệ quốc tế và Basel II

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để đo lường RRTD cho các hoạt động được ghi nhận trên cả nội và ngoại bảng báo cáo cân đối Tài chính. Hệ thống thông tin dữ liệu có đủ các thông tin tin cậy cung cấp cho công tác báo cáo và đánh giá RRTD. Các số liệu có thể được kết xuất tại bất cứ thời điểm nào theo yêu cầu quản trị cụ thể. Căn cứ vào các số liệu được cung cấp, các nhân viên phân tích tài chính có thể có những nhận định chính xác, kịp thời nhằm chỉ ra được các rủi ro có tính trọng yếu nói chung và RRTD nói riêng để từ đó, báo cáo lên các cấp quản lý để kịp thời nằm được tình hình và có biện pháp xử lý.

Việc kiểm soát dữ liệu được thực hiện với 2 loại hoạt động kiểm soát sau:

•Hoạt động kiểm soát thủ công được thực hiện bởi các cá nhân có thẩm quyền mà không có sự trợ giúp của các thiết bị hỗ trợ kiểm soát.

•Hoạt động kiểm soát tự động được tích hợp vào các hệ thống core banking T24. Kiểm soát tự động được coi là đáng tin cậy hơn, do khả năng ngăn chặn các lỗi được nhập vào hệ thống. Qua đó giúp nhận diện các rủi ro và kiểm soát tính tuân thủ với các quy định và những mục tiêu đã được đặt ra.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng đã xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ cho quy trình kiểm soát, quy trình tín dụng, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng. Techcombank cũng là một trong các ngân hàng đầu tiên triển khai kết nối dữ liệu toàn diện với Trung tâm Tín dụng Quốc gia (CIC) bằng phương thức Host-to-Host. Hệ thống tra cứu thông tin tín dụng tập trung này giúp đơn vị kinh doanh chủ động trong việc tra cứu thông tin KH, nâng cao tính bảo mật cho KH, giảm thiểu rủi ro hoạt động, tối ưu hóa việc sử dụng và chia sẻ dữ liệu nội bộ, đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.

Trong năm 2018-2019 Techcombank cũng đang triển khai dự án Business Credit Decision Engine (BCDE). Đây là một nền tảng tích hợp hỗ trợ tập hợp các thông tin liên quan tới hoạt động quản lý RRTD cho KHDN, bao gồm phân tích tài chính, xếp hạng tín dụng, quy trình tín dụng, cảnh báo sớm và theo dõi các điều kiện tín dụng, theo dõi và


kiểm soát các hạn mức và số dư, báo cáo,...Có thể nói, Techcombank là một trong số các ngân hàng chú trọng tới đầu tư cho công nghệ, trong giai đoạn 2015 - 2018, ngân hàng đã đầu tư hơn 300 triệu USD để đầu tư vào hệ thống công nghệ, cơ sở hạ tầng tin học, phục vụ ngân hàng số.

Đồng thời, Techcombank hiện đang triển khai dự án Risk data mart nhằm chuẩn hóa về mặt dữ liệu rủi ro, tạo nguồn dữ liệu tin cậy thống nhất và cung cấp các công cụ tự động hóa hỗ trợ cho hệ thống các báo cáo quản lý rủi ro, báo cáo đánh giá về vốn và tài sản giúp Techcombank có thể ra các quyết định quản trị hiệu quả và chủ động trong công tác QTRR.

2.2.3. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

2.2.3.1. Cơ sở lý thuyết

Dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đây đã công bố về các yếu tố cấu thành năng lực QTRRTD cùng các yếu tố đề xuất dựa trên khung QTRRTD của Basel đã trình bày ở chương 1, NCS đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố: năng lực quản trị điều hành, năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD, năng lực KSRRTD, năng lực xử lý RRTD, năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học, năng lực nguồn nhân lực tới năng lực QTRRTD.

NCS sử dụng phần mềm SPSS 22, một phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng để mã hóa dữ liệu, khai báo và nhập dữ liệu.

Nghiên cứu với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực QTRRTD tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam. Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:


Hình 2. 4: Quy trình nghiên cứu



Cơ sở lý thuyết

THANG

ĐO

Dữ liệu thực nghiệm

Thống kê mô tả

Phân tích dữ liệu sơ bộ

Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo

Nghiên cứu chính thức (định lượng)

(n=200)

Thống kê mô tả các biến hồi quy

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Tổng hợp các giả thuyết kết quả

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kết quả chạy mô hình nghiên cứu

Kiểm định giả thuyết hồi quy

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha

Kiểm tra tương quan biến tổng, kiểm tra Cronbach’s alpha

Phân tích nhân tố khám phá

Phâichích EFA và tổng phương sai trích

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

2.2.3.2. Thiết kế thang đo

Các thang đo của các yếu tố trong mô hình sử dụng thang điểm đánh giá từ 1 đến

5. Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

A. Năng lực quản trị điều hành (03 tiêu chí): Al. Thiết lập; A2. Thực hiện; A3. Giám sát

B. Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD: Bl. Thiết lập; B2. Vận hành; B3. Giám sát, cải tiến.

C. Năng lực KSRRTD (04 tiêu chí): Cl. Thiết lập C2. Vận hành, áp dụng C3. Giám sát, cải tiến; C4. Tính độc lập

D. Năng lực xử lý RRTD (03 tiêu chí): Dl. Thiết lập; D2. Thực hiện; D3. Giám sát, cải tiến


E. Năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học (3 tiêu chí) E1. Tính đầy đủ; E2. Tính hiện đại; E3. Tính đồng bộ

F. Năng lực nguồn nhân lực (3 tiêu chí): Fl. Hình thức; F2.Tần suất; F3. Nội dung

2.2.3.3. Dữ liệu thực nghiệm

Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Báo cáo của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: Nguồn dữ liệu này chủ yếu từ các báo cáo công bố của Techcombank, ngoài ra, tác giả có tiếp cận một số văn bản nội bộ của Techcombank về QTRRTD.

Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Điều tra, phỏng vấn được thực hiện trong năm 2018 và năm 2019. Bảng hỏi được thiết kế biểu thị các thước đo của các biến số, đánh giá dựa trên thang đo từ 1 - 5. Mẫu phỏng vấn 300 cán bộ QLRRTD và cán bộ nghiệp vụ tại Techcombank ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Phương thức thực hiện qua email, phỏng vấn và phát phiếu trực tiếp. Dữ liệu này đáng tin cậy được phỏng vấn trực tiếp qua các câu hỏi mang tính gọi mở và đánh giá dựa trên các thang đo.

Thiết kế câu hỏi khảo sát

Cơ sở thiết kế câu hỏi khảo sát

Từ kết quả hệ thống nghiên cứu và bổ sung/cập nhật với thực trạng năng lực QTRRTD tại Techcombank, 6 yếu tố cấu thành khung năng lực QTRRTD (i) Năng lực quản trị điều hành (ii) Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD (iii) Năng lực KSRRTD (iv) Năng lực xử lý RRTD (v) Năng lực nguồn nhân lực (vi) Năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học được xác định có ảnh hưởng quan trọng tới Năng lực QTRRTD tại Techcombank. Việc xác định các yếu tố cấu thành này là cơ sở thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát các Lãnh đạo/Cán bộ NHTM - những người trực tiếp thực hiện hệ thống QLRRTD của Ngân hàng, để đánh giá nhận thức của họ về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành tới năng lực QLRRTD.

Bảng câu hỏi khảo sát được lựa chọn cho nghiên cứu này bởi tính thuận tiện đối với người trả lời. Bảng câu hỏi cũng cần được thiết kế dễ hiểu, phương pháp giấu tên người trả lời giúp gia tăng độ chính xác của các thông tin thu thập được trong một số các câu hỏi mang tính nhạy cảm được yêu cầu [89]. Đây cũng là phương pháp thực hiện của phần lớn các nhà nghiên cứu.

Thiết kế Bảng hỏi khảo sát

Mục đích của cuộc khảo sát là để thu hồi ý kiến đánh giá của Lãnh đạo/Cán bộ NHTM về mức độ ảnh hưởng đến năng lực QTRRTD tại Techcombank. Câu hỏi được


thiết kế chủ yếu từ cấu trúc lý thuyết trong nghiên cứu này.

Nội dung Bộ câu hỏi được chia thành 2 phần lớn:

Phần I. Thông tin chung về người trả lời và bộ phận công tác

- Họ và tên (Không bắt buộc):

- Nghiệp vụ chính thực hiện:

- Chức vụ:

- Số năm kinh nghiệm về QLRRTD nghiệp vụ phụ trách:

- Tên chi nhánh Ngân hàng nơi người trả lời công tác.

Phần II. Nội dung chính của Bảng câu hỏi: Bao gồm 29 câu hỏi được thiết kế để thu thập câu trả lời của đối tượng khảo sát - Lãnh đạo/Cán bộ Techcombank cho biết nhận thức và đánh giá của họ về các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực QTRRTD. Các câu hỏi được phát triển từ 6 yếu tố được nghiên cứu và trình bày trong Chương 1 - là những yếu tố được giả thuyết là quan trọng đối với năng lực QTRRTD

Đối tượng khảo sát có thể đánh dấu vào 1 trong 5 lựa chọn tương ứng với thang đo đánh giá từ 1 - Rất thấp; 2 - Thấp; 3 - Bình thường; 4 - Cao; 5 - Rất cao và thang đo 5 mức độ quan trọng từ 1 - Rất không quan trọng; 2 - Không quan trọng; 3 - Bình thường; 4

- Quan trọng; 5 - Rất quan trọng. Một số câu hỏi được thu thập để đánh giá thực trạng và mong muốn của người được trả lời về việc thực hiện các yếu tố để phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp.

Kết quả khảo sát sau khi được tổng hợp/phân tích sẽ cho biết đánh giá về các yếu tố tới năng lực QTRRTD và về tầm quan trọng của các yếu tố cũng như đánh giá của các Lãnh đạo/cán bộ Ngân hàng về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực QTRRTD tại Techcombank.

Nội dung cụ thể của bảng hỏi được trình bày ở phụ lục 03

Lựa chọn đối tượng khảo sát

Trong phạm vi nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu (Đổi tượng khảo sát được lựa chọn để khảo sát) là 300 Lãnh đạo/cán bộ ở các nghiệp vụ liên quan tới RRTD

Lựa chọn mẫu khảo sát

Theo Cooper và Emory (1995) [60], mẫu chọn có thể xác định từ mục tiêu và những vấn đề được đề cập trong nghiên cứu. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu này, nếu phỏng vấn tất cả các Lãnh đạo/Cán bộ tại Techcombank sẽ tốn thời gian và chi phí. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn 300 Lãnh đạo/cán bộ ở các nghiệp vụ có liên quan tới hoạt động QTRRTD. Việc phỏng vấn/khảo sát CB và LĐ này sẽ có thể thu được nhiều dữ liệu đánh giá.


Kích cỡ mẫu

Theo nghiên cứu của Cooper và Emory (1995) [60], cỡ mẫu được quyết định bởi việc xem xét thòi gian, nguồn lực, tỷ lệ đáp ứng mong đợi và yêu cầu thống kê, phân tích về vấn đề được nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 300 Lãnh đạo/Cán bộ của Techcombank.

Đặc điểm chính của đối tượng khảo sát

Mẫu nghiên cứu là các cán bộ có kinh nghiệm về hoạt động Ngân hàng để hiểu rõ và đánh giá được mức độ quan trọng của từng yếu tố. Vì vậy, đặc điểm chính của mẫu nghiên cứu được lựa chọn trong nghiên cứu này như sau:

- Là Lãnh đạo/Cán bộ của Techcombank, có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm tại vị trí công tác.

- Có sự đa dạng trọng nhóm các Lãnh đạo/Cán bộ được phỏng vấn về hoạt động nghiệp vụ. Bao gồm đảm nhiệm các nghiệp vụ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng như (Tín dụng bán buôn (KHDN), Tín dụng bán lẻ (Khối BL); Kế toán, kho quỹ, Kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, Thẻ, Pháp chế, Nhân sự, Hành chính quản trị...)

Phương pháp khảo sát và thu hồi phim khảo sát

Phương thức thực hiện trả lời Bảng hỏi khảo sát thông qua 2 hình thức (i) Trực tiếp: Thông qua phỏng vấn, phát phiếu khảo sát hoặc (ii) Thông qua việc gửi qua emai.

Đối với hình thức trực tiếp: Hình thức phỏng vấn trực tiếp và thu thập ý kiến thông qua việc phát phiếu điều tra tại các lớp học được áp dụng với các LĐ/CB trong các nghiệp vụ khác nhau tại Techcombank, là những người trực tiếp QLRRTD trong nghiệp vụ của bản thân họ nhưng không trực tiếp chuyên trách về QLRRTD tại Techcombank. Hình thức phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra khá thuận tiện và dễ dàng thu được kết quả có thể sử dụng ngay cho việc thử nghiệm kết quả nghiên cứu.

Đối với hình thức gián tiếp: Nội dung của email giải thích ngắn gọn về năng lực QLRRTD được quy định trong nghiên cứu này, mục đích của nghiên cứu và thông báo về thời gian quy định để trả lời các câu hỏi. Hình thức email áp dụng đối với các Lãnh đạo/cán bộ đã khá am hiểu về năng lực QTRRTD và những nội dung liên quan đến QLRRTD nhằm để thu nhận được ý kiến của họ trong từng mức độ quan trọng của các yếu tố được xét tới trong nghiên cứu và những ý kiến chuyên sâu bổ sung để mở rộng nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.3.4. Thống kê mô tả

Kết quả khảo sát cuối cùng để thực hiện phân tích dữ liệu thu được 200 phiếu hợp


lệ, trong đó hình thức trực tiếp đạt 192 phiếu (96%), hình thức gián tiếp qua Google mail đạt 8 phiếu chiếm 4%. Phiếu phản hồi có độ tin cậy cao và thể hiện các Lãnh đạo/cán bộ có ý thức trả lời cũng như hiểu biết sâu về câu hỏi khảo sát.

Phiếu khảo sát được phát tới 300 Lãnh đạo/cán bộ của Techcombank kết quả thu hồi được 200 phiếu hợp lệ, tỷ lệ thu hồi phiếu đạt 67%, cụ thể về bộ phận làm việc của các đối tượng phỏng vấn như biểu đồ

Biểu đồ 2. 9: Nghiệp vụ đối tượng khảo sát


7.0%

9.5%

31%

6.0%


8.0%


7.0%

12.5%

8.5%

10.5%

Tín dụng

Quản lý rủi ro Phân tích tài chính

Thanh toán quốc tế Kế toán

Quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại

Nhân sự

Công nghệ thông tin Khác

Nguồn: Kết quả khảo sát

Trong đó, 18% đối tượng là Lãnh đạo, 82% là Cán bộ Techcombank. Trong đó hầu hết là các cán bộ có kinh nghiệm QTRRTD và nghiệp vụ quản lý từ 2-3 năm và lớn hơn 5 năm.

Biểu đồ 2. 10: Kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát

Lớn hơn 5 năm

59

29

3 - 5 năm

17

4

2 - nhỏ hơn 3 năm

59

Cán bộ

Lãnh đạo

2

Từ 1 - nhỏ hơn 2 năm

24

1

0

10

20

30

40

50

60

70

Nguồn: Kết quả khảo sát

Mẫu phản hồi đều là Lãnh đạo/Cán bộ đã có kinh nghiệm trong các nghiệp vụ khác nhau của Techcombank nên đáp ứng được về mặt đa dạng trong nghiệp vụ, kinh nghiệm. Vì vậy, dữ liệu trả lời thu được có thể xác định là đáng tin cậy và chất lượng cao.


2.2.3.5. Phân tích dữ liệu sơ bộ và giả thuyết thử nghiệm

Dữ liệu sơ cấp: Dựa trên kết quả thu hồi 200 phiếu khảo sát, tác giả mã hóa dữ liệu, khai báo và nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS, thực hiện phân tích độ tín cậy của từng yếu tố, tác giả cũng sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả (tính trung bình Mean và độ lệch chuẩn) để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố/nhóm yếu tố cấu thành năng lực QTRRTD dưới góc nhìn của Lãnh đạo/Cán bộ được kiểm soát. NCS cũng thực hiện so sánh với một số các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tiền nhiệm kết hợp với ý kiến chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải pháp liên quan đến cơ quan quản lý Nhà nước, Techcombank về năng lực QTRRTD trong phạm vi nghiên cứu.

Dữ liệu thứ cấp: Căn cứ và các báo cáo của Techcombank thu thập được và những phân tích, bình luận của các chuyên gia trên phương tiện truyền thông kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để có những giải pháp phù hợp.

2.2.3.6. Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực QTRRTD bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị lớn nhất 0,825 thuộc về yếu tố F (yếu tố năng lực nguồn nhân lực), hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất 0,605 thuộc về yếu tố C (yếu tố Năng lực KSRRTD).

Tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố đạt yêu cầu đều tương đối cao từ 0,6 trở lên. Và như vậy, trước khi đi vào phân tích yếu tố và chạy mô hình hồi quy, tác giả đã kiểm tra các hệ số Cronbach’s Alpha để bảo đảm tính hợp lý của mô hình.

Bảng 2.15: Hệ số Cronbach’s Alpha các biến độc lập


STT

Yếu tố

Cronbach’s Alpha

Số biến

1

A

0,631

3

2

B

0,618

3

3

C

0,605

4

4

D

0,823

3

5

E

0,746

3

6

F

0,825

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 16

Bảng 2. 16: Hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc


Cronbach’s Alpha

Số biến

0,716

3

Với sự đảm bảo điều kiện trong phân tích EFA, các yếu tố được đưa vào kiểm định độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,716 > 0,6 => giá trị này tương đối cao và đảm bảo sự phù hợp.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí