Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT THÔNG QUA XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


Sinh viên thực hiện : Kiều Thị Hồng Anh Lớp : Nhật 3

Khoá : 41F - KTNT

Giáo viên hướng dẫn : Cô Vũ Thị Hạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


HÀ NỘI, 11/2006

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 1


LỜI NÓI ĐẦU


Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang nỗ lực hết sức để gia nhập WTO. Tháng 11 năm 2006, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO. Khi ấy, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dù lớn hay nhỏ, đều phải chấp nhận “chung một sân chơi “ về nhiều lĩnh vực. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội quan trọng để phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Sức ép cạnh tranh để giành giật thị trường diễn ra trên phạm vi toàn cầu và ngay trên thị trường nước ta. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh được đặt ra cấp thiết.

Những năm trở lại đây, văn hóa doanh nghiệp ngày càng được chú ý hơn bao giờ hết. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một dấu ấn riêng để phân biệt với các đối thủ khác. Việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp tích cực nhằm thu hút nhân sự tốt đang được coi là một trong nhiều cuộc đua của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính, ngân hàng, điện lựcVăn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO.

Với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp”, người viết muốn đưa ra những đánh giá khái quát về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty FPT nói riêng, trong đó coi văn hóa doanh nghiệp như là một biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, người viết đề xuất một số giải pháp từ phía Nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp và mô hình xây


dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty FPT để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế .

Kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương I : Tổng quan về năng lực cạnh tranh và văn hóa doanh nghiệp

Chương II : Thực trạng, vai trò của Văn hóa doanh nghiệp công ty FPT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Tập đoàn FPT thông qua xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Hạnh - giảng viên bộ môn Giao dịch Thương mại quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình viết khóa luận này. Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các tác giả với những bài viết và công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo to lớn. Dù đã có nhiều cố gắng, song sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết, em kính mong có được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG 1‌‌

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


I. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP


1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Bàn về khái niệm cạnh tranh, TS Trần Thị Minh Châu định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người, những tổ chức cùng hoạt động trong một lĩnh vực, nhằm giành lấy những điều kiện có lợi nhất về phía mình.‟‟ [1].

Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập1) định nghĩa về thuật ngữ cạnh tranh trong kinh doanh như sau: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất‟‟. Quan niệm này đã chỉ ra các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất .

Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin định nghĩa: “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.

Các quan điểm trên đây tuy có sự khác biệt trong cách diễn đạt nhưng đều có những nét tương đồng về nội dung. Từ đó, có thể đưa ra một quan


điểm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất - kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận‟‟.

Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường và động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh lành mạnh có thể là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, là yếu tố đảm bảo sự đào thải và chọn lọc hiệu quả cho nền kinh tế. Còn cạnh tranh không lành mạnh sẽ phá hoại tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã có sự thay đổi về tư duy, quan niệm về cạnh tranh và độc quyền. Khái niệm cạnh tranh lành mạnh ngày nay đã được pháp lý hóa trong các luật chống độc quyền, luật bảo hộ cạnh tranh. Trong văn kiện Đại Hội VIII của Đảng cũng ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển của đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, thanh toán lẫn nhau‟‟.

Cạnh tranh được hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này người viết chỉ xin đề cập tới cạnh tranh trong phạm vi doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp chính là những chủ thể kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi diễn ra quá trình sản xuất, tiêu thụ, cung cầu, mua bán. Doanh nghiệp phát triển bền vững đồng nghĩa với việc quốc gia đó có một nguồn nội lực quan trọng, ổn định cho phát triển kinh tế.

Chúng ta đều biết rằng, đối với doanh nghiệp nào cũng vậy, cạnh tranh là vấn đề quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Để cạnh tranh, doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất


kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm …Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành tiền đề, động lực và mục đích trong suốt quá trình phát triển của các doanh nghiệp.

1.2 Quan niệm về năng lực cạnh tranh

Có rất nhiều định nghĩa, quan niệm về thuật ngữ “năng lực cạnh tranh‟‟ hay còn gọi là “khả năng cạnh tranh‟‟ hay “sức cạnh tranh‟‟. Đại từ điển do Nguyễn Như Ý chủ biên ( NXB Văn hóa - thông tin ) có định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ‟‟ [5]. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu của khóa luận này, tác giả sẽ tập trung bàn về quan niệm xoay quanh “ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp‟‟.

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài, nhằm thu lại lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình.‟‟[3]

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được phản ánh không chỉ qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung ứng, mà còn bằng năng lực tài chính, năng lực quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như uy tín của doanh nghiệp. Người viết sẽ sử dụng quan niệm tổng quát này phân tích và đánh giá các tiêu chí sẽ nêu sau đây để có cái nhìn tổng quan nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1 Yếu tố sản phẩm: chất lượng, công nghệ, kĩ thuật

Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, danh tiếng của sản phẩm đó, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và do đó doanh nghiệp có thể định giá bán cao hơn .


Ngày nay người mua có xu hướng lựa chọn hàng hóa có chất lượng cao hơn là những hàng hóa giá rẻ. Vì vậy, muốn thu hút được khách hàng, mở rộng thị phần, rồi từ đó chiếm lĩnh thị trường, thì hàng hóa phải có trình độ kĩ thuật cao, sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Do đó muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa thì việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất là vô cùng cần thiết.

Thực tế xã hội ngày càng phát triển thì các sản phẩm càng phong phú hơn. Do vậy việc đánh giá chất lượng của sản phẩm là vô cùng cần thiết. Nếu không đánh giá được chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm thì doanh nghiệp không biết được chất lượng sản phẩm của mình đang ở mức độ nào, sức cạnh tranh của sản phẩm đến đâu, có cần cải tiến sản phẩm hay không ? Như vậy sẽ khó cho doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược phù hợp cũng như việc người tiêu dùng không thể đưa ra quyết định lựa chọn và sử dụng sản phẩm.

2.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Tất cả những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đều không thể thiếu vốn. Từ thời điểm thành lập, doanh nghiệp đó phải có một số vốn xác định. Tiếp theo đó những hoạt động như nghiên cứu công nghệ, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu đều cần tới nguồn lực tài chính. Vì vậy, nguồn lực tài chính eo hẹp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh.

2.3 Thương hiệu của doanh nghiệp

Hiện nay thuật ngữ thương hiệu được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là một yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu có những vai trò sau đây:


Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng

Khi một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có được một hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa đựợc định vị dần dần trong tâm trí khách hàng.

Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng

Các thông điệp mà thương hiệu đưa ra trong các quảng cáo, khẩu hiệu (Slogan) luôn tạo ra sự kích thích lôi cuốn khách hàng. Nó chứa đựng một nội dung như những cam kết ngầm định nào đó của doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn về việc sử dụng hàng hóa.

Khẩu hiệu là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khẩu hiệu luôn được coi như là một phương thức quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu và cạnh tranh vô cùng quan trọng. Nó không chỉ nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của công ty, thúc đẩy họ mua sản phẩm, mà trở thành tôn chỉ hoạt động của công ty.‌

Thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng hơn

Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực, những lợi thế cạnh tranh rõ rệt trên thương trường. Đó là khả năng tiếp cận trị trường dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới. Khách hàng có thể chưa biết về xe máy Future Neo, nhưng họ đã có lòng tin cậy khi dùng các sản phẩm khác của Honda thì dù một loại xe nào đó của Honda cũng sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

1.1 Khái niệm về văn hóa ( VH )

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí