Thực tế trong quá trình đổi mới cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: GDP tăng trưởng đều đặn với tốc độ cao, năm 2004 là 7,7% và năm 2005 dự kiến là 8,5%. Bên cạnh sự tăng trưởng về kinh tế, Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước có an ninh chính trị ổn định, đây là một lợi thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Không thể phủ nhận vai trò của các DN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói riêng và quá trình hội nhập toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam còn chưa cao, nếu chúng ta mở cửa hội nhập mà chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh thì việc tồn tại và phát triển của các DN Việt Nam sẽ bị đe doạ. Hơn nữa, mở cửa cũng có nghĩa là sẽ tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, vì thế cần có biện pháp phòng ngừa và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chủ trương “ Hội nhập nhưng không hoà tan” của chính phủ.
Chính vì thế mà vấn đề cấp thiết hiện nay là phải làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam mà vẫn giữ được bản sắc của đất nước. Câu trả lời chính là việc xây dựng và phát triển VHDN cho các công ty, mà ở đây nêu ra điển hình là công ty FPT.
1. Xây dựng môi trường làm việc
Để người lao động có thể làm việc hiệu quả thì môi trường làm việc đóng một vai trò rất quan trọng. Môi trường làm việc ở đây không chỉ là về mặt vật chất mà còn cả về tinh thần. Sở dĩ FPT nổi tiếng với các lập trình viên có thể làm việc mỗi ngày 12, 13 tiếng đồng hồ là vì họ đã tạo được môi trường làm việc thực sự hứng thú cho nhân viên. Vậy môi trường làm việc cần có những yếu tố gì?
Thứ nhất, đó phải là một môi trường mang tính cạnh tranh cao. Có vậy thì mới tạo được mục tiêu, định hướng cho toàn thể nhân viên phấn đấu. Môi
trường mang tính cạnh tranh cao cũng sẽ đảm bảo sự công bằng cho mọi nhân viên, từ đó có thể khuyến khích sự cống hiến hết mình của họ.
Thứ hai, trong môi trường làm việc đó, nhân viên có thể thể hiện mọi khả năng của mình, thể hiện cái “tôi” trong cái “chúng ta” của cả DN. Nhờ vậy mà cá nhân có thể phát huy một sở trường của mình, đồng thời, vẫn thực thi những luật lệ nhất định trong công ty, tạo nên một tổ chức DN đoàn kết và vững mạnh. Như đã phân tích ở trên, tại FPT bạn được khuyến khích thể hiện mọi tiềm năng của mình, để tạo nên sự tự tin trong công việc và cuộc sống. Nhưng cũng chính FPT nổi tiếng là một tập thể đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để cùng tiến lên và khẳng định vị thế như hôm nay.
Thứ ba, cần tạo ra một phong trào tinh thần cho nhân viên. Hiện nay, công việc thường rất căng thẳng, vì vậy nếu không có một sân chơi về mặt tinh thần cho nhân viên thì khó có thể tái táo sức lao động một các hiệu quả. Đây cũng sẽ là một hình thức giúp các nhân viên trong cùng một công ty có cơ hội giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ. STC là một tiêu biểu, nó không chỉ giới hạn là một phong trào quần chúng mà nó đã đi vào tâm hồn cũng như niềm tự hào của mỗi nhân viên FPT. Tuy nhiên, khi công ty đã lớn mạnh về mặt tổ chức thì hình thức này không còn mấy phù hợp và người ta phải nghĩ đến một văn hoá khác, như văn hoá nhóm chẳng hạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Các Doanh Nghiệp Nhật Bản Trong Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Thông Qua Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
- Tư Tưởng Kaizen Và 5S Trong Tinh Thần Văn Hóa Kinh Doanh Nhật
- Một Số Giải Pháp Vĩ Mô Nhằm Hỗ Trợ Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
2. Nâng cao năng lực của nhà lãnh đạo
Lợi thế cơ bản của Việt Nam là nhân công rẻ và tài nguyên phong phú. Có rất nhiều người trong đó có cả chuyên gia uy tín của nước ngoài, cho rằng nguồn nhân lực là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng nền giáo dục được coi là cao ở nước ta đã không giúp gì nhiều cho việc tạo ra tốc độ phát triển cao và bền vững, đặc biệt là cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp.Việc đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà kinh doanh Việt Nam đã không được chú ý đúng mức. Nước ta chỉ dồi dào lao động phổ thông, chưa được đào tạo, số công
nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp. Chính vì những hạn chế về cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ cũng đã hạn chế đáng kể khả năng khai thác thông tin và cơ hội phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy các nhà quản lý cần phải có những chính sách quản lý lực lượng này một cách rõ ràng thì mới có thể đạt được mục đích của mình. Khả năng tổ chức là khả năng quản lý con người của doanh nghiệp để đạt được lợi thế cạnh tranh. Để đạt được khả năng tổ chức doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình làm việc, cơ cấu tổ chức và hệ thống truyền tải thông tin phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường. Đôi khi chúng ta cho rằng một nhà quản lý tài ba và đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là nhận thức không đầy đủ. Thực tế đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra không chỉ dựa vào khả năng hoạch định ra những chiến lược phát triển tối ưu mà còn phụ thuộc vào chiến lược ấy đi vào nhận thức của nhân viên cụ thể ra sao để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trong khi khả năng lãnh đạo giúp doanh nghiệp có được những đường lối của doanh nghiệp, khả năng thích ứng biến động của môi trường bên ngoài và thay đổi chính sách quản lý của mình cho phù hợp với những biến đổi đó, khả năng quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp truyền tải những nội dung kể trên vào những hành động cụ thể của nhân viên, nhằm đáp ứng tốt những mong đợi của khách hàng. Khả năng quản lý nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quy định về cách thức làm việc của nhân viên như họ làm gì, làm ở đâu, làm như thế nào, thời gian bao lâu và làm việc với ai, điều này được dựa trên hai nguyên tắc: Các hoạt động quản lý phải gắn chặt chẽ với nhau, và các hoạt động quản lý phải thống nhất với nhau.
VHDN thể hiện qua triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. VHDN ở trình độ cao hay thấp, mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp là gì cơ bản là phụ thuộc vào người lãnh đạo doanh nghiệp. Trong nhân cách nhà doanh nghiệp thì các yếu tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức có tác động trực tiếp tới VHDN
của doanh nghiệp và do đó sẽ ảnh hưởng đến nền VHDN chung. Nếu một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ khó có thể tồn tại trong cạnh tranh, sẽ không có cơ hội tạo ra được VHDN của doanh nghiệp, ngay cả khi nhà doanh nghiệp có năng lực kinh doanh, giỏi về quản lý, song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân, chủ kiến về công việc kinh doanh thì cũng không thể tạo được VHDN của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó là phẩm chất đạo đức, điều kiện để cho cái lợi gắn với cái đẹp, cái đúng...
Năng lực ở đây là năng lực chuyên môn, năng lực quản lý - đó là điều kiện cần để hình thành VHDN. Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, để chiến thắng trong cạnh tranh thì trước hết lãnh đạo doanh nghiệp phải là người có tài năng. Tài năng trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học và công nghệ và vận dụng sáng tạo vào quy trình sản xuất làm cho hàm lượng trí tuệ trong mỗi đơn vị sản phẩm ngày càng tăng lên, đồng thời sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu ngày càng giảm bớt. Tài năng trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng thị trường, dự báo được chiều hướng thay đổi của cung-cầu, từ đó có thể đi trước, đón đầu trong việc vạch ra kế hoạch hành động của doanh nghiệp. Tài năng trong quản lý tài chính để mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Tài năng trong việc quản lý nhân lực để có thể phát huy được tính sáng tạo và tài năng của mỗi người ở các vị trí và định hướng cho họ phấn đấu vì lợi ích của cá nhân cũng như vì lợi ích phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để có thể nâng cao năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp thì chính người lãnh đạo đó phải ý thức được tầm quan trọng của điều này và tự họ phải luôn ý thức để tự học hỏi, trau dồi trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Họ không chỉ học về lý thuyết mà còn phải học trong thực tiễn. Vấn đề họ cần nắm bắt như những thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật... không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực thì việc trau dồi phẩm chất đạo đức cũng rất có ý nghĩa. Nói đến phẩm chất đạo đức không chỉ là vấn đề nhân cách, uy tín của nhà kinh doanh. Người ta phải hiểu rằng là người lãnh đạo thì nhân cách của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân viên trong quá trình họ trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, và chính thông qua việc cung cấp những hàng hoá dịch vụ họ kinh doanh sẽ tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận thức được rằng chính phẩm chất đạo đức trong kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thành công trên thị trường, chỉ có tài năng thôi thì không đủ. Doanh nhân còn cần phải có thái độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng (điều này sẽ khiến cho họ quan tâm hơn đến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ), người dưới quyền và bạn hàng. Trong thời đại ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chỉ có thể thành công và thành công lâu bền nếu nhà quản lý biết khơi dậy và phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, niềm say mê sáng tạo của đội ngũ nhân viên đồng thời tôn trọng quyền lợi khách hàng và bạn hàng. Những tố chất này, người lãnh đạo doanh nghiệp phải tự nhận thức được tầm quan trọng của nó, tự biết học hỏi, rèn luyện, không ngừng phấn đấu trong toàn quá trình hoạt động kinh doanh. Và các nhà lãnh đạo FPT, đặc biệt là ông Trương Gia Bình, tổng giám đốc công ty là một tiêu biểu.
3. Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ nhân viên
Như phần trên đã trình bày, VHDN ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ làm việc của mỗi thành viên doanh nghiệp và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Ngược lại, chính thái độ, tinh thần làm việc của mỗi nhân viên trong từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện VHDN của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có nhận thức
được tầm quan trọng của việc tạo dựng hình ảnh của công ty mình, có thực hiện tốt những mục tiêu mà công ty theo đuổi, có thực hiện hoạt động kinh doanh vì lợi ích của công ty, của người tiêu dùng thì mới làm cho VHDN của doanh nghiệp có cơ hội phát triển. Mọi nhân viên FPT đề ý thức và tự hào về văn hoá tại công ty mình và họ còn tự hào được là một thần dân của FPT.
Nhân viên mới chính là người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh, là người quyết định mục tiêu, lý tưởng của lãnh đạo doanh nghiệp có thể thành hiện thực hay không. Chính vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên là tối quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm doanh nghiệp.
Đối với đội ngũ tiến hành hoạt động Marketing và kinh doanh, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng nghiên cứu và dự báo thị trường (Việt Nam chưa chú trọng nghiên cứu thị trường, các thông tin thu thập thị trường thường thiếu chính xác không đầy đủ); năng lực xây dựng và triển khai các kế hoạch Marketing như phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối bán hàng, xây dựng các chương trình xúc tiến - quảng cáo; trình độ ngoại ngữ để có thể giao dịch trực tiếp với khách nước ngoài, Hiện tại, có rất nhiều các chương trình đào tạo ngắn hạn và trung hạn của các trường đại học Việt Nam và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo này. Doanh nghiệp cũng có thể tuyển chọn và cử người đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải kiểm tra và đánh giá chương trình đào tạo của họ nhằm tránh trường hợp lãng phí tiền của, tránh tình trạng coi các chương trình này như một cách giải quyết “chế độ, chính sách” cho cán bộ, nhân viên làm việc lâu năm. Đội ngũ trực tiếp sản xuất là đội ngũ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi chính họ trực tiếp tham gia vào các quy trình mà doanh nghiệp đã lên kế hoạch. Đối với lao động trực tiếp, gồm nhân viên bán hàng và công
nhân kỹ thuật, vận hành, việc đào tạo nâng cao tay nghề, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp là quan trọng hơn cả.
Bên cạnh đó, phải cho đội ngũ nhân viên thấy tầm quan trọng của mình trong thành công của doanh nghiệp. Muốn nhân viên làm việc hết mình vì doanh nghiệp thì chính lãnh đạo doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích của họ, phải cho họ thấy rằng lợi ích của họ gắn chặt với lợi ích của công ty mà công ty có phát triển bền vững hay không dựa trên việc họ có quan tâm đến lợi ích bạn hàng, khách hàng và lợi ích toàn xã hội hay không. Sự quan tâm đó thể hiện trong từng hoạt động kinh doanh, trong giao tiếp với bạn hàng, khách hàng. Như vậy, lợi ích kinh tế ảnh hưởng nhiều đến thái độ, ý thức công việc của nhân viên, nếu công ty trả lương xứng đáng cho họ thì tự họ cũng sẽ nhận thấy mình phải tự nâng cao nhận thức và trình độ của mình, tự họ sẽ hết lòng vì công ty. Tuy nhiên, lương không phải là yếu tố duy nhất. Như từ đầu đã trình bày, lợi ích kinh tế không phải là tất cả những gì mà các doanh nghiệp hướng tới. Nếu họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của mình thì họ sẽ không thể tồn tại và phát triển được mà phải biết quan tâm đến lợi ích của khách thể hoạt động kinh doanh. Đó mới là điều kiện đủ của Văn hóa doanh nghiệp. Đối với nhân viên trong doanh nghiệp cũng vậy, bên cạnh đời sống vật chất, họ còn đời sống tinh thần phong phú và tiền đôi khi không thể sánh được. Qua những gì phân tích tại chương 2 về chiến lược quản trị nhân sự tại FPT, có thể thấy rằng sở dĩ FPT luôn thu hút được người tài là vì họ vừa biết trả lương thích đáng vừa tạo được đời sống tinh thần phong phú cho nhân viên của mình.
Như vậy, ta có thể thấy, đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp, họ là người trực tiếp phục vụ khách hàng, trực tiếp tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, cho nên họ sẽ quyết định hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt của người tiêu dùng và toàn xã hội. Để tạo được hình ảnh đẹp của doanh nghiệp thì doanh
nghiệp phải có những nhân viên có trình độ cao, ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm trong công việc, nhận thức được mục tiêu phát triển ổn định của doanh nghiệp. Để có được những nhân viên như thế, lãnh đạo doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ và biết cách khuyến khích sự sáng tạo, biết tạo cho nhân viên mình tinh thần tự giác làm việc hăng say vì mục tiêu mà công ty đặt ra. Tất nhiên, đối với mỗi doanh nghiệp lại có những cách khác nhau để xây dựng được một đội ngũ nhân viên tốt.
4 . Doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề xây dựng chiến lược quản trị nhân sự cho doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nền tảng vững chắc cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với việc chuyển cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế theo quy hoạch tổng thể. Suy cho cùng, nhân lực cũng là yếu tố quyết định đến mức độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ thành công của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đất nước ta đang theo đuổi. Tuy nhiên, quy mô của đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện còn nhỏ, số có trình độ lành nghề còn quá thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng cho các ngành chủ lực trong 10 năm tới. Các chuyên gia lao động và việc làm có chung nhận xét là chúng ta đang thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, nhưng đồng thời lại rất “thừa” công nhân kỹ thuật do chất lượng kém, hoặc thừa chuyên ngành này, thiếu chuyên ngành kia, Bên cạnh đó vấn đề sử dụng lao động đã qua đào tạo cũng đang tồn tại nhiều điều bất hợp lý. Mặt khác, mặc dù lao động kỹ thuật chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lực lượng lao động, song lại phân bố không đều giữa các khu vực, ngành.