Phân Tích, Đánh Giá Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Giấy Việt Nam Thông Qua Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu


2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam thông qua các chỉ tiêu chủ yếu

Phân tích và đánh giá toàn diện, chính xác năng lực cạnh tranh của ngành

giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ở 2 khía cạnh: hiểu được năng lực cạnh tranh của ngành so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp; có thể nhận biết được năng lực cạnh tranh hiện tại của ngành giấy Việt Nam so với tiềm năng phát triển của ngành ra sao. Trong phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh phải phân tích,

đánh giá một cách toàn diện cả về mặt định tính và mặt định lượng. Xuất phát từ quan niệm đó, trong nội dung luận án ngoài các chỉ tiêu thường được phản

ánh, đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm trong các doanh nghiệp, tác giả còn sử dụng 5 chỉ tiêu như (1) hệ số tham gia thị trường quốc tế (PIM), (2) hệ số lợi thế hiển thị ngành (RAC), (3) tỷ lệ thâm nhập của hàng nhập khẩu (IPR), (4) tỷ lệ chịu tác động cạnh tranh quốc tế (EIC), (5) hiệu quả kỹ thuật ngành để đánh giá về mặt định lượng, đồng thời phân tích tác động tổng hợp của 8 nhân tố nhằm xác định năng lực cạnh tranh của ngành giấy về mặt định tính.

2.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam thông qua các chỉ tiêu: thị phần; chất lượng và chủng loại; giá thành

2.2.1.1 Chỉ tiêu về thị phần

Vận dụng chỉ tiêu phản ánh thị phần (phần 1.2.1) có thể thấy, thị phần giấy trên thị trường nội địa của ngành giấy Việt Nam có xu hướng giảm so với giấy nhập khẩu (hình 2.7). Năm 1995, ngành giấy Việt Nam chiếm gần 70% thị phần trong nước thì đến năm 2006 tỉ lệ này là 55%. Điều này đặt ra hai khả năng: năng lực sản xuất của ngành giấy Việt Nam còn thấp không đáp ứng

được nhu cầu trong nước, hoặc năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam kém so với ngành giấy các nước do giá thành sản xuất cao, chất lượng trung bình và chủng loại giấy chưa phong phú.



0.8


0.7


0.6

0.5

0.4


0.3


0.2

0.1


0

tỉlên

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam * Năm 2007 (ước thực hiện)

Hình 2.7: Thị phần giấy của ngành giấy Việt Nam trên thị trường nội địa giai đoạn 1995-2007*

Qua hình 2.8, có thể thấy thị phần bột giấy trong nước của ngành giấy Việt Nam cao hơn của giấy, điều này không chứng tỏ là ngành giấy đáp ứng

0.9

0.8

0.7

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỉlệ

được nhu cầu bột giấy trong nước mà do các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giấy chất lượng thấp nên chỉ sử dụng giấy loại làm nguyên liệu và bên cạnh đó giá bột giấy trên thị trường thế giới liên tục tăng trong những năm gần đây nên các doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu. Thị phần bột giấy có xu hướng giảm từ năm 2003 khi Việt Nam thực hiện lộ trình AFTA, giảm thuế nhập khẩu.


Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam

* Bột giấy nguyên thuỷ ** Năm 2007 (ước thực hiện)

Hình 2.8: Thị phần bột giấy* của ngành giấy Việt Nam trên thị trường nội địa giai đoạn 2000-2007**

Để tìm hiểu nguyên nhân làm giảm thị phần sản phẩm của ngành giấy Việt Nam trên thị trường nội địa, Tác giả xin trình bày và phân tích các chỉ tiêu: chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá thành, hiệu quả kỹ thuật.


2.2.1.2 Chỉ tiêu về chất lượng và chủng loại sản phẩm

* Sản phẩm bột giấy

Ngành giấy Việt Nam không có các doanh nghiệp sản xuất bột giấy thương phẩm và chỉ sản xuất được các loại bột như bột hoá không tẩy trắng, bột hoá tẩy trắng, bột hoá nhiệt cơ và bột kiềm lạnh. Bột giấy sản xuất phần lớn là bột xơ sợi ngắn và trung bình, từ nguyên liệu gỗ cứng và tre nứa. Công ty Bwi Bằng, Tân Mai…đều sử dụng hết lượng bột giấy cho sản xuất giấy.

Chỉ có hai công ty giấy Bwi Bằng và giấy Việt Trì sản xuất được bột giấy tẩy trắng để sản xuất giấy in, giấy viết. Chất lượng bột giấy đáp ứng cho sản xuất giấy in có chất lượng xấp xỉ với giấy in cùng loại của khu vực. Bột hoá nhiệt cơ (CTMP) là một trong những sản phẩm phổ biến trong sản xuất giấy nhưng mới chỉ có Công ty giấy Tân Mai đầu tư, sản xuất. Nguyên liệu sử dụng trước đây là gỗ lá kim nhưng hiện nay công ty đw thay thế bằng gỗ cứng do nguồn cung gỗ lá kim không đủ.

Bột giấy không tẩy trắng được sản xuất từ giấy loại, bw mía, tre nứa tại các công ty cổ phần và tư nhân như Lam Sơn, Lửa Việt, Mục Sơn, Hoà Bình… Loại bột giấy này dùng để sản xuất giấy bao bì công nghiệp, giấy vệ sinh chất lượng thấp. Hiện nay các sản phẩm giấy bao bì chất lượng cao sử dụng bột tẩy trắng sợi dài thì Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn.

Với công suất và sản lượng bột giấy thấp, năm 2006 tổng công suất thiết kế bột giấy từ nguyên liệu nguyên thuỷ là 355.000 tấn và sản lượng đạt 300.000 tấn, không đáp ứng được năng lực sản xuất giấy là 1.158.000 tấn/năm (bảng 2.5) nên hàng năm, ngành giấy phải nhập khẩu bột giấy và giấy loại với số lượng lớn. Các loại bột nhập khẩu chủ yếu là bột tẩy trắng xơ sợi ngắn và dài.

* Sản phẩm giấy các loại

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm chủng loại giấy khác nhau nhưng ngành giấy Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in


báo, giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mw, giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất lượng trung bình…Còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện-điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, các loại giấy lọc, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật… vẫn chưa sản xuất được.

- Sản lượng giấy in, giấy viết toàn ngành giảm từ 31% toàn ngành năm 2000 xuống còn 24% năm 2006 (bảng 2.5). Hiện nay ngành giấy có 3 công ty sản xuất giấy in, giấy viết có chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại trong khu vực là công ty giấy Bwi Bằng, Tân Mai và Đồng Nai. Các công ty khác sản xuất giấy in, giấy viết nhưng chất lượng thấp chỉ đáp ứng yêu cầu hạn chế trong nước, sản phẩm khó cạnh tranh. Trong khi, trên thế giới, giấy in, giấy viết phổ biến là giấy gia keo bề mặt với tính chất cơ-lý đáp ứng các công nghệ hiện đại của ngành in thì chỉ có một số công ty trong nước bước đầu sản xuất loại giấy này như công ty giấy Bình An (đw sát nhập vào công ty giấy Tân Mai), Việt Trì nhưng còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và giá thành.

- Sản lượng giấy bao bì công nghiệp toàn ngành tăng từ 29% năm 2000 lên 51% năm 2006. Đây là nhóm sản phẩm có nhu cầu tăng nhanh nhưng do công nghệ sản xuất lạc hậu, đầu tư chắp vá, công suất sản xuất nhỏ, dưới

10.000 tấn/năm và chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân sản xuất. Ngành giấy Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu về các tông sóng chất lượng thấp sản xuất từ giấy loại và tre nứa. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá cao cấp thường sử dụng giấy bao bì nhập khẩu chất lượng cao.

- Sản lượng giấy vàng mw toàn ngành giảm từ 22% năm 2000 xuống 10% năm 2006 do các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu để xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Đài Loan... Loại giấy này sản xuất từ bột kiềm và không đòi hỏi chất lượng cao nhưng gây ô nhiễm môi trường.

- Sản phẩm giấy vệ sinh và các loại giấy khác là loại sản phẩm có nhu cầu tăng trong những năm gần đây. Trong nước, giấy vệ sinh được sản xuất


chủ yếu ở các dây chuyền với qui mô nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn tấn/năm. Chất lượng sản phẩm loại này được các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và cơ bản chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Chất lượng sản phẩm của các sản phẩm giấy rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên hầu hết chỉ đạt tiêu chuẩn thông thường hoặc thấp hơn trên thế giới và khu vực. Các doanh nghiệp sản xuất giấy qui mô nhỏ có chất lượng giấy thấp do sử dụng thiết bị lạc hậu, không đồng bộ và công nghệ đơn giản. Các công ty sản xuất giấy qui mô vừa và lớn, chất lượng giấy đw đạt được tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và quốc tế như công ty giấy Bwi Bằng, Tân Mai thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Một số sản phẩm giấy như giấy in báo, giấy viết, giấy vệ sinh được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm. Các công ty giấy như Bwi Bằng, Tân Mai, New Yota đw lắp đặt hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm (QCS) giúp ổn định chất lượng sản phẩm.

2.2.1.3 Chỉ tiêu về giá thành

Công ty giấy Bwi bằng, Tân Mai, Đồng Nai là các công ty sử dụng công nghệ sản xuất tương đối hiện đại; sản lượng bột giấy và giấy lớn; sản xuất-kinh doanh có hiệu quả trong ngành giấy Việt Nam do vậy việc xem xét, phân tích giá thành sản xuất và giá bán của các công ty này có thể giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam thông qua chỉ tiêu này.

* Giá thành sản phẩm bột giấy

Một số chủng loại bột giấy sản xuất tại Việt Nam có giá thấp hơn bột giấy nhập khẩu. Ví dụ tại nhà máy giấy Tân Mai, bột hoá nhiệt cơ (CTMP) có giá thành thấp hơn 1/3 so với bột nhập khẩu cùng loại. Giá thành 1 tấn bột CTMP của công ty giấy Tân Mai năm 2005 đw giảm xuống đáng kể khi công ty thay đổi công nghệ sản xuất bột giấy bằng việc sử dụng gỗ keo lai và tràm

để thay thế cho gỗ thông (bảng 2.9).


Bảng 2.9: Giá thành 1 tấn bột CTMP của công ty giấy Tân Mai

(đơn vị: đ)


Năm 2004

Năm 2005

Nguyên liệu chính

2.023.373

1.705.830

Keo lai, tràm


1.345.414

Thông nội

74.642

42.682

Thông nhập ngoại

1.661.498

317.734

Vật liệu phụ

626.733

637.199

Điện

2.036.584

1.795.154

N−íc

40.401

37.467

Hơi

94.395

90.131

Tiền lương

81.797

74.362

Bảo hiểm xw hội

6.335

4.523

Chi phí phân xưởng

703.941

913.424

Thành Tiền

5.613.559

5.258.090

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Nguồn: Công ty giấy Tân Mai

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại công ty, việc sản xuất với giá thành thấp hơn là do chưa tính đến giá vận chuyển, thuế nhập khẩu cũng như chi phí về nhân công và xử lý chất thải thấp (bảng 2.10).

Bảng 2.10: Giá bột giấy Châu á nhập khẩu và bột giấy sản xuất tại công ty giấy Tân Mai

(đơn vị: USD/tấn*)

Chủng loại

6/2002

6/2003

6/2004

6/2005

Bột CTMP (Tân Mai)

344

388

357

333

Bột CTMP (Châu ¸)

490

470

500

512

Bột gỗ cứng (keo Inđônêxia)

450

480

540

557

Bột gỗ mềm

480

530

640

678

Nguồn: Công ty giấy Tân Mai * theo giá CIF

Bảng 2.11: Giá một số chủng loại bột giấy trên thị trường Châu á


Chủng loại

6/2004

6/2005

6/2006

6/2007

9/2007

Hợp đồng kỳ hạn, CIF cảng Châu ¸

USD

USD

USD

USD

USD

Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng (thông đỏ

Chilê)

510-525

480-515

590-645

720-755

720-765

Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (hỗn hợp

Inđônêxia)

445-465

515-530

550-600

560-610

610-650

Bột khác (hỗn hợp)

430-455

470-495

515-540

565-590

605-630

Nguồn: tổng hợp từ Thông tin Công nghiệp Giấy năm 2004, 2005, 2006, 2007


Qua bảng 2.10 và 2.11, có thể thấy từ tháng 6/2002 đến 6/2005 giá bột giấy nhập khẩu liên tục tăng. Trong khi đó giá bột giấy sản xuất tại nhà máy giấy Tân Mai vẫn ổn định và thấp hơn giá bột nhập khẩu. Biến động giá bột giấy sản xuất trong nước có xu hướng ngược lại với sự tăng giá của bột giấy trên thế giới là do nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột giấy ở Việt Nam là gỗ

đw giảm giá nhiều vì cung gỗ đw vượt cầu. Điều này chứng tỏ rằng nếu ngành giấy Việt Nam có thể tăng sản lượng bột giấy để đáp ứng nhu cầu sản xuất giấy trong nước thì giá thành của các sản phẩm giấy sẽ giảm xuống.

Hiện nay trên thế giới, các công ty giấy lớn sản xuất cả bột giấy và giấy do vậy thường nâng giá bán bột giấy để hỗ trợ giá giấy và làm giảm sức cạnh tranh của những công ty giấy bị lệ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu như trường hợp của Việt Nam. Do vậy mức chênh lệch giữa giá bột giấy và giá giấy trên thị trường thế giới rất thấp.

Năng lực sản xuất bột giấy trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất giấy dẫn đến ngành giấy luôn phải phụ thuộc vào giá cả lên, xuống của thị trường bột giấy thế giới. Đây là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm và giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm giấy.

* Giá thành các sản phẩm giấy


Sản phẩm giấy được sản xuất bằng bột giấy trong nước có chi phí sản xuất thấp nên giá bán thấp hơn sản phẩm giấy cùng loại nhập khẩu. Trong khi

đó, sản phẩm giấy sản xuất bằng bột giấy nhập khẩu có chi phí sản xuất cao nên giá bán cao hơn giấy cùng loại nhập khẩu. Chẳng hạn, giấy in báo của công ty giấy Tân Mai có giá thấp hơn giấy in báo nhập khẩu do được sản xuất bằng 95% bột giấy sản xuất tại công ty [21, 2-4]. Đây cũng là công ty giấy duy nhất sản xuất giấy in báo tại Việt Nam.


Bảng 2.12: Giá thành 1 tấn giấy của công ty giấy Tân Mai-năm 2005

(đơn vị: đ)



Giấy in báo (IB 58)

Giấy in sách

Giấy viết (GV 90)

Nguyên liệu chính

5.278.140

5.332.370

6.011.321

Vật liệu phụ

228.126

362.901

825.140

Điện (kwh)

617.779

617.799

744.644

N−íc (m3)

30.589

28.189

34.865

Hơi (kg)

581.607

617.755

932.914

Dầu FO

551.186

586.610

885.248

Lương

81.354

93.788

129.707

Bảo hiểm xw hội

5.011

5.477

8.413

Chi phí sản xuất chung

905.547

950.232

782.903

Thành tiền

8.279.339

8.595.121

10.355.155

Nguồn: Công ty giấy Tân Mai

Bảng 2.13: Giá giấy in báo tại khu vực Châu á

(đơn vị: USD)

Giấy in báo

1/2002

6/2002

1/2003

6/2003

1/2004

6/2004

6/2005

Tân Mai 45g/m2

587

587

571

571

559

600

609

Asia 45 g/m2 có thuế nhập khẩu


650


680


686


612


600


612


623

Tân Mai 48 g/m2

556

556

550

550

543

572

581

Asia 48 g/m2 cã thuÕ

nhập khẩu


588


560


602


516


552


636


615

Nguồn: Công ty giấy Tân Mai * Tỷ giá: 1 USD/15.800 VNĐ

Tương tự như công ty giấy Tân Mai, công ty giấy Bwi Bằng do tự chủ

được phần lớn bột giấy nên chi phí cho bột giấy chỉ chiếm 28% tổng chi phí cho sản xuất một tấn giấy do vậy giá bán thấp hơn so với các loại giấy cùng loại nhập khẩu (bảng 2.14).

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí