khu vực ASEAN, hoặc việc cấp thị thực tại cửa khẩu cần được thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhằm thu hút khách đến các nước khác ghé qua Việt Nam.
1.10. Phát triển doanh nghiệp tư nhân
Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân ngành du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực và cho phép họ tham gia vào các hoạt động quảng bá du lịch của quốc gia.
Tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh các doanh nghiệp để đảm bảo các doanh nghiệp này cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn yêu cầu, tránh tình trạng cạnh tranh giá và giảm chất lượng phục vụ.
Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch nhà nước làm ăn không hiệu quả. Nghiên cứu cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp để giảm gánh nặng quản lý cho nhà nước.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm cung cấp vốn và kỹ năng quản lý doanh nghiệp du lịch một cách chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài và hợp tác với các doanh nghiệp này để cung ứng dịch vụ du lịch.
1.11. Phát triển du lịch bền vững
Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Phải khai thác sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, hạn chế việc sử dụng quá mức và giảm thiểu chất thải, khai thác gắn liền với bảo tồn, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Đặc biệt cần chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên, cấm mọi tình trạng phá hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2. Giải pháp đối với hiệp hội
Cần phát triển hệ thống hiệp hội du lịch nhằm hỗ trợ sự phát triển của các hiệp hội ngành nghề du lịch với cơ cấu tổ chức vững chắc. Các hiệp hội này cần đóng vai trò hỗ trợ các thành viên và đảm bảo các thành viên hoạt
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Thành Tựu Chủ Yếu Của Ngành Du Lịch Việt Nam
- Các Sản Phẩm Du Lịch Của Việt Nam Còn Nghèo Nàn Và Chất Lượng Sản Phẩm Thấp
- Nâng Cấp Và Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng, Tài Nguyên Du Lịch, Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
động phù hợp với tiêu chuẩn và thực hành chuẩn mực của ngành và của hiệp hội. Thành viên vi phạm, lừa dối khách hàng sẽ bị khai trừ khỏi hiệp hội.
Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hiệp hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế để tạo điều kiện cho họ học hỏi áp dụng những tiêu chuẩn và thực hành chuẩn mực của ngành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Đồng thời, việc tham gia của các doanh nghiệp vào các hiệp hội du lịch khu vực và quốc tế sẽ tạo điều kiện giao lưu và khuếch trương hình ảnh du lịch Việt Nam.
3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch
3.1. Tập trung nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện những sản phẩm du lịch chủ đạo đi đôi với tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch mới.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch luôn là vấn đề cốt lõi đối với ngành du lịch Việt Nam. Chúng ta cần phải thực hiện có hiệu quả chiến lược phối hợp liên ngành để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Sẽ là phiến diện nếu chỉ dựa vào nguồn lực của các doanh nghiệp du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch. Các doanh nghiệp du lịch chỉ có đủ khả năng để xây dựng và bán sản phẩm trên cơ sở một môi trường kinh doanh thuận lợi do nhà nước tạo dựng.
Cần chú trọng tới yếu tố giá cả trong du lịch. Giá cả sản phẩm du lịch cần được linh hoạt theo từng đối tượng, theo thời gian khai thác, nhưng phải tránh tình trạng đua nhau hạ giá để giành giật nguồn khách, bởi điều đó vừa làm thiệt hại ngay về mặt kinh tế, vừa làm giảm uy tín thương hiệu của từng doanh nghiệp và vô tình gây nên sự nghi ngại về chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. Tránh tình trạng phân biệt đối xử về giá giữa du khách nước ngoài và du khách Việt Nam.
3.2 Phối hợp hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác
Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính tổng hợp cao và nó đòi hỏi sự liên kết giữa các ngành. Sản phẩm du lịch là kết quả của sự phối hợp giữa các nhà cung ứng dịch vụ. Khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch trọn gói gồm cả hàng hoá vật chất và dịch vụ được hình thành từ các dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau. Tất cả các chủ đề thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch muốn hay không phải liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường du lịch. Một sản phẩm đơn lẻ chất lượng yếu kém, một sự không hài lòng của khách ở bất cứ khâu nào sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của toàn bộ hệt thống sản phẩm du lịch Việt Nam.
Sự cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện dưới nhiều hình thức như hạ giá vô tội vạ, ép giá khách du lịch, sử dụng đội ngũ cò mồi để giành giật khách giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, tình trạng lộn xộn về giá cả và chất lượng trong dịch vụ du lịch gây ra những ấn tượng xấu đối với khách du lịch và làm ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành du lịch Việt Nam nói chung. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch nhỏ cần chủ động liên kết thành các chuỗi, các hiệp hội hay các tập đoàn mạnh, đại diện chung cho một điểm du lịch, một địa phương...tạo sức mạnh chung trong việc khai thác hoạt động kinh doanh du lịch. Việc tiêu thụ độc lập, đơn lẻ một hoặc một vài dịch vụ cũng có thể xảy ra và được tiến hành với sự mong muốn của từng doanh nghiệp nhưng trong thực tế hoạt động kinh doanh du lịch dưới các điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, trường hợp này rất hiếm và không bền vững.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch càng chặt chẽ thì hiệu quả kinh doanh sẽ càng cao. Sự phối hợp này không chỉ nhằm chia sẻ về nguồn khách, mà quan trọng hơn là việc chia sẻ chi phí (hàng không, khách sạn, vận chuyển nội địa...), tạo ra một sự thống nhất và hiệuquả trong việc quảng bá thương hiệu, tránh trùng lặp trong việc xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch, tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay trên sân nhà
mình. Khách du lịch được phục vụ tốt sẽ đến đông hơn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của từng doanh nghiệp, từng hộ kinh doanh vì thế mà được nâng lên. Sức cạnh tranh tầm doanh nghiệp, và rộng hơn là tầm quốc gia cũng sẽ tăng lên cùng mức độ liên kết.
Các doanh nghiệp du lịch cần phải hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu trú. Để tạo được mối quan hệ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển, các doanh nghiệp du lịch cần phải tiến hành các biện pháp sau:
Đối với các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển ô tô
Các doanh nghiệp du lịch cần có mối liên hệ với các hãng vận chuyển để có thể có những biện pháp tốt nhât trong việc điều động và lựa chọn các loại xe cũng như các lái xe phù hợp với chương trình du lịch cụ thể. Tất cả sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong việc phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Các doanh nghiệp cần phải tiếp tục lựa chọn thêm một số nhà cung cấp mới, đặc biệt là các hãng vận chuyển tư nhân, có các loại xe đẹp, hiện đại, tiện nghi để ký kết hợp đồng với họ.
Đối với các hãng hàng không dân dụng của Việt Nam
Lượng khách quốc tế bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70 – 80% tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp du lịch cần phải thiết lập, duy trì và củng cố mối quan hệ với các hãng hàng không ngày một tốt hơn để giảm thiểu sức ép từ phía hãng hàng không trong việc tăng giá, hạ thấp chất lượng phục vụ, cũng như trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đưa đón khách du lịch.
Đối với ngành đường sắt
Hiện tại, các nguồn khách du lịch quốc tế đến từ các nước láng giềng trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN rất đông. Phương tiện vận chuyển bằng đường sắt đối với các nguồn khách này là chủ yếu. Do vậy, các doanh
nghiệp du lịch cũng cần có những biện pháp để tạo mối quan hệ tốt với ngành đường sắt để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.
Các doanh nghiệp du lịch cần phải hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, bởi vì nhu cầu lưu trú của khách du lịch là một trong những nhu cầu cơ bản trong chuyến hành trình du lịch. Để thực hiện tốt điều này, các doanh nghiệp du lịch cần phải:
- Duy trì mối quan hệ với các khách sạn cao cấp, 4 – 5 sao, bởi vì nhu cầu của khách quốc tế đến Việt Nam về các khách sạn cao cấp là rất lớn. Trong khi đó, các khách sạn cao cấp này thường xuyên ở trong tình trạng quá tải, thiếu phòng, thiếu các dịch vụ...
- Phối hợp với các khách sạn, nhà hàng để đưa thêm một số dịch vụ mới vào khách sạn để tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp.
- Trong những mùa du lịch đông khách, các doanh nghiệp cần phải tiến hành đặt phòng trước với những cam kết ràng buộc để tránh tình trạng thiếu phòng.
Ngoài việc tạo những mối quan hệ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu trú, việc tạo ra mối quan hệ tốt với các trung tâm vui chơi, giải trí cũng hết sức quan trọng. Ngoài những địa điểm tham quan, vui chơi giải trí quen thuộc, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nên hướng sự quan tâm của khách hàng đến các loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc: tuồng, chèo, dân ca quan họ, nhã nhạc cung đình Huế... Trong đó, loại hình nghệ thuật múa rối nước được rất nhiều du khách quốc tế ưa thích.
3.3. Xây dựng Website du lịch
Với một công ty du lịch, một website sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin về dịch vụ cũng như thực hiện các giao dịch bán hàng qua mạng. Vì thế, để xây dựng một website du lịch thành công, các doanh nghiệp nên khảo sát kỹ lưỡng những gì phù hợp với công việc kinh
doanh của mình và tham khảo các website cung cấp dịch vụ tương tự. Một website du lịch cần thiết phải có các chức năng cơ bản như sau:
- Cung cấp thông tin về doanh nghiệp du lịch.
- Cung cấp thông tin về dịch vụ mà doanh nghiệp có (Tour, Visa, Hotel, Transport...)
- Thông tin về các địa danh du lịch nổi tiếng, giới thiệu về đất nước, con người, khí hậu thiên nhiên...
- Thông tin về các tour du lịch, khách sạn....
- Thiết lập các công cụ cho phép khách hàng có thể đặt hàng qua mạng (Booking tour, booking hotel, booking ticket...)
- Trang liên hệ và hỗ trợ trực tuyến.
- Ngoài ra, nên đưa thêm vào website mục Khách hàng nhận xét. Đây là một điểm làm cho khách hàng quan tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đón nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Với những tính năng như trên, website của doanh nghiệp du lịch đã hoàn toàn có thể trở thành công cụ kinh doanh hữu hiệu.
3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch, có tác động quyết định tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình. Chính vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần coi việc phát triển nguồn nhân lực trực tiếp là nhiệm vụ hàng đầu.
Các doanh nghiệp cần tổ chức chương trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới: tạo điều kiện cho nhân viên mới tìm hiểu về doanh nghiệp, ý thức được vị trí, vai trò của mình và bộ phận mình sẽ làm việc.
Các doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp nên theo dõi quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nhân viên ở mỗi bộ phận để làm cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dường. Đồng thời, các doanh nghiệp nên có kế hoạch luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận để nhân viên hiểu biết nhiều hơn về công việc của nhau, từ đó đề ra biện pháp quản trị có hiệu quả.
Ngoài ra các doanh nghiệp du lịch cần phải xây dựng quy trình công nghệ chuẩn hoặc xây dựng chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO. Trên cơ sở đó, mọi người lao động, mọi bộ phận phải được học tập, bồi dưỡng và thực hiện theo quy trình. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phải là nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo môi trường bình đẳng để khuyến khích nhân viên. Các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng vị trí công tác cần được công bố công khai. Những người được đề bạt vào vị trí cao hơn phải là những người giỏi hơn.
KẾT LUẬN
Trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Bộ mặt toàn xã hội Việt Nam được thay đổi từng ngày, và đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn nhất là thành tựu về kinh tế, xã hội. Trong quá trình hội nhập ấy, ngành dịch vụ du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể cho GDP Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành dịch vụ du lịch, làm cho ngành này càng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không chỉ có cơ hội, dịch vụ du lịch cũng phải đối mặt với nhiều những thách thức, khó khăn. Đã hội nhập, tức là đã chấp nhận tuân thủ luật chơi trên sân chơi chung của thế giới. Vì vậy, để có thể đứng vững và tiếp tục phát triển trong môi trường mới, thời cơ mới, buộc toàn ngành phải cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Trước tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế – xã hội, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam “không nên coi thường” nền kinh tế du lịch và cần có nhiều đầu tư hơn cho lĩnh vực này. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về tình hình hiện nay, khả năng phát triển của ngành du lịch cũng như tìm phương hướng, đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch hiện nay là hết sức cấp bách.
Hy vọng, khóa luận “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Tổng cục du lịch, các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch và các bộ ngành có liên quan trong việc phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.