- Nội dung câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 01)
Việc phỏng vấn được tiến hành theo phương thức gặp mặt trực tiếp tại phòng kế toán. Phỏng vấn được tiến hành theo phiếu điều tra. Đối tượng được phỏng vấn bao gồm kế toán trưởng và các kế toán viên của công ty. Địa điểm phỏng vấn tại phòng kế toán, cách thức phỏng vấn được tiến hành trực tiếp, các câu trả lời sẽ được ghi lại để tiến hành phân tích.
Qua quá trình thu thập phiếu điều tra, sẽ nhận thấy được tổng quan về chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
4.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được lấy từ nguồn thứ ba thông qua việc tìm hiểu sách báo, các tài liệu trên internet, thư viện và tham khảo các bài viết có liên quan.Việc thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích bổ sung thêm những vấn đề chưa được giải quyết cũng như các thông tin chưa được cung cấp khi sử dụng các phương pháp trên. Trong thời gian thực tập tại phòng tài chính – kế toán em đã tìm hiểu được về kế toán kết quả kinh doanh của Công ty thông qua báo cáo tài chính năm 2018, cùng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoạt động ở phòng kế toán đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh.
Khóa luận đã tìm hiểu các chứng từ liên quan đến việc bán hàng Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có, sổ sách kế toán liên quan…, sau đó tiến hành tổng hợp lại và nghiên cứu tình hình thực hiện kế toán bán sản phẩm tại công ty.
Ngoài ra, Khóa luận còn tìm hiểu về các quy định về kế toán bán hàng được quy định trong Chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, …
4.2. Xử lý dữ liệu
* Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương - 1
- Nội Dung Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp
- Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương - 4
- Thực Trạng Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Phân Phối Đông Dương
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tìm hiểu được tại doanh nghiệp, tổng hợp các kết quả phỏng vấn, quan sát thực tế… Từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp phân tích định tính (So sánh)
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. Phương pháp này được thực hiện trong việc nghiên cứu kế toán bán hàng là
việc so sánh, đối chiếu giữa lý luận với thực tế công tác bán hàng trong công ty, đối chiếu số liệu trên các chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu ở sổ Cái, sổ Tổng hợp với các sổ kế toán chi tiết liên quan.
* Phương pháp toán học.
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tính toán, phân tích các số liệu thu thập được. Sử dụng các công cụ toán học để tính toán các chỉ tiêu như doanh thu, giá vốn, giá trị hàng tồn kho...
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luận bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay.
Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phân Phối Đông Dương.
Chương 3: Một số kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phân Phối Đông Dương.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
1.1. Một số lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Một số khái niệm về kế toán kết quả kinh doanh
Định nghĩa về dịch vụ và cung cấp dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất (Giáo trình Quản trị Dịch vụ - Đại học Thương mại – NXB Thống kê).
Trong cuốn “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”, tác giả đã đưa ra khái niệm dịch vụ :“Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”.
Vậy kết quả kinh doanh dịch vụ được xác định bởi các chỉ tiêu liên quan là: Doanh thu cung cấp dịch vụ trừ đi chi phí cung cấp dịch vụ. Doanh thu cung cấp dịch vụ là số tiền thu được sau khi cung cấp dịch vụ. Chi phí cung cấp dịch vụ là số tiền bỏ ra để có thể thu được doanh thu cung cấp dịch vụ đó,
Theo kế toán tài chính: Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của danh nghiệp sau một thời kỳ kinh doanh nhất định. Kết quả kinh doanh là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại là lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí. (Giáo trình kế toán tài chính- Đại học Thương mại- NXB Thống Kê).
Theo kế toán doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính (Kế toán doanh nghiệp- Học viện tài chính- NXB Thống kê- Năm 2004).
Như vậy, kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí nhưng do đối tượng và tính chất cung cấp thông tin khác nhau nên có sự khác nhau cơ bản.
Trong kế toán quản trị, kết quả kinh doanh thường là kết quả kinh doanh trước thuế, cong trong kế toán tài chính là kết quả kinh doanh sau thuế. Kết quả kinh doanh trong kế toán tài chính gồm có kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác.
1.1.1.2. Một số lý thuyết về kế toán kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động king doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả cung cấp dịch vụ, kết quả từ hoạt động tài chính và kết quả khác.
Kết quả từ cung cấp dịch vụ là chênh lệch của doanh thu cung cấp dịch vụ và chi phí cung cấp dịch vụ.
Kết quả từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả từ hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.
Để xác định kết quả kinh doanh ta phải xác định các nội dung kinh tế là:
Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (VAS 14).
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Doanh thu là luồng thu nhập gộp của các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường, làm tăng vốn chủ sở hữu chứ không phải phần đóng góp của những người tham gia góp vốn cổ phần. Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba, ví dụ như thuế GTGT (Các chuẩn mực kế toán Quốc tế- NXB Chính trị Quốc gia 2008).
Doanh thu bao gồm: Doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các hoạt động, các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) (Kế toán doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB Thống kê).
Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa mãn các điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn (khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể), doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp, doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó, xác định phần công việc được phân công đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo, xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ: Là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Kế toán doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB thống kê).
Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp (Giáo trình kế toán tài chính 2- Đại học Thương mại).
Thu nhập khác: Là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu (VAS 14).
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn (VAS 14).
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu (VAS 14).
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (VAS 14).
Nhóm khái niệm về chi phí:
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu (VAS 01).
Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ (Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính, NXB Tài chính).
Chi phí quản lý kinh doanh gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa (Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương Mại).
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp (Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương Mại).
Chi phí tài chính: Là các chi phí ,các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính
(Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương Mại).
Chi phí khác: Là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự kiện hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp mang lại. Ngoài ra, còn bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ những năm trước nay phát hiện ghi bổ sung (Giáo trình Kế toán tài chính 2 – Đại học Thương Mại).
Nhóm khái niệm về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế TNDN bao gồm các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có) hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành (26 chuản mực kế toán Việt Nam- BTC 2011).
Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập
hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ (VAS 17).
Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong năm tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng và giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Như vậy, có thể hiểu kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế trong một kỳ kế toán.
1.1.2. Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh
1.1.2.1. Đặc điểm kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kế toán là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Kế toán không chỉ quan trọng đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp mà nó còn rất quan trọng đối với các cá nhân, các nhà đầu tư, cũng như cơ quan Nhà nước bởi nó phản ánh một cách chính xác nhất, kịp thời nhất tình hình tài chính – kế toán của mỗi công ty. Để có thể thực hiện được vai trò quan trọng đó, công tác kế toán cần được tiến hành một cách thường xuyên liên tục, với những nhân viên kế toán có chuyên môn, có kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp đồng thời cần có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo các cấp của Công ty.
Kế toán kết quả kinh doanh là một bộ phận của kế toán trong Công ty nên nó có đầy đủ đặc điểm của kế toán nói chung, đó là được tiến hành thành xuyên liên tục, chính xác, có phương pháp cụ thể, phản ánh được đầy đủ tình hình kinh tế, tài chính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán kết quả kinh doanh phản ánh một cách tổng quát kết quả kinh doanh trong kỳ, từ đó cho nhà quản trị biết được hiệu quả sử dụng vốn trong năm như thế nào, nên tiếp tục đầu tư hay thay đổi phương án đầu tư để có thể đem về một kết quả cao nhất.
Kế toán kết quả kinh doanh, thông qua báo cáo tài chính sẽ cung cấp một cách đầy đủ nhất các thông tin kế - toán tài chính mà mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp cần quan tâm.
Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp gồm kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác.
1.1.2.2 Yêu cầu quản lý kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Cần tuân thủ theo đúng Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán hiện hành, các văn bản pháp lý, các thông tư, qui định có liên quan.
- Yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp cần phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, mô hình quản lý của doanh nghiệp đó.
- Yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh đối với việc thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch kết quả kinh doanh trong từng kỳ.
- Kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được thực hiện một cách thường xuyên, chính xác, kịp thời, giúp doanh nghiệp kiểm soát được tình hình doanh thu, kết quả kinh doanh trong năm doanh nghiệp tăng giảm như thế nào để nhà quản trị có cái nhìn tổng quát nhất từ đó đưa ra được các biện pháp, phương án kinh doanh hợp lý.
- Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng phản ánh doanh thu, báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng, tính toán với từng khách hàng theo từng hợp đồng nhằm giám sát hàng hoá bán ra, khoản tiền thu về.
- Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ hợp pháp hợp lệ tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu, trình tự luân chuyển chứng từ phải hợp lý, kế hoạch tránh trùng lập, bỏ sót. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản và sổ sách phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định đúng tập hợp đúng giá trị vốn, chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ và phân bổ chính xác chi phí đó.
+ Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng và chi phí QLDN, kiểm tra tính hợp lý phải hợp pháp của các số liệu làm căn cứ chính xác cho việc KQKD.
+ Sử dụng phương pháp xác định GVHB, tổng hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, phân bổ chúng hợp lý cho số hàng còn lại cuối kỳ, kết chuyển chi phí cho hàng tiêu thụ trong kỳ để xác định chính xác KQKD.