Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Du Lịch Tây Ninh


Hình 4.4: Các hình thức du lịch khách du lịch tham gia ở Tây Ninh


Nguồn Tác giả điều tra Mục đích của khách du lịch đến Tây Ninh mục đích 1


Nguồn: Tác giả điều tra


Mục đích của khách du lịch đến Tây Ninh: mục đích khách du lịch đến Tây Ninh là tìm hiểu về thiên nhiên, văn hóa xã hội (28%), du lịch sinh thái (26%), du lịch khám phá và vui chơi giải trí (18%). Từ số liệu trên ta thấy các sản phẩm du lịch tìm hiểu về văn hóa, thiên nhiên ở Tây Ninh được khách du lịch quan tâm nhiều nhất đây là các địa danh gắn liền với văn hóa tâm linh như núi Bà Đen, Tòa thánh Cao đài. Cần xây dựng kết hợp các sản phẩm du lịch tỉnh có lợi thể với các các sản phẩm du lịch khác tạo nên nhiều tour du lịch phong phú, đa dạng.


4.7 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Tây Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các yếu tố đầu vào của ngành du lịch Tây Ninh


Nguồn tài nguyên du lịch: các nguồn tài nguyên du lịch phong phú đủ điều kiện để xây dựng và phát triển ngành du lịch, các nguồn tài nguyên chủ yếu vẫn còn hoang sơ hoặc đầu tư xây dựng còn thấp chưa đồng bộ nên việc khai khác du lịch còn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với doanh thu nguồn du lịch đóng góp cho thu nhập GDP của tỉnh, chưa thu hút nguồn vốn đầu tư


nước ngoài, nguồn vốn tư nhân đầu tư còn thấp chủ yếu vẫn là những điểm dừng chân nhỏ lẻ và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của nhà nước.

Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn yếu, nguồn lực có trình độ hiện tại làm trong ngành du lịch chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, còn yếu về kỹ năng và chuyên môn. Nguồn nhân lực đào tạo cho tương lai ngành du lịch chưa được quy hoạch để đào tạo và thu hút, nguồn nhân lực đào tạo mang tính tự phát từ nguồn nhân lực ở địa phương tự học ở trường Thành phố Hồ Chí Minh nên chưa chủ động được nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh trong tương lai.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt cho ngành du lịch, dịch vụ lưu trú còn phát triển về số lượng trong khi chất lượng chưa cao, các dịch vụ nhà hàng ăn uống chưa tạo được niềm tin với khách du lịch về vệ sinh an toàn thực phẩm, các dịch vụ vận chuyển còn mang tính cơ hội chưa được quản lý và điều hành chuyên nghiệp.

Các cụm ngành phụ trợ và liên quan: các cụm ngành hỗ trợ cho du lịch chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết giữa các ngành, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế và yếu.

Chính sách của chính quyền địa phương: đã ban hành được quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 trong đó chủ yếu tạo cơ chế thu hút các nguồn vốn ngoài tư nhân vào ngành du lịch, ban hành quy hoạch phát triển các khu du lịch được quy hoạch gắn kết với các địa điểm du lịch của địa phương khác.

Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch Tây Ninh: bên cạnh những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Ngành du lịch Tây Ninh cũng chịu nhiều sự tác động của suy thoái kinh tế, các sản phẩm du lịch của các địa phương lân cận cũng được đầu tư xây dựng, các thách thức về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng đang là vấn đề lớn của ngành du lịch Tây Ninh.


Cơ hội và thách thức của ngành du lịch Tây Ninh: là một vùng kinh tế có tốc độ phát triển ổn định và nằm trên tuyến đường chính giao thương qua Campuchia vì vậy Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch trên các tuyến du lịch quốc tế. Bên cạnh đó ngành du lịch còn đối diện nhiều thách thức như vấn đề cạnh tranh giữa nội bộ giữa các địa phương,



5.1 Kết luận‌‌

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


5.1.1 Các kết luận về năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Tây Ninh

Kết quả nghiên cứu cho thấy cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn du khách. Không những vậy, du lịch đã được xác định là ngành mũi nhọn của Tây Ninh trong định hướng phát triển đến năm 2020. Do đó, ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm và đầu tư nhất định của cấp Trung ương và địa phương. Tuy nhiên ngành du lịch Tây Ninh còn non trẻ nên mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư đúng mức, chưa được sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt giữa các cấp và các ngành nên vẫn còn những hạn chế, bất cập trong việc nâng cao tính hấp dẫn của điểm đến. Có nhiều nguyên nhân khiến cho du lịch Tây Ninh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; chất lượng các dịch vụ còn thấp; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đặc sắc; các doanh nghiệp du lịch quy mô nhỏ; công tác quản lý, điều hành còn hạn chế về hiệu lực và hiệu quả; nhiều dự án đầu tư về du lịch đã đăng ký nhưng tiến độ triển khai còn chậm; nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí còn ít; các di tích lịch sử, văn hóa chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn; chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch không được đổi mới nhiều, thiếu sức hấp dẫn và tính cạnh tranh không cao; các ngành hỗ trợ liên quan chậm phát triển. Tây Ninh cần học tập rất nhiều từ những địa phương lân cận để đẩy mạnh tốc độ hòa nhập và phát triển của cụm ngành du lịch.

Trong tổng thể những vấn đề còn hạn chế trên, yếu tố hạn chế chính là nền tảng tri thức hỗ trợ sự phát triển chung của nền kinh tế và sự phát triển riêng của ngành


du lịch. Khi nền tảng tri thức đảm bảo thì năng lực phục vụ du lịch toàn địa phương mới nâng cao, chất lượng dịch vụ sẽ cải thiện, du lịch mới phát triển đảm bảo và bền vững.Tuy nhiên, để thay đổi nó cần nguồn vốn đầu tư lớn hơn nhiều thực trạng hiện tại của địa phương kèm theo các phương thức sử dụng vốn hiệu quả, hướng tới du lịch. Để thu hút vốn đầu tư, chính quyền phải nâng cao năng lực đồng thời xây dựng các chiến lược hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước dựa trên kinh nghiệm học tập kinh nghiệm của các địa phương lân cận và quốc tế.

Tóm lại chính quyển phải tìm cánh nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch bằng cách vừa hỗ trợ tối đa các đối tượng tham gia cụm ngành, cải thiện bốn yếu tố trong mô hình Kim cương vừa cải thiện năng lực quản lý du lịch, thực hiện các biện pháp đồng bộ với chiến lược cốt lõi mọi vấn đề là “con người”.


5.1.2 Các hạn chế, thiếu sót của đề tài

Do điều kiện thực hiện đề tài còn hạn chế, nên tác giả điều tra theo phương pháp thuận tiện, chỉ thực hiện điều tra khách du lịch trong phạm vi những địa điểm có số lượng đông khách du lịch, chưa thực hiện điều tra thông tin của khách du lịch nước ngoài. Thời điển thực hiện điều tra vào tháng 9 đến tháng 10, tại thời điểm này ở Tây Ninh còn mùa mưa vì vậy lượng khách du lịch đến Tây Ninh có hạn chế về số lượng và lượng khách đại diện chưa đồng đều.

Chưa đưa tác động đánh giá của ma trận SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh tranh và thách thức của ngành du lịch Tây Ninh.

Chưa có sự so sánh với mô hình du lịch của các tỉnh thành lân cận do yếu tố địa lý Tây Ninh khác với các địa phương khác.

Bên cạnh đó, việc điều tra xác định các yếu tố hành vi của khách du lịch quyết định đến chọn địa điểm du lịch, tiếp tục quay lại vào lần sau chưa được khai thác sâu.


5.2 Khuyến nghị chính sách

Tây Ninh xác định ngành du lịch là ngành kinh tế hàng đầu của tỉnh thì cần phải có chiến lược đồng bộ, thống nhất và tập trung toàn lực vào công việc phát triển ngành. Để giải quyết những hạn chế cần có các giải pháp sau:

Trước hết, Ủy ban nhân dân tỉnh có sự quan tâm cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư và hệ thống trường học, cơ sở giáo dục. Đồng thời hỗ trợ và định hướng cho các trường đào tạo trong tỉnh mở thêm khoa đào tạo về du lịch.

Thứ hai, các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập các dự án hấp dẫn và mời gọi nhà đầu tư có tiềm lực mạnh thông qua các hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tập trung vào hai nguồn lực đầy hứa hẹn là tài nguyên du lịch tâm linh và tài nguyên du lịch khám phá hoặc các yếu tố phụ trợ như các trung tâm giải trí. Cần chú ý, các dự án du lịch phải có sự ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo tính bền vững của tài nguyên, sự phù hợp giữa lợi ích của nhà đầu tư và của nền kinh tế và sự minh bạch trong đấu thầu và triển khai thực hiện dự án.

Thứ ba, chính quyền cần hỗ trợ gia tăng năng lực cạnh tranh của các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch bằng cách thúc đẩy sự hình thành một số doanh nghiệp đầu ngành dẫn dắt các doanh nghiệp còn lại. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch cho đối tượng là các đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ để được thường xuyên cập nhật những các làm mới trong kinh doanh.

Thứ tư, chính quyền cần gia tăng sự liên kết lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, sao cho sự hợp tác đem lại lợi ích cho các bên mà không xâm lấn thị trường hay ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ bên nào. Hiệp hội du lịch nên đóng vai trò trung gian, tổ chức ký kết các quảng cáo giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cùng lĩnh vực nhưng khác quy mô và chất lượng. Đẩy mạnh hoạt động liên kết với các


địa phương khác nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng nhằm thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh nhiều hơn nữa.

Thực hiện những giải pháp trên, đồng thời chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò của mình với cụm ngành du lịch Tây Ninh. Khi tình trạng năng lực cạnh tranh còn hạn chế hiện nay được cải thiện, cụm ngành sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, hứa hẹn thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến và sẵn sàng chi tiêu ở mức cao cho du lịch. Từ đó cụm ngành du lịch sẽ gia tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn, nhiều lao động giỏi sẽ tham gia vào ngành, như vậy các hạn chế sẽ dần được tháo gỡ.


5.3 Khuyến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo

Cần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu về hành vi của khách du lịch khi đến Tây Ninh, đánh giá chi tiết các điểm mạnh, điểm yếu của từng địa điểm kinh doanh du lịch từ đó có định hướng xây dựng quy mô và cải thiện các yếu tố còn hạn chế của ngành du lịch.

Dựa trên tiềm năng du lịch và hiện trạng ngành du lịch Tây Ninh đưa ra những dự báo về khách du lịch, doanh thu, thuận lợi và khó khăn của ngành từ đó đưa ra các dự báo trong quy hoạch xây dựng phát triển cụm ngành du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh (2013), “Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010”.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Tây Ninh (2009), “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2013), “Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 “.

4. Phạm Văn Quan (2012), “Nghiên cứu xác định và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp Tây Ninh khi hội nhập”.

5. Cục Thống kê Tây Ninh (2012), Niên giám thống kê 2012.


6. Vũ Thành Tự Anh (2011), “Định nghĩa năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh”, Phát triển vùng và địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

7. Võ Thị Thảo Nguyên (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk” .

8. Nguyễn Thị Thanh Nga (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Bình”.

9. VCCI Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.


10. VCCI Việt Nam (2013), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình.


11.http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30673&cn_id=670946, truy cập ngày 15/10/2014.

12. http://www.vinabig.vn/index.php/tin-tuc/127-phat-trien-nhieu-du-an-du-lich-tai-tay-ninh.html, truy cập 15/10/2014.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023