khác, đặc biệt mở rộng thị trường Đông và Tây Bắc đưa sản phẩm thép Tisco đến với vùng sâu vùng xa. Tisco có một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn với 6 kênh chính. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp như vậy nên công ty luôn đảm bảo thời gian cung cấp hàng (khoảng từ 1 đến 3 ngày). Mạng lưới hoạt động khá hiệu quả, năm 2006, công ty đã tiêu thụ trên 473.330 tấn thép, bằng 105% kế hoạch, tăng 21% so với năm 2005. Hoạt động xuất khẩu cũng được tiến hành với việc thiết lập thị trường xuất khẩu tới các nước Campuchia, Inđônêxia, Canada. Năm 2006, sản lượng thép xuất khẩu đạt 15.700 tấn (xem chi tiết tại bảng 4 phụ lục). Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới tiêu thụ, Tisco cũng đổi mới phương thức bán hàng. Bắt đầu từ 15/06/2007, công ty tiến hành bán hàng theo mã vạch được treo trên từng bó thép. Hình thức bán hàng này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho công ty.19
1.4. Năng suất lao động
Như đã nhận định, việc tăng năng suất lao động là biện pháp cốt lõi để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, năng suất lao động là một chỉ tiêu cần quan tâm. Trong 1 năm, số ngày làm việc bình quân là 312 ngày, mỗi ngày có số giờ làm việc là 21 giờ. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp từng năm và số lao động trong năm, ta có thể tính toán được năng suất lao động bình quân của Tisco như sau:
Bảng 5: Năng suất lao động của Tisco
Chỉ tiêu | Đvt | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 (dự tính) | |
1 | Giá trị tổng sản lượng | Tr.đ | 1.605.684 | 1.729.419 | 1.737.338 | 1.629.600 |
2 | Số lao động bình quân (bq) | Người | 8.969 | 9.056 | 9000 | 6700 |
3 | Số ngày làm việc bq năm | Ngày | 312 | 312 | 312 | 312 |
4 | Số giờ làm việc bq ngày | h | 21 | 21 | 21 | 21 |
5 | NSLĐ bq theo giờ/1 LĐ | Trđ | 0,027324 | 0,029146 | 0,029462 | 0,037122 |
6 | NSLĐ bq ngày /1 LĐ | Trđ | 0,573800 | 0,612081 | 0,618710 | 0,779564 |
7 | NSLĐ bq năm /1 LĐ | Trđ | 179,0259 | 190,9694 | 193,03756 | 243,22388 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Khái Quát Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Thép Việt Nam
- So Sánh Chỉ Tiêu Kỹ Thuật Của Tisco Với Thế Giới
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Gang Thép Thái Nguyên Hiện Nay
- Xây Dựng Mối Quan Hệ Tốt Giữa Lãnh Đạo Và Các Cấp Dưới
- Chiến Lược Phân Phối Và Tổ Chức Mạng Lưới Bán Hàng
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết các năm của Tisco.
19 Tổng hợp từ Báo cáo tiêu thụ năm 2006 của Tisco.
Từ bảng tính toán năng suất lao động vào những năm gần đây của Tisco ta có thể thấy sự cố gắng tinh giảm biên chế của công ty trong quá trình cổ phần hóa. Công tác này đã đem lại hiệu quả tích cực như ta đã thấy. Đến tháng cuối 12/2006 lao động của toàn công ty chỉ còn lại 7640, giảm 1035 người so với tháng 12/2005. Từ 01/01/2007 khi có một số đơn vị nữa chuyển sang công ty cổ phần thì số lao động còn lại 6590 người, và tính đến 30/6/2007 thì công ty chỉ còn 6229 người.
Tuy nhiên so với mặt bằng chung của thế giới thì năng suất lao động của Tisco nói riêng và của Việt Nam nói chung vẫn còn quá thấp. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động năm 2006 của Việt Nam là 22,46 triệu đồng/người, trong đó của công nghiệp là 58,25 triệu. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2006 (bình quân khoảng 15.958VND/USD) thì năng suất lao động của Việt Nam đạt 1.407 USD/người, còn thấp xa so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước trong khu vực (Indonesia 2.650 USD, Philippines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD, Trung Quốc 2.869 USD, Hàn Quốc 33..237 USD, Singapore
48.162 USD, Nhật Bản 70.237 USD,…). 20
Như vậy, năng suất của Tisco vẫn còn nhiều yếu kém cần tiếp tục khắc phục nếu muốn đứng vững trong quá trình hội nhập. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng nổi bật nhất là: thứ nhất, máy móc thiết bị lạc hậu, hiệu suất sử dụng thấp, mức độ đổi mới thiết bị công nghệ chậm; thứ hai, lao động dư thừa về số lượng, yếu về chất lượng. Do vậy Tisco cần xem xét tích cực thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II, tinh giảm biên chế hơn nữa.
1.5. Chi phí sản xuất
Giảm chi phí sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề được đông đảo giới doanh nghiệp quan tâm. Vấn đề này đặc biệt quan trọng với Tisco vì Tisco là một công ty sản xuất thép, một ngành công nghiệp có mức chi phí sản xuất lớn.
Để giảm chi phí một cách có hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều biện pháp. Nhận thức được điều đó, Tisco đã thực hiện chủ trương tiết kiệm, cắt
20 Nguồn số liệu: http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=New&cat=16&nid=7038, truy cập ngày 28/09/2007.
giảm chi phí, tiết kiệm trong sản xuất, trong quản lý và lưu thông phân phối. Công ty thường tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề về tiết kiệm với sự tham gia của tất cả các phòng ban, phân xưởng từ công ty tới các nhà máy thành viên, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng hiệu quả máy móc, thiết bị, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời công ty cũng thực hiện một loạt các biện pháp khác như: tiến hành rà soát, sửa đổi, ban hành chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhằm phấn đấu giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; kiểm soát chặt chẽ sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên, thực hiện nghiệm thu và quyết toán sửa chữa thường xuyên hàng quý; quản lý giá mua vật tư các đơn vị bằng hình thức chào giá cạnh tranh,…Công tác này đã được đưa vào phương châm hoạt động từng năm của công ty, năm 2006 là “Tiết kiệm - tiêu thụ”, năm 2007 là “Tiết kiệm - hiệu quả”.
Với những biện pháp trên, công ty đã thu được kết quả đáng kể. Năm 2006 đã tiết kiệm chi phí giảm giá thành được 37,943 tỉ đồng (trong đó tiết kiệm vật tư và năng lượng được 21,433 tỉ, xây dựng cơ bản 2,017 tỉ đồng, chi phí quản lý 2,036 tỉ đồng…). Và riêng trong 6 tháng đầu năm 2007, công ty nhờ sự phấn đấu tích cực đã tiết kiệm chi phí giảm giá thành được 40,666 tỉ đồng (trong đó tiết kiệm vật tư năng lượng là 29,46 tỉ đồng, xây dựng cơ bản là 3,932 tỉ đồng, chi phí quản lý bán hàng là 0,237 tỉ đồng…), đặc biệt giảm 12 tỉ đồng chi phí lãi vay so với cùng kỳ năm 2006.21
Tuy nhiên, chi phí sản xuất của Tisco cũng như của các công ty thép khác trong Tổng công ty Thép Việt Nam còn quá cao so với mức độ trung bình của thế giới. Đây là điều cực kỳ bất lợi của Tisco nói riêng và của công ty thép Việt Nam nói chung. Điều đó thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 6: Chỉ tiêu so sánh chi phí sản xuất của ngành Thép Việt Nam
§¬n vÞ | ChØ tiªu bq cđa c¸c nhµ m¸y VSC | ChØ tiªu bq cđa c¸c c«ng ty LD VSC | Chỉ tiêu bq của các công ty trên thế giới | |
Công suất máy cán | 1000T/N | 30-150 | 120-300 | 500-1000 |
21 Tổng hợp từ báo cáo tổng kết năm và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 6 tháng đầu năm 2007.
M/s „‟ | 4,5-12 10-27 | 10-13,4 30-60 | 15-25 60-120 | |
Lò nung phôi | T/ h | Quá nhỏ max 35t/h | Trung bình 30 - 60t/h | Lớn 80 -100 t/h |
Tiêu hao ng.liệu cho 1tấn thép cán: | ||||
- Phôi thép | Kg/t | 1.091 – 1.101 | 1.035 - 1.060 | 1.030 |
- Dầu FO | L/t | 50 – 60 | 27 – 45 | 20 – 27 |
- Điện năng | Kwh/t | 90 – 126 | 75 – 144 | 6,5 – 120 |
- Trục cán | Kg/t | 2,0 – 3,0 | 0,26 - 0,5 | 0,2 |
Tiêu hao vật chất quy ra tiền (theo giá hiện hành) | VND/T cán | 400.000 = 26,6$ | 270.000 = 18$ | 215.000 =14,3$ |
Nguồn: http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=9&id=58, truy cập ngày 29/09/2007.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí cao là dây chuyền sản xuất của Tisco còn ở mức độ quy mô nhỏ, công nghệ chỉ ở mức độ trung bình. Trong khi thực tế trên thế giới cho thấy, trong điều kiện công nghệ sản xuất thép chưa thật hiện đại thì quy mô lớn có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất như ở Nga, Trung Quốc, Ucraina. Hơn nữa trong thời gian qua, Tisco cũng giống như các nhà máy sản xuất thép khác của Việt Nam là hoạt động trong tình trạng dư thừa công suất (phần lớn chỉ hoạt động ở mức 60% công suất thiết kế). Trong tương lai gần, công suất các nhà máy sản xuất thép vẫn tiếp tục dư thừa, sự dư thừa này sẽ dẫn đến chi phí cố định cao, cản trở việc đầu tư công nghệ mới.
1.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nên đối với các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí R&D chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường.
Tisco cũng có sự quan tâm đến vấn đề này, điều đó được thể hiện ở phong trào khuyến khích sáng kiến mới cho sản xuất. Năm 2005, công ty đã có 750 sáng kiến được áp dụng vào sản xuất, quản lý, làm lợi trên 5 tỉ đồng, tăng so với năm 2004: 100 sáng kiến và 0,4 tỷ đồng góp phần tạo nên hiệu quả chung của công ty.
Năm 2006, Tisco đã nghiên cứu triển khai và thực hiện thành công một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 6 đề tài cấp công ty nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng phôi thép; biên soạn, hiệu chỉnh bổ sung và công bố tiêu chuẩn sác sản phẩm,.. Sang năm 2007, Tisco tiến hành thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: nghiên cứu ứng dụng sản xuất gang với phối liệu 80% quặng thiêu kết, sản xuất mác thép hợp kim thấp độ bền cao,…
Tuy nhiên Tisco cũng giống như đại đa phần các doanh nghiệp Việt Nam là công tác R&D này vẫn còn bị coi nhẹ, điều đó thể hiện ở mức đầu tư cho hoạt động này. Qua một cuộc điều tra gần đây cho thấy, trong tổng số 7232 doanh nghiệp thì chỉ có 444 doanh nghiệp có đầu tư cho R&D với một số tiền chỉ bằng 0,2% đến 0,3% doanh thu. Trong khi đó, qua khảo sát 100 doanh nghiệp mạnh trên thế giới hiện nay thì không một công ty nào không có những bộ phận, trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của riêng mình và tỷ lệ đầu tư cho nghiên hoạt động R&D thường chiếm từ 10% đến 15% doanh thu.22 Vì vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, Tisco nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, qua đó đổi mới công nghệ, cải tiến kết cấu, chất lượng và mẫu mã của sản phẩm.
1.7. Quản lý môi trường
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần đảm bảo sự phát triển của mình không gây ảnh hưởng đến cộng đồng, thu được lợi nhuận cao nhưng không được bất chấp ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Quá trình sản xuất thép sản sinh ra rất nhiều chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như khí thải, nước thải, tiếng ồn từ các lò cao, lò chuyển, từ các nhà xưởng xí nghiệp,…Mặt khác công nhân của Tisco (khoảng 40% số lao động) thường phải làm trong môi trường nắng nóng độc hại, nguy hiểm. Những yếu tố này luôn là vấn đề quan tâm của công ty nên công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã dần đi vào nề nếp. Việc quản lý các loại chất thải công nghiệp, khí thải, nước thải công nghiệp đã được theo dõi, quản lý ở từng đơn vị.
22 Số liệu tổng hợp từ: http://www.dost.hanoi.gov.vn/default.aspx?tabid=387&ID=1116&CateID=368, truy cập ngày 01/10/2007.
Các công trình xử lý khí thải, nước thải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường được Tisco triển khai tích cực. Đối với khí thải, công ty có các bộ phận lọc bụi, làm sạch khí than… với nước thải có các bể lắng để lọc hóa chất độc hại, còn với tiếng ồn, thì việc thực hiện xử lý giảm thanh, cách âm, tường nhà xưởng che chắn và cự ly đã làm suy giảm phần nào lượng thải, thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn chất thải đưa ra môi trường. Đồng thời công ty cũng tận dụng tổng hợp các vật phế bỏ thể rắn sinh ra trong quá trình sản xuất của bãi nguyên liệu lò cao, lò chuyển của công trình. Các loại tro bùn của các máy lọc bụi quay về thiêu kết sử dụng, xỉ hạt lò cao dùng làm cốt liệu bê tông và vật liệu làm đường, xỉ thép sau khi qua xử lý có thể làm nguyên liệu xi măng. Ngoài ra công tác đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm cũng được Tisco thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Cây xanh là biện pháp có hiệu quả làm đẹp môi trường, khử ô nhiễm trong không khí và tiếng ồn. Vì vậy, trong những năm qua công ty đã tiến hành trồng cây xanh ở tất cả các khu đất trống, bãi thải…được trên 1000 ha với hơn 1,5 triệu cây, các đơn vị đều tự xây dựng vườn hoa cây cảnh ở văn phòng nơi làm việc cho cảnh quan sạch đẹp hơn.23
Tuy đã có nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường nhưng do trình độ công nghệ chưa cao nên lượng chất thải vẫn còn nhiều, còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của dân cư trong vùng. Do vậy việc đổi mới công nghệ luôn phải đi kèm với việc đổi mới công nghệ xử lý chất thải, có như vậy mới đảm bảo năng suất xanh, đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty.
23 Sử dụng số liệu và tài liệu trong Báo cáo tổng kết công tác bảo hộ lao động các năm của Tisco.
2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tisco
2.1. Thị phần công ty 24
Thị trường thép Việt Nam hiện nay khá phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các khối doanh nghiệp với nhau, giữa thép nội địa và thép nhập khẩu. Theo như thống kê của Bộ Công Nghiệp, tính trung bình thị trường miền Nam chiếm đến 50% và góp 30% sản lượng, còn miền Bắc chiếm 40% thị phần cả nước dù góp 50% tổng sản lượng. Rõ ràng thị trường miền Bắc tiêu thụ kém miền Nam, lại dễ bị ảnh hưởng lớn từ thép nhập khẩu Trung Quốc. Mặc dù vậy, Tisco vẫn là nhà cung cấp chính của miền Bắc với thị phần thép cuộn chiếm 30%, thép xây dựng chiếm 25%.
Đối thủ cạnh tranh của Tisco có rất nhiều nhóm: các đơn vị trực thuộc Tổng công ty (công ty thép Miền Nam, thép Đà Nẵng...); các công ty liên doanh với ưu thế về công nghệ hiện đại như Vinakyoeic, Vinasteel,...; và một loạt các doanh nghiệp khác (Pomina, Hoà Phát, Việt Ý...).
Biểu đồ 3: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn năm 2006
18%
11%
17%
15%
Tis c o
Thép Miền Nam Thép Đà Nẵng V inakyoei
Nhập khẩu
DNS X khác
35%
6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tisco năm 2006.
Sự cạnh tranh nội địa gay gắt đã làm các doanh nghiệp quên mất một đối thủ lớn là thép nhập khẩu. Năm 2006, vật liệu thép tiêu thụ trên thị trường là 7,3 triệu
24 Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tisco năm 2006 và http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=9826, truy cập ngày 28/9/2007, http://www.cktqp.gov.vn/news.php?id=242&id_subject=2, truy cập ngày 25/09/2007, http://www.vietnamnet.vn/kinhte/thitruong/2006/09/615397, truy cập ngày 30/09/2007.
tấn, trong đó nhập khẩu đến 3,8 triệu tấn. Riêng 4 tháng đầu năm 2007, thị phần thép nội địa lại giảm 10%, trong khi đó lượng thép nhập khẩu không hề giảm, thậm chí thép cuộn Trung Quốc tăng mạnh, chiếm 53% thị phần thép cuộn Việt Nam. Hiện tượng này đã làm hoạt động sản xuất thép cuộn trong nước bị tê liệt. Tisco tuy là cơ sở lớn ở miền Bắc, nhưng cũng sẽ chịu tác động mạnh mẽ của hiện tượng này. Do vậy, công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần của mình.
2.2. Danh tiếng, uy tín công ty
Với bề dày lịch sử hoạt động, quy mô lớn, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng một loạt các danh hiệu đã chứng tỏ vị trí vững chắc của Tisco trên thị trường nội địa. Trong quá trình xây dựng đất nước, sản phẩm của Tisco đã đi khắp mọi miền đất nước, cung cấp sản phẩm cho những công trình trọng yếu của quốc gia. Rõ ràng Tisco đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Nhờ vậy, Tisco được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng Huân chương Độc Lập hạng nhì…Danh tiếng này đã chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa.
Như đã trình bày, khả năng phát triển thương hiệu là một tiêu chí thể hiện doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh ra sao. Nhận thức được điều đó công ty tận dụng triệt để mọi biện pháp để quảng bá cho thương hiệu Tisco. Các hình thức như quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, các đợt khuyến mãi, hội chợ…đã giúp người tiêu dùng gần gũi hơn với thương hiệu Tisco. Chi phí quảng cáo của công ty hàng năm trung bình là hơn 10 tỉ đồng. Việc xây dựng phát triển thương hiệu phải đi đôi với việc bảo vệ nó. Vì vậy, để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm thép Tisco với sản phẩm của các nhà sản xuất khác, đặc biệt là sản phẩm thép cuộn có xuất xứ từ Trung Quốc, đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu, công ty đã in nhãn hiệu TISCO trên tất cả các chủng loại sản phẩm. Cách thức này cũng tránh được hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng Trung Quốc chất lượng thấp nhưng mang thương hiệu Việt đang tràn lan trên thị trường. Hòa vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Tisco năm 2003 đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào, Campuchia và Myanmar. Trong 6 tháng đầu năm 2007