Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Gang Thép Thái Nguyên Hiện Nay

công ty cũng triển khai và hoàn tất thủ tục đăng ký thương hiệu Tisco tại các nước Newzealand, Canada, Philipin, Đài Loan. Thời gian tới, Tisco sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước còn lại trong khối ASEAN. Những hoạt động này đã chứng tỏ khả năng phát triển thương hiệu công ty của Tisco. Thương hiệu càng mạnh chứng tỏ công ty càng có năng lực cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, trong việc xây dựng uy tín, Tisco còn có một thiếu sót nghiêm trọng, đó là hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa có được sự quan tâm thích đáng. Tisco vẫn mang tâm lý phổ biến, là công ty Việt Nam phục vụ cho thị trường nội địa nên đã hiểu rõ nhu cầu, không cần đến việc nghiên cứu thị trường. Tâm lý này rất sai lầm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập như ngày nay, việc cạnh tranh quốc tế không chỉ diễn ra trên thị trường quốc tế mà diễn ra ngay trên thị trường nội địa. Trên thế giới, mức chi cho việc nghiên cứu thị trường là không hề nhỏ, tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường chiếm 10% chi phí quảng cáo được coi như công thức áp dụng thành công cho doanh nghiệp, nhưng ở Việt Nam tỉ lệ này chỉ là 3,6%.25 Sự mất cân đối đó khiến cho doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội quý giá ngoài cạnh tranh giá cả, vì họ không hiểu rõ thị trường và bị lãng phí trong việc sử dụng quảng cáo. Cũng vì không có sự quan tâm đầy đủ mà công tác nghiên cứu nếu có được tiến hành thì cũng còn nhiều non kém, chưa được tổ chức một cách khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu.

Nếu công ty không có sự quan tâm thích đáng đến công tác này thì sẽ không có chiến lược cụ thể đúng đắn đối phó kịp thời với diễn biến thị trường, năng lực cạnh tranh công ty suy giảm, danh tiếng giảm sút. Đây là hậu quả không hề tránh khỏi nếu vấn đề này chưa được Tisco giải quyết.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên hiện nay

3.1 Tình hình cung ứng đầu vào

Do đặc thù ngành thép có công nghệ sản xuất phức tạp, đặc biệt Tisco là công ty có dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh nên nguyên vật liệu đầu vào bao gồm


25 http:// www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=9&id=1597, truy cập ngày 26/09/2007.

nhiều loại (trên 70 loại); có thể chia thành 4 nhóm chính là: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực.

Tỉnh Thái Nguyên có sẵn các mỏ quặng với trữ lượng tương đối lớn (mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng 3.170.000 tấn, mỏ than mỡ Làng Cẩm có trữ lượng

1.390.000 tấn…), nhờ vậy nguồn cung ứng đầu vào khá ổn định. Mặt khác, để đảm bảo việc sử dụng lâu dài và sản xuất có hiệu quả hơn, Tisco tiến hành thu mua một số lượng nhất định nguyên liệu để bổ sung. Trung bình 1 năm, Tisco khai thác quặng các loại hơn 340.000 tấn, thu mua ngoài khoảng 40.000 tấn; phôi tự sản xuất là 240.000 tấn, phôi nhập khẩu hơn 200.000 tấn; than mỡ khai thác 130.000 tấn, than mỡ nhập khẩu hơn 80.000 tấn.26 Có thể nói, khả năng đảm bảo đầu vào là một ưu thế lớn đối với Tisco, bởi đa số các doanh nghiệp thép khác phải nhập nguyên vật liệu rất nhiều.

Nhưng vẫn có một vấn đề đáng lo ngại là khả năng sản xuất phôi thép chưa đáp ứng được nhu cầu cán thép nên Tisco phải nhập khẩu khá nhiều (khoảng 50%). Vì vậy, giá cả sản phẩm Tisco chịu ảnh hưởng không nhỏ từ giá phôi giao dịch trên thế giới. Việc sản xuất phôi của công ty cũng gặp khó khăn vì nguyên liệu thép phế nhập khẩu để sản xuất phôi dựa vào hai nguồn chính là phá dỡ tàu cũ và phế liệu, trong khi Chính phủ chỉ cho phép phá dỡ tàu cũ đối với những lô hàng nhập khẩu trước 1/07/2006. Do vậy, sản phẩm của Tisco cũng không nằm ngoài tình hình giá cả thép biến động bất thường trong thời gian qua.

3.2 Nhu cầu về sản phẩm thép

Căn cứ vào tài liệu thống kê của Tổng công ty thép Việt Nam thấy rõ: tổng lượng nhu cầu về vật liệu thép các loại năm 2003 là 6 triệu tấn. Trong đó, vật liệu thép dài chiếm 55%, thép dẹt chiếm 45%. Tỷ lệ vật liệu dài theo thời gian giảm dần xuống 50%, tỷ lệ thép dẹt dần tăng đến 60%. Điều này phù hợp với quy luật trong tiến trình công nghiệp hoá đại đa số các quốc gia.

Theo đặc điểm địa lý và trình độ phát triển kinh tế của từng miền, vật liệu thép tiêu dùng ở miền Nam chiếm khoảng 50%, miền Trung chiếm 10%, còn miền


26 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm của Tisco.

Bắc chiếm 40%.27 Cứ theo đà phát triển 10,5% mỗi năm của công nghiệp quốc gia thì dự tính nhu cầu về vật liệu thép vào năm 2010 là 10 triệu tấn, năm 2015 là 16 triệu tấn, đến năm 2020 lên đến 20 triệu tấn (bao gồm cả thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 10,87%).

Tuy nhiên mấy năm qua, nhu cầu thép tăng mạnh, vượt xa dự báo của các nhà hoạch định. Trong năm 2006 cả nước tiêu thụ khoảng 7,3 triệu tấn (trong đó tự sản xuất hơn 4,7 triệu tấn). Dự báo trong năm nay mức tiêu thụ ước đạt khoảng 8,5 triệu tấn, vượt xa mức độ tăng trưởng. Tính bình quân, mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 100 kg thép/năm.28 Một điều đáng lo ngại là công nghiệp sản xuất Thép Việt Nam hiện nay, giữa sản xuất phôi thép với cán thép, giữa nhu cầu về chủng loại sản phẩm với năng lực sản xuất hiện tại, còn mất cân đối rất lớn. Đây là một yếu kém ngành thép Việt Nam nói chung và Tisco nói riêng cần khắc phục gấp để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình hội nhập.

3.3 Mức độ cạnh tranh trong ngành thép

Ngành thép là một ngành có sự bảo hộ cao của Nhà nước từ thời kinh tế bao cấp. Khi Việt Nam mới hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngành thép vẫn có được sự bảo hộ tương đối, vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành không gay gắt. Do đó, ngành thép không phát triển được và bị xếp vào ngành có năng lực cạnh tranh yếu.

Nhưng trước xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, sự bảo hộ của Nhà nước sẽ không còn, đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Ngoài Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay đã xuất hiện một loạt các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng trên 60 doanh nghiệp sản xuất

thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100.000 đến 300.000 tấn/năm.29 Trong thị


27 Nguồn số liệu: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Tisco.

28http://www.vsc.com.vn/NewsAction.do;jsessionid=2BE8C809EE0869FED7AA8B8475FC3CE9?action=V

IEW&id=2627, truy cập ngày 06/10/2007.

29 http://www.vsc.com.vn/StaticAction.do?action, truy cập ngày 27/09/2007.

trường nội địa sự cạnh tranh đã xuất hiện với mức độ ngày càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp.

Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sản phẩm thép của các nhà sản xuất lớn trên thế giới, chắc chắn sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và cạnh tranh khốc liệt với sản xuất trong nước. Hiện nay đã có một loạt các dự án liên doanh xây dựng nhà máy thép với giá trị đầu tư rất lớn. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những tên tuổi nổi tiếng trong ngành thép thế giới hứa hẹn một môi trường cạnh tranh gay gắt sắp diễn ra ở Việt Nam.

3.4 Các ngành công nghiệp phụ trợ

Các ngành công nghiệp phụ trợ có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành thép. Nhưng hiện nay các ngành công nghiệp phụ trợ và những ngành liên quan mật thiết đến ngành thép còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Một trong những ngành hỗ trợ trực tiếp cho công nghiệp thép là ngành năng lượng. Ngành này có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của công nghiệp thép. Trong khi đó giá điện ở Việt Nam lại rất cao so với các nước khác trong khu vực (giá điện ở Việt Nam cao gấp 2 lần so với Inđônêxia và 1,5 lần so với Thái Lan). Ngành công nghiệp khí trong khai thác dầu mỏ chưa phát triển, nên khả năng giá khí rẻ cho công nghiệp thép thấp. Ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cũng đang ở tình trạng công nghệ lạc hậu và hiệu suất thấp. Hiện nay đầu tư vào khâu thượng nguồn của ngành thép chưa có gì đáng kể. Ngành thép chủ yếu vẫn là gia công cán thép, nguyên liệu chủ yếu nhập ngoại, do đó chất lượng và giá phụ thuộc vào thị trường thế giới, không chủ động được.

Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn kém phát triển. Hệ thống giao thông vận tải ở nước ta bắt đầu được chú ý xây dựng nhưng nhìn chung còn chậm phát triển. Nhiều khu mỏ quặng sắt nằm trong những khu khu vực đường giao thông khó khăn, xa khu công nghiệp chế biến. Hệ thống cảng biển nước sâu còn thiếu... Tất cả điều đó đã làm tăng chi phí vận chuyển, chậm khả năng phát triển và giảm khả năng cạnh tranh của ngành thép.

Các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào như công nghiệp ô tô, xe máy; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp đóng tàu... chưa phát triển ở Việt

Nam và cũng đang trong thời kỳ khó khăn. Do đó, thị trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất thép cao cấp.

Xét một cách tổng thể, cả bản thân ngành thép, các ngành công nghiệp phụ trợ và cả môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép Việt Nam đều đang ở thế bất lợi khi thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế.

3.5. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Sau khi bắt đầu quá trình xây dựng nước đến nay, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn và đạt được những thành tích đáng tự hào. Môi trường chính trị, xã hội ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Để phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới, một loạt các chính sách, các quy chế pháp luật đã được đưa ra để tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, vận hành đất nước đi đúng hướng. Nhờ sự cố gắng đó, uy tín của Việt Nam đang ngày được khẳng định trên thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư, mở rộng cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù có sự nỗ lực như vậy nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với bạn bè thế giới còn thua kém nhiều. Một loạt chính sách, pháp luật được ban hành với mục đích đúng đắn nhưng công tác ban hành và thực thi các văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện luật còn nhiều yếu kém nên dẫn tới mâu thuẫn giữa các luật, các thông tư nghị định. Chẳng hạn như đối với ngành thép trong thời gian qua đã chịu nhiều thiệt thòi do việc không thống nhất của luật Môi trường và luật Thương mại. Do vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam luôn thuộc nhóm 15 nước thấp nhất. Căn cứ theo chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp được công bố trong 3 năm qua, thứ hạng của Việt Nam liên tục giảm: hạng 61 năm 2004, hạng 74 năm 2005, hạng 77 năm 2006.

Bảng 7: Thay đổi thứ hạng GCI của Việt Nam năm 2005 và 2006


Nội dung

Năm 2006

Năm 2005

Tăng(+)/giảm(-)

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

GCI

77

3,89

74

3,91

-3

-0,02

Thể chế

74

3,62

63

3,66

-11

-0,04

Hạ tầng

83

2,79

85

2,69

2

0,10

Kinh tế vĩ mô

53

4,63

44

4,69

-9

-0,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên - 8


Y tế và GD cơ bản

56

6,43

54

6,69

-2

-0,26

Đào tạo, GD bậc cao

90

3,39

88

3,32

-2

0,07

Hiệu quả thị trường

73

4,10

56

4,12

-17

-0,02

Sự sẵn sàng về kỹ thuật

85

2,85

81

2,74

-4

0,11

Trình độ kinh doanh

86

3,55

88

3,55

2

0,00

Đổi mới sáng tạo

75

3,10

57

3,18

-18

-0,08

Nguồn: Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2006- 2007, WEF.

Xem xét chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp qua bảng trên có thể thấy 7 trong số 9 trụ cột của năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thứ hạng giảm, trong đó đáng lưu ý là hiệu quả thị trường giảm 17 hạng, thể chế giảm 11 hạng, kinh tế vĩ mô giảm 9 hạng. Việt Nam đã có sự cải thiện thứ hạng về phát triển hạ tầng và trình độ kinh doanh, nhưng mức độ thăng hạng không nhiều (2 hạng). Điều đáng lưu ý là hầu hết các trụ cột bị giảm hạng đều có điểm xếp hạng giảm, nhất là lĩnh vực y tế và giáo dục cơ bản. Điều này cho thấy sự giảm hạng của các trụ cột phát triển của Việt Nam có nguyên nhân từ sự suy giảm năng lực cạnh tranh của chính Việt Nam chứ không chỉ là do sự tiến bộ của các nước. Đây là một cảnh báo thực sự đáng lo ngại.

Tóm lại, việc phân tích thực trạng những yếu tố cấu thành, nhân tố ảnh hưởng ở chương 2 cho thấy hiện tại Tisco là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong ngành thép trở nên gay gắt hơn. Tisco với năng lực cạnh tranh hiện tại sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ mạnh mang tầm cỡ quốc tế. Vì vậy Tiso phải coi việc nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ chiến lược của mình để duy trì sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


CHƯƠNG III‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Qua những phân tích và đánh giá trong chương II, chúng ta thấy Tisco còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Trên cơ sở đó, chương III đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của công ty Gang Thép Thái Nguyên, đồng thời cũng trình bày một số giải pháp vĩ mô do Nhà nước, ban lãnh đạo các cấp, các ngành tiến hành để hỗ trợ Tisco cũng như các doanh nghiệp thép khác trong công cuộc nâng cao sức cạnh tranh của mình.

I. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NỘI TẠI CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN

1. Hoàn thiện hệ thống quản lý

Theo tinh thần thực hiện quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Tổng công ty Thép Việt Nam từ ngày 23/11/2006 đã chuyển sang hình thức hoạt động là công ty mẹ - con, một mô hình tiên tiến được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mô hình công ty mẹ - con thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc giữa công ty mẹ và công ty con, trong đó yếu tố vốn là nút liên kết cơ bản.

Tổng công ty Thép Việt Nam - công ty mẹ có quyền và nghĩa vụ: quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung điều lệ, cơ cấu tổ chức công ty con; có trách nhiệm đầu tư vốn điều lệ cho công ty con trực thuộc, thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần

vốn này; xây dựng chiến lược kinh doanh chung, phân cấp quyết định các dự án đầu tư cho các đơn vị thành viên; tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính công ty con; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên trong phạm vi số vốn góp vào.

Tisco hiện nay đã là công ty con của Tổng công ty, có các quyền và nghĩa vụ: quản lý và sử dụng linh hoạt số vốn do công ty mẹ đầu tư, chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực; có quyền tự chủ kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của công ty, phù hợp với nhu cầu thị trường và các mục tiêu, phương án phối hợp kế hoạch kinh doanh chung của công ty mẹ; tham gia các hình thức đầu tư hoặc được công ty mẹ giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư...

Như vậy, có thể thấy với mô hình mới này, Tisco có nhiều cơ hội để tự quyết định các chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình đồng thời lại nhận được sự hỗ trợ kịp thời của công ty mẹ. Hiện nay Tisco đang triển khai thực hiện phương án sắp xếp tổ chức, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, tích cực cổ phần hoá từng đơn vị thành viên, phấn đấu đến năm 2008 sẽ cổ phần hoá toàn công ty. Với hình thức công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức, phương pháp quản lý của Tisco sẽ cần có nhiều thay đổi để phù hợp hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Cơ cấu tổ chức

Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức cơ cấu phân chia theo chức năng, một hình thức có độ chuyên môn hoá cao độ nhưng lại bộc lộ sự cứng nhắc, không linh hoạt trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Do vậy, công ty cần xem xét cải tiến, chuyển đổi sang hình thức cơ cấu hiện đại mà các doanh nghiệp lớn thường áp dụng trên thế giới là tổ chức ma trận.

Cơ cấu ma trận là sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban. Cơ cấu chức năng thì như hiện tại Tisco đang áp dụng, còn về cơ cấu phòng ban, có thể hiểu một cách khái quát như sau: Cơ cấu phòng ban là cơ cấu nhóm các sản phẩm hoặc khách hàng có mối liên hệ với nhau thành các phòng ban, các phòng ban được phân chia sẽ tập trung và chịu trách nhiệm với các phân đoạn thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2022