Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng


Bảy là, những người tham gia trả lời phỏng vấn sâu đều nhất trí với các thang đo mà tác giả đề xuất ban đầu (08 thang đo sơ bộ có được từ kết quả nghiên cứu tại bàn) nhưng cũng đề nghị điều chỉnh lại nội dung một số thang đo cho dễ hiểu, phù hợp hơn và bổ sung 01 thang đo mới: (i) Bổ sung thang đo “Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương”; (ii) Điều chỉnh thang đo “Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp” thành “Mối quan hệ của doanh nghiệp”; thang đo “Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp” thành “Khả năng trả nợ của doanh nghiệp”; thang đo “Lịch sử các khoản nợ có vấn đề của doanh nghiệp” thành “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp”; thang đo “Chi phí phát sinh ngoài lãi vay” thành “Chi phí vay vốn”.

6.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

6.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Để thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn thông qua phiếu khảo sát tại 30 DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Phiếu khảo sát gồm 03 phần:

- Phần 1: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và các thông tin liên quan để người tham gia trả lời xác định chính xác nội dung cuộc khảo sát hướng tới.

- Phần 2: Phần này là các câu hỏi để xác định các đặc điểm của đối tượng khảo sát và sử dụng để đánh giá sự khác biệt về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa các DNNVV.

- Phần 3: Phần này gồm những phát biểu nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm, ý kiến của người tham gia khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ. Phần trả


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

lời được thiết kế theo thang Likert 5 điểm (1 = Hoàn toàn không đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý) [62].

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ đã chuẩn hóa các khái niệm, các thuật ngữ và chỉnh sửa các biến quan sát trong phiếu điều tra để người trả lời không hiểu sai ý của câu hỏi. Một số điều chỉnh sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm:

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 6

- Chuyển biến quan sát “Doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội doanh nhân trẻ,...” của thang đo “Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn” sang thang đo “Mối quan hệ của doanh nghiệp”.

- Sửa nội dung biến quan sát “Doanh nghiệp mất nhiều chi phí không chính thức khi vay vốn” thành “Doanh nghiệp mất nhiều chi phí thuê tư vấn của các bên liên quan để thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng”; nội dung biến quan sát “Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với các cá nhân có địa vị trong xã hội, đặc biệt là lãnh đạo địa phương” thành “Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương”,...

6.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

a. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát của luận án là các DNNVV (thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) thực tế đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhu cầu vay vốn NHTM tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện của tỉnh Phú Thọ (Phụ lục 5).

b. Kích thước mẫu

Theo Hair (1998) trong nghiên cứu “Multivariate Data Analysis” (Phân tích dữ liệu đa biến) thì việc xác định quy mô mẫu đối với mô hình EFA dựa vào: (i) Quy mô mẫu tối thiểu (50 mẫu); (ii) Số lượng biến của mô hình [55].

Quy mô mẫu của mô hình EFA được xác định theo công thức:



t

n kPj

j 1


(1.1)

Trong đó: - t : Số thang đo.

- Pj : Số biến quan sát của thang đo thứ j.

- k: Tỷ lệ số quan sát so với số biến (là 5/1 hoặc 10/1).

Nếu quy mô mẫu sau khi tính toán nhỏ hơn hoặc bằng 50 thì chọn tối thiểu 50 quan sát; quy mô mẫu sau khi tính toán lớn hơn 50, chọn quy mô mẫu tối thiểu là n được tính toán theo công thức (1.1).

Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, tác giả sử dụng 10 thang đo với tổng 42 biến quan sát. Chọn k = 5 thì kích thước mẫu tối thiểu theo công thức (1.1) là 42 x 5 = 210 quan sát. Quá trình điều tra, tác giả thu về 387 phiếu khảo sát hợp lệ, do đó có thể khẳng định mẫu nghiên cứu đủ điều kiện mang tính đại diện cho tổng thể.

Kết quả mẫu nghiên cứu thu thập được như sau:

Về quy mô doanh nghiệp, trong 387 DNNVV trong mẫu khảo sát thì có 160 doanh nghiệp siêu nhỏ, 137 doanh nghiệp nhỏ và 90 doanh nghiệp vừa.

Về thời gian hoạt động của doanh nghiệp (được tính từ khi thành lập đến thời điểm khảo sát), trong 387 DNNVV trong mẫu khảo sát có 118 DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm, 135 DNNVV có thời gian hoạt động từ 3 đến dưới 7 năm, và thời gian hoạt động từ trên 7 năm là 134 DNNVV.

Về loại hình doanh nghiệp, trong 387 DNNVV trong mẫu khảo sát có 78 doanh nghiệp tư nhân, 190 công ty trách nhiệm hữu hạn và 119 công ty cổ phần.

Về lĩnh vực hoạt động, trong 387 DNNVV trong mẫu khảo sát thì số lượng DNNVV hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ là 170 doanh


nghiệp, tiếp đến là ngành công nghiệp, xây dựng có 132 doanh nghiệp và cuối cùng có 85 doanh nghiệp ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tham gia cuộc khảo sát.

Về tỷ lệ doanh nghiệp được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kết quả khảo sát 387 DNNVV thì có 227 DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng (chiếm 58,7%), có 160 DNNVV có nhu cầu vay vốn nhưng chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng (chiếm 41,3%).

c. Phương pháp lấy mẫu

Tác giả áp dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn 13 huyện thị thành của tỉnh Phú Thọ; sau đó trong từng địa bàn lại tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành khảo sát; trong mỗi địa bàn nếu mẫu thu thập được chưa đảm bảo tính đa dạng hóa theo những tiêu chí phân loại DNNVV thì tác giả tiến hành lựa chọn và khảo sát bổ sung nhằm đảm bảo tính đại diện tốt nhất có thể của mẫu.

d. Phương thức thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu khảo sát (Phụ lục 4).

Phiếu khảo sát được gửi đến các DNNVV thông qua hai cách:

- Cách 1: Thực hiện khảo sát trực tiếp tại DNNVV.

- Cách 2: Khảo sát qua email. Tác giả khảo sát bằng cách gửi email phiếu khảo sát cho các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Thông qua các email phản hồi, những phiếu khảo sát phù hợp sẽ được thu thập để phục vụ phân tích số liệu, những phiếu khảo sát chưa đảm bảo yêu cầu thì tác giả phản hồi lại cho DNNVV để có được phiếu khảo sát hoàn thiện.

e. Phương pháp phân tích dữ liệu

Tác giả sử dụng mô hình EFA để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ.


Sau khi thu thập và loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả tiến hành mã hóa (Phụ lục 20) và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận tổng thể của nghiên cứu.

* Kiểm định độ tin cậy của thang đo.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo đó phải có tối thiểu là ba biến đo lường [41, tr.364]. Thang đo được đánh giá là chất lượng tốt khi thỏa mãn hai điều kiện:

- Điều kiện 1: Hệ số Cronbach’s alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được [45, tr.24]. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,95 trở lên cho thấy có nhiều biến trong thang đo ít có sự khác biệt, hiện tượng này gọi là trùng lặp trong đo lường [41, tr.364]. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s alpha từ 0,7 đến 0,9.

- Điều kiện 2: Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu [41, tr.365].

* Phân tích nhân tố khám phá.

Để mô hình EFA đảm bảo độ tin cậy, tác giả tiến hành thực hiện các kiểm định sau:

- Kiểm định sự thích hợp của mô hình EFA.

Sử dụng hệ số KMO để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu [45, tr.31].

- Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện.

Sử dụng kiểm định Bartlett’s để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo. Khi mức ý nghĩa (Sig.) của kiểm định


Bartlett’s nhỏ hơn 0,05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện [13, tr.376].

- Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố.

Sử dụng phương sai trích để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50% [13, tr.376]. Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có eigenvalue tối thiểu bằng 1 [41, tr.410].

* Phân tích hồi quy đa biến.

Để mô hình hồi quy đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, tác giả thực hiện các kiểm định sau:

- Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy.

Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. ≤ 0,05) thì ta kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc [13, tr.376].

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Sử dụng phân tích phương sai để kiểm định, nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. ≤ 0,05) thì mô hình được xem là phù hợp [13, tr.377].

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập.

Khi hệ số phóng đại phương sai VIF > 10 thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập [44, tr.252]. Tuy nhiên trong thực tế, nếu VIF > 2, thì cần phải xem xét các hệ số tương quan của biến đó với biến phụ thuộc để so sánh chúng với trọng số hồi quy để xác định có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không [41, tr.518].

- Kiểm định phương sai phần dư thay đổi.


Phương sai phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối không giống nhau và giá trị phương sai không như nhau. Khi phương sai phần dư thay đổi sẽ làm cho các ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định giả thuyết không còn giá trị, các dự báo không còn hiệu quả.

* Phân tích phương sai một yếu tố

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One – Way Anova) để xác định sự khác nhau về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa các nhóm DNNVV.

- Kiểm định Levene test dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa các nhóm. Nếu Sig. > 0,05 thì kết luận phương sai giữa các nhóm không có sự khác biệt, đủ điều kiện để phân tích Anova.

- Kiểm định Anova: Nếu Sig. ≤ 0,05 thì kết luận đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc. Khi có sự khác biệt thì thực hiện phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm quan sát bằng các kiểm định Tukey, LSD,…

7. Những đóng góp mới của luận án

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, luận án có những đóng góp mới sau:

7.1. Những đóng góp mới về lý luận

Một là, luận án đề xuất hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, gồm: Mức độ chủ động của DNNVV, của NHTM, của Chính phủ và địa phương; Dư nợ tín dụng DNNVV; Số lượng và tỷ lệ DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; Dư nợ tín dụng bình quân một DNNVV; và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV theo nhân tố ảnh hưởng.


Hai là, luận án cũng tìm ra một số bài học kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam, tỉnh Phú Thọ, các NHTM và các DNNVV nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Ba là, luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu định lượng gồm 08 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ. Những kết quả đóng góp mới của mô hình bao gồm:

(1) Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, mối quan hệ của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, chính sách tín dụng của NHTM, và chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương; và có sự ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Những kết luận này phù hợp với lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố nhưng mức độ và thứ tự ảnh hưởng đã có nhiều thay đổi, trong đó nổi bật là các nghiên cứu trước đây cho rằng tài sản đảm bảo là rào cản lớn nhất khi DNNVV tiếp cận vốn, tuy nhiên khi nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ thì chi phí vay vốn là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

(2) Luận án chỉ ra rằng sự không minh bạch tài chính của DNNVV chưa thực sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV khi nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ. Điều này trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đây khi cho rằng DNNVV thiếu sự minh bạch tài chính sẽ khó có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

(3) Luận án đã đưa ra những bằng chứng định lượng chứng minh những ảnh hưởng tích cực của nhân tố “Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí