Phương Pháp Tiếp Cận Và Phương Pháp Nghiên Cứu


Ô 1 : Tổng quan các công trình khoa học có liên quan phục vụ xây dựng cở sở lý luận nâng cao hiệu quả quản trị NHTM.

Ô 2 : Nghiên cứu lý thuyết – xây dựng cơ sở lý luận phục vụ nghiên cứu toàn bộ luận án và tham khảo kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị NHTM của một số đối tượng NHTM.

Ô 3 : Đánh giá đặc điểm, thực trạng hiệu quả quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2015-2020.

Ô 4 : Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu đề tài được tiếp cận theo các hướng chủ yếu dưới đây:

Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: sau khi đưa ra các cơ sở lý luận về quản trị NHTM, hiệu quả quản trị NHTM và nâng cao hiệu quả quản trị NHTM, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị của Vietcombank giai đoạn 2015-2017, giai đoạn 2018-2020 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tại Vietcombank với tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô và tiếp cận hệ thống: nghiên cứu Vietcombank trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam bởi Vietcombank chỉ là một bộ phận trong hệ thống nên khi đặt Vietcombank vào hệ thống NHTM thì mới biết rõ hơn Vietcombank thế nào và hiện đang ở đâu; đồng thời đặt sự phát triển của Vietcombank trong nền kinh tế có bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: tác giả tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả quản trị Vietcombank để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những thành công cũng như những hạn chế trong quản trị ngân hàng khiến hiệu quả hoạt động chưa cao và tìm cách khắc phục những hạn chế đó để nâng cao hiệu quả cho Vietcombank trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp cận theo không gian kinh tế: tác giả tiến hành nghiên cứu hiệu quả quản trị Vietcombank gắn với việc xem xét toàn bộ hệ thống của Vietcombank trên phạm

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 3


vi cả nước. Các chi nhánh Vietcombank nằm trải rộng trên phạm vi cả nước và rất có thể trên cả phạm vi nhiều quốc gia nữa.

Tiếp cận theo thị trường: tác giả tiến hành nghiên cứu hiệu quả quản trị của Vietcombank gắn với thị trường, không có thị trường thì ngân hàng không thể phát triển và đồng thời cũng thông qua phân tích thị trường mới tìm hiểu được nhu cầu thị trường và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

Phương pháp sử dụng biểu thức toán học là phương pháp đánh giá tác động

của hiệu quả quản trị lên hiệu quả kinh doanh ngân hàng với nội dung là xây dựng hoặc ứng dụng các biểu thức toán học mô phỏng mối quan hệ giữa nguyên nhân (đổi mới quản trị) và kết quả (hiệu quả hoạt động kinh doanh) để tính toán hay dự báo những tác động. Phương pháp này không chỉ được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng mà còn được sử dụng trong việc dự báo tương lai phát triển của Vietcombank. Phương pháp phân tích thống kê gắn liền với các phương pháp sơ đồ, đồ thị,

bảng biểu để minh họa cho các nhận xét khi đánh giá hiện trạng: Cụ thể luận án sẽ thu thập số liệu thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2015- 2020, qua đó xây dựng các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ để nhận xét đánh giá theo hướng phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp phân tích chính sách: sử dụng để phân tích những tác động tiêu cực và tích cực của một số các chính sách liên quan đến quản trị ngân hàng và tác động trực tiếp của những chính sách này đến đối tượng nghiên cứu là NHTM (điển hình nghiên cứu là Vietcombank). Tác giả xây dựng cơ cấu nhóm phân tích bao gồm các nội dung: bối cảnh, chính sách áp dụng, mục tiêu của chính sách, thời gian áp dụng và kết quả áp dụng để chứng minh hiệu quả quản trị NHTM thông qua từng giai đoạn chính sách thực hiện.

Phương pháp chuyên gia: gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong việc nhận định, đánh giá vấn đề đổi mới quản trị tác động như


thế nào đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đổi mới quản trị có giúp ngân hàng đẩy mạnh phát triển và giảm thiểu được những rủi ro, quyết sách sai lầm trong quá trình quản trị ngân hàng hay không.

7. Nguồn số liệu của luận án

Luận án chủ yếu sử dụng các nguồn số liệu như Báo cáo thường niên của NHNN, Báo cáo thường niên của Vietcombank, Báo cáo tài chính và Bảng cân đối kế toán, Bản báo cáo bạch của Vietcombank, Báo cáo thường niên của các NHTM, Tổng cục thống kê, các báo cáo của Bộ tài chính, thông tin báo cáo của các tổ chức quốc tế như ABD, IMF, OECD và Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng…

8. Những đóng góp mới của luận án

8.1. Về mặt lý luận và học thuật

Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận chủ yếu về hiệu quả quản trị NHTM ( khái niệm hiệu quả quản trị ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản trị và 8 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị ngân hàng, xác định 7 chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, 3 chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đổi mới quản trị, 1 chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa hiệu quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM và 1 chỉ tiêu quốc tế đánh giá thực tiễn hiệu quả quản trị của NHTM ...); trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích luận án chỉ ra mối tương quan giữa hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

8.2. Về mặt thực tiễn

Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng định hướng (với những chỉ tiêu định lượng cụ thể) và 4 giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2030.

9. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận án được kết cấu thành 4 chương:


Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn.

Chương 3: Thực trạng hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2015-2020.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


1.1. Tổng quan về quản trị ngân hàng thương mại

1.1.1. Về quan niệm quản trị ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Công trình trong nước

Tổng quan nghiên cứu về quản trị NHTM cho thấy nhìn chung các nghiên cứu đều đồng thuận rằng quản trị công ty trong ngân hàng (sau đây được gọi là quản trị ngân hàng) có những nét tương đồng với quản trị công ty thông thường (phi tài chính) do đều là một loại hình doanh nghiệp nhưng quản trị ngân hàng sẽ được nhìn nhận với sự khác biệt hơn bao gồm phạm vi cấu trúc cổ đông lớn hơn, mức độ phức tạp và đòi hỏi minh bạch cao hơn và cần một hệ thống giám sát an toàn và kinh doanh chặt chẽ hơn. Chính vì lẽ đó tác giả định hướng tổng quan các vấn đề liên quan đến quản trị ngân hàng theo quản trị công ty và những khác biệt trong hoạt động quản trị của ngân hàng.

Theo nội dung của “Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam” do Ủy ban an toàn quốc gia và Công ty tài chính quốc tế (IFC) [50], quản trị công ty là một khái niệm rộng với mục tiêu là xây dựng một môi trường có sự tin tưởng, minh bạch và trách nhiệm giải trình cần thiết để thúc đẩy đầu tư, ổn định tài chính và đạo đức kinh doanh. Mặc dù chưa có khái niệm thống nhất nhưng qua tổng quan tác giả thấy có những quan điểm về quản trị công ty nói chung và quản trị NHTM nói riêng đã được chấp nhận phổ biến.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến [5,6] thể hiện rằng NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp nên hoạt động quản trị của NHTM trước hết phải thuộc hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung. Nội dung quản trị doanh nghiệp mà trọng tâm là quản trị kinh doanh được biết đến phổ biến là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp, sử dụng các nguồn


lực (nhân lực, vật lực và tài lực) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn nhận quản trị NHTM dưới góc nhìn theo chức năng hoạt động của một tổ chức kinh tế, học giả Nguyễn Duy Gia [7] cho rằng quản trị luôn là một trong những chức năng của các tổ chức nói chung, nó hướng tới thiết lập các mục tiêu, phương hướng, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, các quan hệ bên trong và bên ngoài của mỗi tổ chức, thiết kế môi trường và phương pháp làm việc có hiệu quả nhất cho cá nhân và cả tổ chức đó.

Học giả Phan Phương Nam [58], Nguyễn Văn Nam và cộng sự [40] tiếp cận quan niệm quản trị NHTM theo cách quản trị NHTM là toàn bộ các nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của NHTM, mối quan hệ giữa các cổ đông với những người có liên quan đến NHTM nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành ngân hàng, bảo vệ công bằng và hợp lý quyền lợi của các chủ thể liên quan và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của NHTM. Tác giả đánh giá cao tầm quan trọng của các nguyên tắc quản trị trong khái niệm đưa ra.

Học giả Trần Huy Hoàng [47] nhấn mạnh rằng quản trị NHTM là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm làm cho hoạt động ngân hàng thích ứng với thay đổi môi trường, nâng cao hiệu quả của tổ chức, đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng và đạt các mục tiêu đã đề ra; đồng thời học giả cũng nêu ra các nội dung quản trị ngân hàng cụ thể như quản trị chiến lược, quản trị tổ chức, quản trị nhân lực, quản trị Marketing, quản trị tài chính. Quan niệm quản trị của tác giả cho thấy rõ hoạt động quản trị ngân hàng cần phải có sự cải tiến và phù hợp với hoạt động quản trị hiện đại, hiệu quả theo thông lệ quốc tế.

Học giả Đặng Thùy Dung [4] tiếp cận khái niệm quản trị là sự tác động của các chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được các mục tiêu nhất định đã đặt ra trong các điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. Còn quản trị ngân hàng theo tác giả là việc thiết lập một chương trình hoạt động kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho một ngân hàng, xác định các nguồn tài nguyên sẵn có từ đó lãnh đạo,


nhân viên ngân hàng thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong khái niệm này quan điểm của tác giả nhấn mạnh sự tác động của con người, chủ thể quản trị làm thế nào để đạt được mục tiêu có tính tới yếu tố biến động của môi trường.

Tiếp cận theo hướng đánh giá cao tầm quan trọng về năng lực quản trị của nhà quản lý ngân hàng, theo Nguyễn Đăng Dờn và nhóm tác giả [29] cho rằng quản trị NHTM là việc lựa chọn và hoạch định các phương án kinh doanh tối ưu, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có và nguồn lực tiềm năng, nhằm thu được hiệu quả tối đa cả về phương diện kinh tế và tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển của ngân hàng.

1.1.1.2. Công trình nước ngoài

Trên thực tế, nhìn chung quản trị công ty nói chung và quản trị NHTM nói riêng có thể được xem xét trên cả hai góc độ rộng và hẹp. Học giả Solomon [86] từ góc độ hẹp đã chỉ ra rằng quản trị công ty chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa công ty và các cổ đông của công ty. Trong khi đó ở góc độ rộng hơn, quản trị công ty có thể được coi là một mạng lưới các mối quan hệ, không chỉ giữa công ty và chủ sở hữu (các cổ đông), mà còn giữa công ty với nhiều bên liên quan trong công ty; với nghĩa rộng này quản trị công ty được nhấn mạnh ở mức độ trách nhiệm giải trình rộng hơn đối với cổ đông và các bên liên quan khác, theo đó quản trị công ty là hệ thống kiểm tra và cân bằng cả nội bộ và bên ngoài công ty nhằm đảm bảo rằng công ty thực hiện trách nhiệm giải trình với tất cả các bên liên quan và hành động có trách nhiệm với xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Theo như James Stoner và Stephen Robbins [1] thì quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, Mary Parker Follett [1] thể hiện góc nhìn quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác.

Walker Review [87] đã tiếp cận quản trị công ty là hệ thống kiểm tra và công bằng, cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp


thực hiện trách nhiệm giải trình với tất cả các bên liên quan và hành động có trách nhiệm với xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Harold Koontz và Cyril O’Donnell [1] khi nghiên cứu về quản trị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường cho hoạt động quản trị, theo lẽ đó quản trị được hiểu là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) [44] trong cuốn “Các nguyên tắc quản trị công ty” đã đưa ra khái niệm quản trị công ty với mục tiêu là xây dựng môi trường có sự tin tưởng, minh bạch và trách nhiệm giải trình cần thiết để thúc đẩy đầu tư, ổn định tài chính và đạo đức kinh doanh như sau: quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Đồng thời Tổ chức này cũng thể hiện quan điểm rằng quản trị công ty tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Theo lẽ đó, từ góc độ thực thi, quản trị công ty có thể dẫn đến sự thay đổi trọng tâm từ “quan hệ” sang “quy tắc, thủ tục” khi quản trị công ty chỉ rõ việc phân chia quyền và trách nhiệm giữa những người tham gia khác nhau trong công ty, chẳng hạn nhưu HĐQT, người quản lý, cổ đông và các bên có liên quan khác, đồng thời đưa ra các quy tắc và thủ tục ra quyết định các công việc của công ty.

Học giả Andrei Shleifer và Robert W. Vishny [61] cho rằng quản trị công ty là mối liên hệ giữa rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình định hướng về hoạt động của công ty. Trong đó, các cổ đông, ban điều hành (BĐH) và HĐQT là những chủ thể trước tiên.

Theo học giả Berle and Means [66] đề cao các thủ tục, chính sách, quy định, pháp luật và thể chế để định hướng cho tổ chức và doanh nghiệp cách thức hành động, điều hành và kiểm soát các hoạt động của mình để đạt được mục tiêu đề ra trong quá trình quản trị công ty.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí