LỜI NÓI ĐẦU
Andy Grove, cố chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Intel, trong một phát biểu năm 1995 đã dự báo về xu hướng kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp tại Mỹ. Ông nói: “Trong năm năm tới, tất cả các doanh nghiệp sẽ là các doanh nghiệp trực tuyến”. Ngày nay, lời dự báo đã trở thành hiện thực không chỉ tại Mỹ mà đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Thương mại điện tử đã ra đời, tăng trưởng mạnh mẽ và trở nên hết sức phổ biến trên thế giới. Kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi sang kinh doanh thương mại điện tử đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Các hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy về thương mại điện tử cũng diễn ra với mức độ rộng và chuyên sâu hơn, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho kinh doanh thương mại điện tử.
Quản trị thương mại điện tử là một vấn đề còn khá mới mẻ. Các hoạt động này đang diễn ra ở các mức độ và quy mô khác nhau, nhưng các tri thức về quản trị thương mại điện tử chưa được tổng hợp hóa một cách có hệ thống.
Theo tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng điện tử, từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất đến các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và điểm cuối là người tiêu dùng, thì giao dịch giữa nhà bán lẻ điện tử với người tiêu dùng là giai đoạn cuối cùng. Học phần Quản trị thương mại điện tử 1 tập trung trình bày kiến thức về quản trị hoạt động bán lẻ điện tử, là hoạt động bán hàng hóa của nhà bán lẻ điện tử đến người tiêu dùng. Học phần Quản trị thương mại điện tử 2 sẽ tập trung trình bày kiến thức về quản trị hoạt động thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B), chuỗi cung ứng điện tử và một số vấn đề khác.
Giáo trình Quản trị thương mại điện tử 1 được biên soạn theo đề cương học phần Quản trị thương mại điện tử 1 thuộc chương trình ngành
Thương mại điện tử, chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử do Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê chuẩn ngày 17/11/2017 và được Hiệu trưởng phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng cho giảng dạy, học tập ở Trường Đại học Thương mại.
Đối tượng phục vụ chính của giáo trình này là sinh viên đại học chính quy chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử của Trường Đại học Thương mại. Ngoài ra, Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho độc giả muốn tìm hiểu thêm các lý thuyết và thực tiễn về quản trị thương mại điện tử.
“Giáo trình Quản trị thương mại điện tử 1” cung cấp những kiến thức chuyên sâu về quản trị hoạt động bán lẻ điện tử, khái niệm về bán lẻ điện tử, quản trị bán lẻ điện tử, các yếu tố của bán lẻ điện tử, xây dựng và quảng bá website bán lẻ điện tử, quản trị thực hiện đơn hàng điện tử và quản trị quan hệ khách hàng trong bán lẻ điện tử... Để thể hiện các nội dung kiến thức và kỹ năng trên, giáo trình được cấu trúc thành 6 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị bán lẻ điện tử Chương 2: Thị trường và phối thức bán lẻ điện tử Chương 3: Quản trị website bán lẻ điện tử
Chương 4: Thương mại xã hội và bán lẻ trên mạng xã hội Chương 5: Quản trị thực hiện đơn hàng trong bán lẻ điện tử Chương 6: Quản trị quan hệ khách hàng trong bán lẻ điện tử
Giáo trình do TS. Chử Bá Quyết làm chủ biên và các thành viên tham gia biên soạn, bao gồm:
- TS. Chử Bá Quyết biên soạn Mục 1.1 và 1.2 chương 1; Mục 2.1 chương 2; Mục 3.1 và 3.4 chương 3; Mục 4.1 và 4.3 chương 4; Mục 5.2
và 5.4 chương 5.
- ThS. Lê Duy Hải biên soạn Mục 1.3 và 1.4 chương 1.
- ThS. Trần Thị Huyền Trang biên soạn Mục 2.2, 2.3, 2.4 chương 2.
- ThS. Vũ Thị Hải Lý biên soạn Mục 3.2 và 3.3 chương 3.
- ThS. Nguyễn Phan Anh biên soạn Mục 4.2 chương 4.
- ThS. Vũ Thị Thúy Hằng biên soạn Mục 5.1 và 5.3 chương 5.
- ThS. Lê Thị Hoài biên soạn chương 6.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau ở trong và ngoài nước, những kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy của các giảng viên Bộ môn Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại trong những năm qua.
Tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các giảng viên, nhà khoa học Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử, các cán bộ Phòng Quản lý khoa học và Hội đồng thẩm định giáo trình đã đưa ra các ý kiến quý báu trong quá trình biên soạn giáo trình.
Mặc dù đã rất cố gắng để biên soạn, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong biên soạn lần đầu. Chúng tôi mong nhận được những đóng góp, phản biện của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.
CÁC TÁC GIẢ
LỜI NÓI ĐẦU | iii |
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ | xi |
DANH MỤC CÁC BẢNG | xiii |
DANH MỤC CÁC HỘP | xv |
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ BÁN LẺ ĐIỆN TỬ | 1 |
1.1. Quản trị thương mại điện tử và quản trị bán lẻ điện tử | 1 |
1.1.1. Khái niệm về quản trị thương mại điện tử | 1 |
1.1.2. Khái niệm về quản trị bán lẻ điện tử | 3 |
1.2. Chuỗi tiêu thụ và bán lẻ điện tử | 5 |
1.2.1. Chuỗi tiêu thụ | 5 |
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bán lẻ điện tử | 13 |
1.2.3. Các mô hình bán lẻ điện tử | 18 |
1.2.4. Lợi ích và hạn chế của bán lẻ điện tử | 28 |
1.3. Sự phát triển của bán lẻ điện tử | 31 |
1.3.1. Lịch sử phát triển bán lẻ điện tử | 31 |
1.3.2. Các xu hướng phát triển bán lẻ điện tử | 35 |
1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu học phần | 40 |
1.4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu học phần | 40 |
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu học phần | 41 |
Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 1 | 41 |
Chương 2: THỊ TRƯỜNG VÀ PHỐI THỨC BÁN LẺ ĐIỆN TỬ | 43 |
2.1. Tổng quan về thị trường bán lẻ điện tử | 43 |
2.1.1. Khái niệm về thị trường bán lẻ điện tử | 43 |
2.1.2. Phân loại thị trường bán lẻ điện tử | 45 |
2.1.3. Các yếu tố của thị trường bán lẻ điện tử | 47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị thương mại điện tử 1 Phần 1 - 2
- Bản Đồ Trải Nghiệm Của Khách Hàng Khi Mua Xe Mới
- Sự Khác Nhau Giữa Bán Lẻ Truyền Thống Với Bán Lẻ Điện Tử
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
2.2. Hàng hóa và kế hoạch mặt hàng trong bán lẻ điện tử 51
2.2.1. Đặc điểm hàng hóa trong bán lẻ điện tử 51
2.2.2. Phân loại hàng hóa trong bán lẻ điện tử 52
2.2.3. Kế hoạch mặt hàng trong bán lẻ điện tử 63
2.3. Khách hàng điện tử 79
2.3.1. Khái niệm khách hàng điện tử 79
2.3.2. Phân loại khách hàng điện tử 80
2.3.3. Quy trình khách hàng mua trực tuyến 82
2.4. Phối thức bán lẻ điện tử 84
2.4.1. Phối thức 4P 84
2.4.2. Phối thức 4C 85
Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 2 89
Chương 3: QUẢN TRỊ WEBSITE BÁN LẺ ĐIỆN TỬ 91
3.1. Khái quát về website bán lẻ điện tử 91
3.1.1. Một số khái niệm liên quan 91
3.1.2. Khái niệm và vai trò website bán lẻ điện tử 95
3.2. Xây dựng và quảng bá website bán lẻ điện tử 106
3.2.1. Các bước xây dựng website bán lẻ điện tử 106
3.2.2. Quảng bá website bán lẻ điện tử 117
3.3. Kỹ thuật trưng bày hàng hóa trên website bán lẻ điện tử 123
3.3.1. Khái quát về kỹ thuật trưng bày hàng hóa trong bán lẻ điện tử 123
3.3.2. Các kỹ thuật trưng bày hàng hóa trên website bán lẻ điện tử 126
3.4. Các phần mềm ứng dụng trong bán lẻ điện tử 129
3.4.1. Nền tảng thương mại điện tử 129
3.4.2. Phần mềm trưng bày hàng hóa 130
3.4.3. Phần mềm cá nhân hóa thương mại điện tử 131
3.4.4. Phần mềm quản lý thông tin sản phẩm 132
3.4.5. Phần mềm quản lý bán lẻ đa kênh 133
Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 3 134
Chương 4: THƯƠNG MẠI XÃ HỘI VÀ BÁN LẺ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI 137
4.1. Tổng quan về mạng xã hội và thương mại xã hội 137
4.1.1. Các khái niệm về mạng xã hội 137
4.1.2. Phân loại mạng xã hội 145
4.2. Tổ chức bán lẻ hàng hóa trên mạng xã hội 148
4.2.1. Quy trình tạo và quản lý gian hàng điện tử 149
4.2.2. Các vấn đề về lựa chọn mạng xã hội 155
4.2.3 Các vấn đề về chọn giải pháp thanh toán 157
4.2.4. Các vấn đề lựa chọn giải pháp giao nhận hàng hóa 159
4.3. Phân phối dịch vụ trên mạng xã hội 160
4.3.1 Giải trí trực tuyến trên mạng xã hội 160
4.3.2. Trò chơi trực tuyến 162
4.3.3. Thuyết trình và chia sẻ đa phương tiện 164
Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 4 165
Chương 5: QUẢN TRỊ THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG
TRONG BÁN LẺ ĐIỆN TỬ 167
5.1. Dự trữ hàng hóa trong bán lẻ điện tử 167
5.1.1. Khái niệm dự trữ hàng hóa 167
5.1.2. Các hình thức của hàng hóa dự trữ 168
5.1.3. Kiểm kê hàng hóa dự trữ 170
5.2. Quy trình thực hiện đơn hàng trong bán lẻ điện tử 173
5.2.1. Xử lý đơn hàng điện tử 173
5.2.2. Giao nhận hàng hóa 178
5.2.3. Xử lí thanh toán đơn hàng 186
5.2.4. Các dịch vụ sau bán lẻ điện tử 187
5.3. Một số giải pháp thực hiện giao hàng 196
5.3.1. Cải tiến quy trình nhận đơn đặt hàng 197
5.3.2. Cải tiến quản trị dự trữ và kho hàng 198
5.3.3. Giao hàng nhanh 206
5.3.4. Thực hiện đơn hàng từ nguồn lực bên ngoài 207
5.3.5. Giải pháp thực hiện đơn hàng trường hợp đặc biệt 211
5.4. Phân phối sản phẩm số 214
5.4.1. Khái quát về công nghệ phân phối sản phẩm số 214
5.4.2. Phân phối một số sản phẩm nội dung 222
Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 5 225
Chương 6: QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
TRONG BÁN LẺ ĐIỆN TỬ 227
6.1. Khái quát về quản trị quan hệ khách hàng điện tử 227
6.1.1. Vòng đời khách hàng 227
6.1.2. Khái niệm quản trị quan hệ khách hàng điện tử 233
6.1.3. Vai trò và lợi ích của quản trị quan hệ khách hàng điện tử 235
6.1.4. Marketing điện tử và quản trị quan hệ khách hàng điện tử 239
6.2. Nội dung quản trị quan hệ khách hàng trong bán lẻ điện tử 244
6.2.1. Quản trị thu hút khách hàng 244
6.2.2. Quản trị duy trì khách hàng 255
6.2.3. Quản trị mở rộng khách hàng 263
6.3. Công nghệ quản trị quan hệ khách hàng trong bán lẻ điện tử 269
6.3.1 Các giải pháp công nghệ cho quản trị khách hàng 269
6.3.2. Một số công cụ quản trị quan hệ khách hàng điện tử 272
Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 6 279
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 280
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIỆT - ANH 287
TÀI LIỆU THAM KHẢO 295