Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 26

lxix


di động. Tuy nhiên, CNHT ngành điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại. Với thị trường tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào công đoạn lắp ráp linh kiện điện tử, còn toàn bộ mạch tích hợp đều mua từ nước ngoài. Trong khi đó, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ cao sản xuất vi mạch bán dẫn...

IV. NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ


Hiện nay, mới chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như kính, săm…

Để phục vụ lắp ráp trong nước, trong giai đoạn 2010 – 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá trị nhâp khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%). Mặc dù chưa phát triển, nhưng xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô của Việt Nam thời gian gần đây cũng đạt được mức tăng trưởng bình quân 18% giai đoạn 2010-2016. Giá trị xuất khẩu đã tăng từ 0,7 tỷ USD năm 2010 lên 3,5 tỷ USD năm 2016. Phụ tùng xuất khẩu chủ yếu là cụm dây diện (HS8544), chiếm trên 50% và thị trường chủ yếu là Nhật Bản (50%) và Hoa Kỳ (13%). Phụ tùng xuất khẩu lớn thứ hai là linh kiện hộp số (HS870840) chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô, và điểm đến chủ yếu là Nhật Bản, Mexico, và Trung Quốc.

Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%). Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi còn thấp (mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%). Sau gần 20 xây dựng và phát triển, đến nay, công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển cả về số lượng, năng lực, số lượng chủng


loại và chất lượng sản phẩm… Các linh kiện lắp ráp ôtô tại Việt Nam chủ yếu vẫn phải dựa vào nhập khẩu.

V. NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CƠ KHÍ CHẾ TẠO


Sau 20 năm phát triển, đặc biệt là kể từ khi Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam được ban hành (năm 2002) cùng với đó là hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ, song cho đến nay, ngành này chưa đáp ứng được kỳ vọng, trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất vẫn còn lạc hậu so với thế giới, hàm lượng giá trị gia tăng nội địa tạo ra trong ngành rất hạn chế, các doanh nghiệp không tham gia được vào chuỗi cung toàn cầu...

Việt Nam vẫn phải xây dựng, phát triển công nghiệp cơ khí của quốc gia. Đây là việc hết sức khó khăn, nhưng Việt Nam không thể không làm, bởi khi quốc gia có nền sản xuất cơ khí không thua kém các nước khác mới có thể độc lập, tự chủ trong sản xuất, đảm bảo an ninh

- quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình thế giới nhiều biến động.


Thực tế thời gian qua, với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế cởi mở của Đảng và Nhà nước, ngành cơ khí Việt Nam vẫn sản xuất được một số sản phẩm đạt chất lượng tốt tương đương với nước ngoài và có thể cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập.

Mặc dù đạt được một số thành tựu, song công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam phát triển chậm, thậm chí bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.

Nguyên nhân ngành cơ khí không thể phát triển như kỳ vọng trong thời gian qua là do vướng phải nhiều điểm nghẽn. Cụ thể, điểm nghẽn về thị trường, bất kỳ ngành sản xuất nào mà không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, trước hết là thị trường nội địa, thì đều không thể phát triển được. Trong khi đó Việt Nam chưa có những biện pháp phù hợp để bảo vệ và khai thác thị trường nội địa cho ngành cơ khí.

Điểm nghẽn tiếp theo là từ các yếu tố vi mô là năng lực của doanh nghiệp. Theo đó, trình độ quản trị sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đa phần còn thấp, sau hơn 20 năm phát triển vẫn không có nhiều doanh nghiệp đạt trình độ quản trị sản xuất - kinh doanh tiệm cận thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và ở rất xa thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ngoài ra, việc đầu tư đổi mới công nghệ trùng lắp, phân tán, gây lãng phí lớn và hiệu quả sản xuất kinh doanh kém...Đối với điểm nghẽn từ các yếu tố vĩ mô là công tác quản lý nhà nước. Thời gian qua Chính phủ và chính quyền địa phương đã ban


hành nhiều chính sách, cơ chế đối với cơ khí nhưng các chính sách đó chưa thực sự đi vào cuộc sống; hệ thống chính sách quản lý phát triển kinh tế, công nghiệp của Nhà nước trong đó có cơ khí chưa đồng bộ.

Để xây dựng phát triển công nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam, không thể chỉ là nhiệm vụ riêng của các doanh nghiệp cơ khí phải tự vươn lên để cạnh tranh tồn tại theo điều tiết thị trường của "bàn tay vô hình" mà các doanh nghiệp cơ khí luôn cần có "bàn tay hữu hình của Chính phủ" để làm bà đỡ thông qua hệ thống chính sách như các nước đã và đang thực hiện.

VI. NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ CAO


Nhằm thu hút những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này, thành phố đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao như: được hưởng giá thuê đất ưu đãi, được hỗ trợ 50% tiền sử dụng hạ tầng trong 2 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất,...

Hiện nay, Sở Công thương đã xây dựng Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ định hướng năm 2020. Trong đó, Chương trình nêu rõ tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cung cấp vật tư nguyên liệu phụ tùng linh kiện góp phần giảm nhập siêu và thúc đẩy xuất khẩu tăng bình quân 13-15%; phấn đấu số lượng doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đến năm 2020 đạt tự 80-100 doanh nghiệp.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư FDI trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp như: tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, phối hợp với nhà đầu tư để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy và hỗ trợ việc triển khai các dự án được cấp phép; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tập trung vào các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,...; hoàn chỉnh quy hoạch đất đai còn lại trong các khu công nghiệp, đặc biệt là quy hoạch đất ngoài khu công nghiệp nhằm thu hút các dự án dịch vụ chất lượng cao; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tăng cường kiểm tra giám sát việc triển khai Quy chế phối hợp trong việc thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” về xúc tiến đầu tư để đảm bảo thời gian cấp phép nhanh và đúng pháp luật. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của Khu Công nghệ cao, vấn đề môi trường trong Khu Công nghệ cao được đặt lên hàng đầu.


PHỤ LỤC 09

CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP


Đơn vị: VND


Vietnam Electricity,

Production, Total

Energy, Coal,

production

Energy, Crude

petroleum, production

31/12/2019

227421252000

31/12/2019

46338275

31/12/2019

11042940

31/12/2018

209180580000

31/12/2018

42046702

31/12/2018

13969000

31/12/2017

191593000000

31/12/2017

38409388

31/12/2017

15518000

31/12/2016

175745000000

31/12/2016

38735000

31/12/2016

17230000

31/12/2015

157949000000

31/12/2015

41664000

31/12/2015

18746000

31/12/2014

140237000000

31/12/2014

41085516

31/12/2014

17392000

31/12/2013

124454000000

31/12/2013

41064095

31/12/2013

16705000

31/12/2012

115147000000

31/12/2012

42082580

31/12/2012

16739000

31/12/2011

101499000000

31/12/2011

46611000

31/12/2011

15185000

31/12/2010

91722000000

31/12/2010

44835000

31/12/2010

15014000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 26

Nguồn: Bộ Công Thương

Industrial Production Index, % year on year, Standardized, SA, Chg Y/Y, 2010=100


31/12/2020

9.87298

31/12/2019

48.81309

31/12/2018

-23.3037

31/12/2017

47.26667

31/12/2016

20.97422

31/12/2015

12.22403

31/12/2014

13.8158

31/12/2013

4.861578

31/12/2012

3.160323

31/12/2011

11.91925

Nguồn: Bộ Công Thương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023