Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sinh thời Chủ tịch Hồ Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [11, tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [11, tr.273], vì đội ngũ cán bộ, công chức là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng. Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực tốt. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [11, tr.54]. Do đó, Người luôn chú trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ này, thông qua các việc làm cụ thể: Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bãi nhiệm, kỷ luật, chính sách đối với cán bộ, công chức. Trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa có đức, vừa có tài, thành thạo nghề nghiệp, tận tụy phục vụ nhân dân.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do vậy người làm cán bộ công đoàn sẽ là người hoạt động mang tính chính trị - xã hội cao. Chất lượng cán bộ công đoàn có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.

Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ công đoàn luôn luôn được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chất lượng làm việc góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công đoàn trong mọi giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn hiện nay cũng cho thấy dù ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực nào người cán bộ công đoàn luôn có chất lượng, bản lĩnh, có kỹ năng và tâm huyết với hoạt động công đoàn thì ở đó hoạt động công đoàn được thực hiện tốt và thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh, hiệu quả công tác, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động,


qua đó khẳng định được vị thế của tổ chức công đoàn đối với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Tuy nhiên trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển Cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển năng động, đa dạng các loại hình doanh nghiệp, tính phức tạp của cơ chế thị trường thì trình độ, chất lượng, phương pháp hoạt động của cán bộ công đoàn phải chuẩn bị ra sao để sẵn sàng đối mặt với những thách thức của thời đại công nghệ số và những thay đổi từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thực tiễn cũng cho thấy hiện nay, một bộ phận cán bộ công đoàn gặp hạn chế về chất lượng, trình độ, phương pháp hoạt động, tính năng động, sáng tạo, cho nên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn là một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới.

Cùng với hệ thống công đoàn trong cả nước, trong những năm qua Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp nhằm tăng cường chất lượng tổ chức và triển khai thực hiện góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Hiện nay, chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn của ngành, đặc biệt là cán bộ công đoàn chuyên trách vẫn còn những hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, vai trò của cán bộ công đoàn chưa được phát huy, chưa thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, thậm chí còn nhiều đơn vị không có cán bộ công đoàn chuyên trách. Một bộ phận cán bộ công đoàn chưa thực sự tâm huyết, thiếu chủ động trong công việc; kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động công đoàn còn hạn chế, chưa tích cực học tập, nghiên cứu về chuyên môn, về lý luận nghiệp vụ công đoàn từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác công đoàn.


Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - 2

Đã có những công trình, những đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn nhưng đối với cán bộ công đoàn của ngành Ngân hàng và bộ phận cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thì vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ, cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Với những lý do đã nêu trên, cùng với mong muốn phát triển hơn nữa đội ngũ cán bộ công đoàn của ngành Ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản trị nhân lực của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng là một trong những vấn đề bức thiết. Hiện nay, những nghiên cứu về vấn đề này có thể chia thành những nhóm công trình sau:

Đỗ Minh Nghĩa, Vũ Mạnh Hà, Đào Duy Nhân (1999), Những vấn đề về công tác tổ chức và cán bộ công đoàn, Nxb. Lao động, Hà Nội. Nhóm tác giả đã trình bày những nguyên lý tổ chức và công tác tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn. Cán bộ công đoàn và công tác, cán bộ Việt Nam. Tổ chức hội nghị và đại hội công đoàn. Đào tạo cán bộ công đoàn.

Đào Thanh Hải (2009), Cẩm nang về tổ chức và hoạt động quyền và trách nhiệm dành cho lãnh đạo, cán bộ công đoàn cấp trên và cơ sở: Theo quy định mới nhất của Đại hội X Công đoàn Việt Nam: Tập hợp đến năm 2009, Nxb. Lao động, Hà Nội. Tác giả đã giới thiệu đường lối chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ các cấp công đoàn và qui định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công đoàn cơ sở. Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động công đoàn giáo dục Việt Nam.

Dương Văn Sao (2006), Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn trong giai đoạn mới, Nxb. Lao động, Hà Nội. Công trình đã trình bày một số vấn đề cơ bản về năng lực cán bộ công đoàn. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ


công đoàn Việt Nam: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công đoàn trong giai đoạn mới.

Dương Văn Sao (2012), Tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở trong tình hình hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. Nhóm tác giả đã đề cập đến vấn đề xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh với nền tảng cốt lõi đó là đội ngũ cán bộ công đoàn có chất lượng.

Nguyễn Văn Ngàng, Trần Văn Thuật, Lê Thanh Hà (bs) (2013), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở, tập 1 + 2, Nxb. Lao động, Hà Nội. Nhóm tác giả đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở. Giới thiệu sơ lược về Công đoàn Việt Nam, công tác tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở và của tổ công đoàn, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động. Bên cạnh đó, tập thể tác giả đã có giới thiệu những nội dung hoạt động gắn với trách nhiệm của cán bộ công đoàn cơ sở: hợp đồng lao động, thương lượng tập thể, thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, đình công, tiền lương, xây dựng quan hệ lao động, thúc đẩy đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp...

Đề tài cấp Bộ “Công tác đào tạo, sử dụng cán bộ công đoàn sau đào tạo - Thực trạng và giải pháp” (2009), chủ nhiệm đề tài Đinh Thị Mai đã luận giải, phân tích chuyên sâu những cơ sở lý luận về đạo tạo, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công đoàn sau đào tạo và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và sử dụng cán bộ sau đào tạo của Công đoàn Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2019), Công đoàn Việt Nam, niềm tin người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các nhà khoa học, cán bộ, đoàn viên công đoàn các cấp phản ánh những câu chuyện, kinh nghiệm thực tiễn của các thế hệ cán bộ,


đoàn viên công đoàn trong sự nghiệp 90 năm xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2019), Từ thực tiễn đến mục tiêu đổi mới, Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cuốn sách chọn lọc các bài phát biểu quan trọng tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, là hành trang hữu ích giúp cán bộ công đoàn, người lao động trong hoạt động công đoàn xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh trong xu thế hội nhập hiện nay.

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (2018), Công đoàn Ngân hàng Việt Nam – 25 năm xây dựng và trưởng thành, Nxb. Lao Động, Hà Nội. Tập thể tác giả đã có những tập hợp, phân tích về lịch sử xây dựng và phát triển của công đoàn Ngân hàng Việt Nam cũng như những hoạt động, đóng góp của Công đoàn đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng.

Bên cạnh đó, còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng như: Nguyễn Văn Tân (2013),“Công đoàn Ngân hàng Việt Nam góp phần xây dựng ngành ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững”, Tạp chí Ngân hàng, số 2 + 3.

Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, tài liệu nói về tầm quan trọng của cán bộ công đoàn, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công đoàn góp phần vào sự vững mạnh của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng Việt Nam chưa có tác giả, tài liệu nào nghiên cứu, phản ánh một cách chi tiết. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trong


điều kiện nước ta đang bắt nhịp nhanh với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại của kinh tế thế giới đương đại.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn Ngân hàng, phân tích những yếu tố tác động đến chất lượng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn.

- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

- Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn mà trọng tâm là cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019 và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn mà trọng tâm là cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp luận, quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ, chất lượng cán bộ.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích.

- Phương pháp điều tra xã hội:

+ Số lượng phiếu: 208 phiếu

+ Đối tượng: Cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn Hà Nội và một số khu vực lân cận.

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu, tổng hợp một cách hệ thống lý luận về cán bộ công đoàn và chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về đội ngũ cán bộ công đoàn và chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

- Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn

Ngân hàng Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

1.1. Các khái niệm có liên quan

1.1.1. Cán bộ

Thực tiễn cách mạng Việt Nam trước đây từ “cán bộ” được nhân dân sử dụng với hàm ý trân trọng, kính phục đối với những người chiến sỹ cách mạng của nhân dân, gắn bó với nhân dân, phục vụ sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc. Vì vậy, người cán bộ lúc này là người để lại dấu ấn tốt đẹp trong nhân dân từ những đóng góp, hi sinh lớn lao của bản thân người cán bộ đối với tập thể, với cộng đồng.

Định nghĩa cán bộ theo từ điển tiếng Việt: “Cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức” [26, tr.168].

Chủ tịnh Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc” [11, tr.269]. “Mọi việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [11, tr.273]. Vì đội ngũ cán bộ là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng. Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hoá. Người khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [11, tr.54].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ tới nhân dân, hướng dẫn nhân dân hiểu và thi hành. Đồng thời cán bộ là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, với Nhà nước,với Chính phủ, thay mặt nhân dân chuyển tới Đảng, tới Nhà nước, tới Chính phủ những mong muốn, nguyện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022