Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Chính Quyền Cấp Xã Của Tỉnh Phú Thọ Trong Giai Đoạn Hiện Nay

Ngày nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, song mục tiêu đó có thực hiện được hay không phải bắt nguồn từ cơ sở xã, phường, thị trấn. Vì đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Cấp xã giàu và mạnh thì cả nước mới giàu mạnh. Nhưng khâu yếu nhất của cấp xã hiện nay là công tác cán bộ.

Trước hết, xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải đặt mục tiêu chất lượng cán bộ lên hàng đầu. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải xuất phát từ vị trí, vai trò của cấp xã đã được Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 quy định là một cấp đơn vị hành chính nhà nước (Điều 118). Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, quyền hạn của chính quyền cấp xã. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã muốn đáp ứng được nhiệm vụ phải có trình độ chính trị, có phẩm chất đạo đức, có kiến thức kinh tế, khoa học, kỹ thuật, trình độ quản lý, có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Việt Nam đang đứng trước nhu cầu bức xúc của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và toàn cầu hóa. Để chủ động hòa nhập vào xu thế ấy một cách có hiệu quả nhất, nhanh nhất sớm thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển, tránh tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế...

Việc hoạch định chính sách cán bộ cấp xã phải thể hiện được tính cân đối, sự tương quan giữa quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Chính sách cán bộ phải được xây dựng trên cơ sở toàn diện, nhất quán, khoa học. Phải xác định rõ vị trí của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, trong đó cần có sự phân định rõ tính chất, đặc điểm của xã - phường- thị trấn. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2003 đã xác định cán bộ chính quyền cấp xã là công chức nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong Pháp lệnh tại Điều 5a có ghi: "Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này".

Như vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh được chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng công chức nhà nước như trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ chính

quyền cấp xã và những tình huống thường gặp trong công tác cán bộ. Chẳng hạn, khi đồng chí Chủ tịch xã, phường, thị trấn có trình độ văn hóa hết THCS, mới chưa đến 50 tuổi, tham gia công tác khóa đầu tiên, vậy ta sẽ đưa họ vào ngạch bậc lương nào cho phù hợp. Đồng thời, nếu hết nhiệm kỳ đồng chí đó không trúng cử HĐND, nhưng đó là người cán bộ có năng lực thực sự mà biên chế của cơ sở đã hết. Đây mới chỉ là một trong những tình huống thường gặp ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Thời điểm này, Pháp lệnh tuy đã có hiệu lực, nhưng còn phải chờ Chính phủ ban hành các quy định cụ thể hóa những điều đã nêu trong Pháp lệnh. Thời điểm bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 cũng đang đến rất gần, trong khi đó các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cũng như những yêu cầu đòi hỏi về mặt bằng cấp, trình độ cho phù hợp với các chức danh cần phải có của một cán bộ công chức nhà nước đang đặt ra một thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Nếu chỉ nhìn thấy trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo được quyền lợi về mặt chế độ của người cán bộ cấp xã mà không thấy được trách nhiệm cũng như những yêu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng mà người cán bộ cấp xã cần phải có thì cũng khó có được một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.


3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ hợp lý, khoa học

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng phải luôn nắm vững quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng. Và đặc biệt là những quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Xuất phát từ vai trò, vị trí của cấp xã và nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã ra nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Nghị quyết xác định từ nay đến năm 2005 cần phải tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản và bức xúc sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy.

Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện; quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay - 9

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cấp xã có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cấp xã.

Trong đánh giá cán bộ, nghị quyết cũng chỉ rõ những yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện và vận động quần chúng như sau:

+ Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có nơi nghiêm trọng.

+ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp không phù hợp với chuyển biến của xã hội.

+ Đội ngũ cán bộ cấp xã ít được đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ còn chắp vá.

Trong công tác quy hoạch cán bộ, do chưa có một quy hoạch cán bộ hoàn chỉnh do đó nhiều khi còn lúng túng, bị động, nhất là vào mỗi thời kỳ bầu cử. Nguồn cán bộ bổ sung cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã thiếu và không ổn định, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ có trình độ, uy tín trong nhân dân.

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2000-2005) khi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XIV đã chỉ rõ: "Công tác tổ chức cán bộ, củng cố kiện toàn cơ sở đảng được chỉ đạo chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai, nghiêm túc... Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, đảng viên, xây dựng quy hoạch cán bộ cho các giai đoạn 2000-2005 và 2010 từ tỉnh đến cơ sở" [52, tr. 38].

Song báo cáo cũng chỉ rõ:


Công tác tổ chức cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xây dựng quy hoạch, đào tạo cán bộ thiếu đồng bộ, chưa tạo được nguồn cán bộ trẻ, cán bộ quản lý giỏi, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số... Trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới [51, tr. 50-52].

Qua thực trạng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Phú Thọ hiện nay cho thấy: Nhìn chung trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, bất cập so với đòi hỏi của nhiệm vụ; nếu đưa Đề án cán bộ vào thực hiện ngay sau khi Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực thì sẽ có gần 50% cán bộ không đáp ứng được tiêu chuẩn mà Đề án đưa ra. Đây cũng là những vấn đề cần quan tâm khi đánh giá cán bộ.

Đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, tránh hình thức, chỉ căn cứ vào quá trình công tác, tuổi tác, bằng cấp; không hẹp hòi, định kiến về lý lịch gia đình và thành phần xuất thân của cán bộ; phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng chức danh làm căn cứ nhận xét, đánh giá và lấy tiêu chuẩn cán bộ làm chuẩn mực. Có như vậy, mới khắc phục được tình trạng cảm tính "thích" hay "không thích" của một số cá nhân có thẩm quyền đánh giá, nhận xét cán bộ, mới hạn chế được tình trạng "yêu nên tốt, ghét nên xấu" vẫn thường xảy ra trước đây.

Công tác đánh giá cán bộ chính quyền cấp xã và đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền xã được tiến hành theo định kỳ hàng năm và phải tuân theo đúng quy chế đánh giá cán bộ (ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-TW ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị). Đánh giá cán bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, toàn diện, lịch

sử và cụ thể. Phải làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ. Quy trình đánh giá cán bộ: Cán bộ tự đánh giá bằng văn bản tại hội nghị cán bộ mở rộng để lấy ý kiến tham gia, nhận xét. Sau đó, tập thể Ban thường vụ Đảng ủy xã thảo luận, thống nhất ý kiến, báo cáo bằng văn bản về nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ lên Ban thường vụ Huyện ủy (qua Ban Tổ chức Huyện ủy). Ban thường vụ Huyện ủy nhận xét, đánh giá và thông báo kết luận đến từng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã.


3.2.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch cán bộ cấp xã đảm bảo khoa học, hợp


Tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, biện pháp và những chính sách thích hợp

để tăng cường cán bộ ở tỉnh, ở huyện về giúp các xã đặc biệt khó khăn hoặc có những vấn đề phức tạp. Song do chưa có một quy hoạch cán bộ hoàn chỉnh, nên những lúng túng, bị động trước mỗi cuộc bầu cử ở cơ sở là điều khó tránh, tỷ lệ cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu tham gia làm cán bộ chính quyền cơ sở vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Một số địa phương, tình trạng độc đoán, cục bộ, thiếu dân chủ, trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cấp xã.

Đổi mới công tác cán bộ chính quyền cấp xã phải đặc biệt quan tâm đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ và cả chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ: đây là khâu quan trọng để lựa chọn cán bộ có đủ cả đức và tài tham gia vào đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Mọi người đều có quyền và có điều kiện phát huy khả năng của mình, ai có tài, có đức thì được trọng dụng. Khắc phục tư tưởng trọng nam, khinh nữ, dòng họ, ê-kíp, bè cánh... Phải xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh nếu cần có thể tiến hành thi tuyển hoặc thông qua thăm dò tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn nhân tài. Bất kỳ một vị trí nào, đều được giới thiệu công khai, đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn để mọi người có thể tham gia ứng cử thi tuyển một cách dân chủ. Như Lênin đã viết:" Sự cần thiết phải thu hút rộng rãi các tài năng tổ chức mới tham gia vào sự nghiệp quản lý nhà nước" [31, tr. 177]. Cần kết hợp thi tuyển, kiểm tra, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp vụ với xem xét phẩm chất chính trị, đạo đức. Vì vậy cần có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, của các tổ chức Đảng.

Trong công tác, khi đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã được công nhận là công chức nhà nước thì bên cạnh việc lựa chọn cán bộ thông qua bầu cử, cũng cần có quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm như đối với công chức nhà nước hiện nay.

Quy hoạch cán bộ là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ nhằm đảm bảo có đủ cán bộ dự nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa được đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Quy hoạch cán bộ cần có tầm nhìn xa, phải đảm bảo có một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đây là những đòi hỏi bắt buộc, phải đáp ứng được trong công tác cán bộ.

Tỉnh Phú Thọ đã có Kế hoạch số 04/KH-TU ngày 03/4/1998 "Quy hoạch cán bộ năm 2000 đến 2005 và 2010"; yêu cầu quy hoạch cán bộ phải đảm bảo có đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới trẻ hóa khoảng 30-40% đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Ban thường vụ các huyện, thành, thị có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã; ban thường vụ Đảng ủy xã xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh còn lại của xã. Đối với cán bộ dự nguồn cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch. Lênin đã chỉ rõ: "Trước hết phải làm cho mỗi ủy viên trong Xô viết nhất thiết phải gánh vác một công tác nào đó trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Hai là, làm cho mỗi ủy viên đều nắm được toàn bộ các công việc quản lý nhà nước và tất cả các ngành của công tác đó" [32, tr. 115-116]; "do vậy, trong một chừng mực nào đó cần phải tiến hành việc phân bố lại các cán bộ lãnh đạo khi họ không thể thích ứng với điều kiện mới và nhiệm vụ mới" [31, tr. 176]. Cần kiểm tra, sàng lọc để chọn được những cán bộ tâm huyết có đủ cả đức và tài, tham gia vào quản lý nhà nước.

3.2.3. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã trên cơ sở đó có nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phù hợp

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cuối cùng, trực tiếp với dân. Là nơi thực hiện mọi chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nơi nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách trực tiếp và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Quán triệt quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; xuất phát từ

yêu cầu nhiệm vụ mới của tỉnh Phú Thọ, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải đủ sức đảm đương các nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, trong đó dặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người, cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi), đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ và nguồn cán bộ bổ sung, thay thế khi cần thiết.

Từ trước đến nay, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã chưa được coi trọng đúng mức. Nó biểu hiện ở chỗ: Cán bộ chính quyền cấp xã chỉ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi đã trúng cử, được bầu vào các chức danh, hoặc sau khi đã công tác một thời gian. Việc đào tạo, bồi dưỡng lại không gắn với quy hoạch cán bộ. Có khá nhiều cán bộ sau khi được cử đi đào tạo, khi học xong trở về cũng đồng thời nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hầu như chỉ quan tâm nhiều về bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị. Chương trình trung cấp lý luận chính trị lại quá dài, nặng về phần lý luận chung, chưa đi sâu vào nghiệp vụ lãnh đạo điều hành, kỹ năng quản lý nhà nước và kỹ năng xử lý các tình huống cụ thể trong quản lý nhà nước. Trong chương trình bồi dưỡng, do thời gian quá ngắn (đối với cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã từ 20-22 ngày; cán bộ làm chuyên môn từ 7-10 ngày) cho nên hầu như thời gian thảo luận xê-mi-na đối với các lớp này chỉ có từ 1 đến 2 buổi. Dẫn đến học viên luôn nằm trong tình trạng thụ động- đi bồi dưỡng nghiệp vụ chỉ biết ngồi nghe, ít có ý kiến phản hồi. Qua kiểm tra cuối khóa và viết thu hoạch cho thấy: Ngay cả đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã cũng còn hạn chế, ít am hiểu về hoạt động quản lý nhà nước. Trong khi đó, học viên cũng không thiết tha với việc học tập, nâng cao trình độ. Rất nhiều học viên đã nói: "Chúng tôi có học tốt, thầy, cô giáo có cho điểm 9, điểm 10 nhưng dân không bầu thì chúng tôi vẫn nghỉ. Chúng tôi học kém, nhưng dân bầu chúng tôi vẫn làm".

Tâm trạng "nay làm, mai nghỉ" cùng với những suy nghĩ hạn hẹp đã làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã không tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ hiểu biết về quản lý kinh tế hầu như không được đào tạo, bồi dưỡng. Ngay trong các bài kiểm tra xử lý các tình huống đơn giản, thường gặp trong quản lý nhà nước, hoặc viết một chỉ thị, quyết định quản lý nhà nước... thì có rất nhiều bài làm chưa đạt yêu cầu, chưa

viết nổi một quyết định, chỉ thị cho đúng với yêu cầu về thể thức, nội dung. Đó là chưa kể đến ngay trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã một bộ phận không nhỏ (trong đó có cả cán bộ chủ chốt và cán bộ văn phòng) còn viết chưa đúng chính tả, viết sai ngữ pháp.

Việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hầu như trông chờ vào Trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Nhưng cho đến thời điểm này, chỉ có một số trung tâm ổn định về cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các trung tâm nằm trong tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Riêng đối với Trường chính trị tỉnh, là một trung tâm bồi dưỡng cán bộ chính trị lớn nhất trong tỉnh hiện nay, mặc dù đã có sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhưng hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đa số tuổi đời cao, trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế, trong đó điểm yếu nhất phải kể đến đó là sự hạn chế về kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của đội ngũ giáo viên trẻ. Trong khi đó, các giáo viên trẻ lại ít được đi thâm nhập thực tiễn, việc đi thăm quan thực tế, đi đào tạo, bồi dưỡng lại chỉ tập trung vào đội ngũ giáo viên là trưởng, phó khoa, phòng cán bộ lãnh đạo hoặc các giảng viên đã cao tuổi sắp về nghỉ chế độ.

Muốn Trường chính trị làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, trước hết Trường chính trị tỉnh cần phải có một đội ngũ giáo viên gồm những người có kiến thức tương đối toàn diện cả về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, có hiểu biết nhất định về kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động thực tế địa phương, có năng khiếu sư phạm phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của công tác giảng dạy. Đây có thể ví như những chiếc máy cái trong công nghiệp. Cần tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, không ngừng nâng cao trình độ, tư tưởng chính trị, nghiệp vụ, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng dạy và học của cả giáo viên và học viên. Để thực hiện tốt được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, cần nâng cao vị thế của người thầy và sự đãi ngộ đối với nhà giáo, từng bước cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của nhà giáo, nâng mức đãi ngộ về tiền lương, bổ sung đội ngũ giáo viên (mức phụ cấp giảng dạy của giáo viên trường chính trị tỉnh hiện nay là 30%, thấp hơn nhiều so với giáo viên phổ thông).

Đồng thời, có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để nâng cao hơn nữa trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên hiện có. Hàng năm Trường cần xây dựng kế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022