Áp Dụng Năng Lực Tư Duy Hệ Thống Trong Việc Kiểm Soát Dịch Bệnh


Ai

Vấn đề Một sứckhỏe

Khi nào?

đâu?

Ca bệnh đầu tiên xảy ra khi nào?

Bệnh lây truyền nhanh như thế nào?


hình 7.14. Áp dụng tư duy hệ thống giải quyết một vấn đề cụ thể của Một sức khỏe (Bước 4)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


• Bệnh lây truyền nhanh như thế nào? (con chó bị dại có cắn nhiều con chó hàng xóm khác không, những con nào đã bị cắn?).

Một sức khỏe Phần 2 - 11

Bước 5 Xác định các bước tiếp theo:

• Bệnh đã lây truyền như thế nào? (trong trường hợp có người bị chó cắn thì cần phải tìm nguyên nhân gây ra là do con chó nào cắn).

• Bệnh nghiêm trọng đến mức nào? (con chó bị nghi dại đã cắn bao nhiêu người tại địa phương).

Bệnh lây truyền như thế nào?

Bệnh nghiêm trọng đến mức nào?

Bệnh được quản lý và kiểm soát như thế nào?

Như thế nào

• Bệnh được quản lý và kiểm soát như thế nào? (chức năng của ngành Thú y và Y tế dự phòng trong trường hợp này như thế nào, ai chỉ đạo để dập dịch, các ban ngành, đoàn thể khác có tham gia vào không?).


Ai

Một sức

khỏe

đâu

Khi nào


hình 7.15. Áp dụng tư duy hệ thống giải quyết một vấn đề cụ thể của Một sức khỏe (Bước 5)


Bước 6 Xem xét tổng thể vấn đề Một sức khỏe.

Hậu quả của bệnh đối với sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường là gì? (bệnh dại gây thiệt hại cho sức khỏe con người, sức khỏe động vật và môi trường ra sao, gây ra những cái chết thương tâm như thế nào ?)



Ai

Cái gì

Vấn đề Một sức khỏe

đâu

Như thế nào

Khi nào


Hậu quả của bệnh đối với sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường là gì?


hình 7.16. Áp dụng tư duy hệ thống giải quyết một vấn đề cụ thể của Một sức khỏe (Bước 6)


Bước 7 Giải quyết tổng thể vấn đề Một sức khỏe.

Ai

Trong bước cuối cùng này, sau khi đã giải quyết một loạt các câu hỏi ai, ở đâu, khi nào, như thế nào, cái gì, chúng ta cần trả lời câu hỏi cuối cùng là: Tại sao bệnh này lại xảy ra? (chó bị dại xuất hiện tại địa phương chúng ta, vì vậy cần tìm hiểu xem khâu nào chúng ta đang làm còn thiếu sót như vấn đề tiêm vắc xin, nuôi nhốt chó…)


Tại sao dịch bệnh này lại xảy ra?


Tại sao

đâu

Vấn đề Một sức khỏe

Cái gì

Khi nào




Như thế nào

hình 7.17. Áp dụng tư duy hệ thống giải quyết một vấn đề cụ thể của Một sức khỏe (Bước 7)

7.7. ÁP DỤNG NĂNG LỰC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG VIỆC KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH

TRUYỀN LÂY VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

7.7.1. TÌNH HUỐNG 1

Bệnh dại xảy ra ở xã A, huyện B của tỉnh Thái Nguyên, đồng bào dân tộc ở khu vực miền núi đã có người chết do chó cắn.

Dựa vào năng lực tư duy hệ thống mà anh (chị) đã học, hãy trình bày các bước để xử lý tình huống trên.

Giải quyết tình huống 1 Đầu tiên cần nắm chắc các bước thực hiện trong năng lực tư duy hệ thống để có thể giải quyết tình huống cụ thể.

Vấn đề Một sức khỏe ở đây là gì?: Vấn đề Một sức khỏe ở đây chính là bệnh dại (một bệnh truyền lây nguy hiểm).

Trong tình huống này, có người bị chết do chó dại cắn, nhưng chưa thấy có nhiều thông tin về con chó bị bệnh dại đó.

Bệnh dại trong tình huống này có khả năng lây lan cho các con chó khác nuôi trong xã, ngoài ra con người cũng có thể bị bệnh nếu con chó này cắn người.

Sau khi đã có thông tin người chết do chó dại cắn, gia đình người bệnh cần thông báo ngay đến trung tâm y tế dự phòng và trạm thú y để phối kết hợp và lên phương án xử lý.

Ngoài ngành Thú y và Y tế thì trưởng ban chỉ đạo dập dịch bệnh dại tại xã cần huy động thêm các ban ngành, đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Công an xã… và đặc biệt là sự tham gia của toàn thể người dân trong xã.

Sau khi đoàn dập dịch đã được thành lập, đoàn có trách nhiệm thu thập các thông tin và thực hiện các công việc tiếp theo:

• Thu thập thông tin: Ca bệnh đầu tiên xảy ra ở xã A cụ thể là ở gia đình nào? Người bị chết là do nguyên nhân nào? Con chó cắn bệnh nhân đó đã được bắt giữ hay chưa? Ngoài ra trước khi chết con chó đó có còn cắn người nào khác không, cụ thể là những ai? Có cắn các con chó khác không, cụ thể là của chủ nuôi chó nào?

• Họp ban phòng chống dại tại cơ sở để thông báo về ca bệnh dại xảy ra trên địa bàn, đề nghị phương hướng giải quyết và triển khai kế hoạch phòng dại tại cơ sở:

• Phối hợp với thú y xã điều tra hình bệnh dại ở chó/mèo thuộc xã A, các xã lân cận.

• Tiến hành điều tra, thống kê toàn bộ số lượng chó, mèo trong địa bàn xã A và các xã lân cận để có kế hoạch và biện pháp tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo.

• Phối hợp với y tế thônbản điều tra những người bị chó, mèo cắn và điều trị dự phòng.

Tại thời điểm xảy ra vụ dịch, cán bộ Thú y cơ sở là người trực tiếp điều tra vụ dịch. Tiến hành ngay các biện pháp kiểm soát dịch như sau:

• UBND xã ra thông báo là đang có dịch dại lưu hành tại địa phương.

• Điều tra tất cả những người và những con vật bị con chó bị dại cắn.

• Xích nhốt những con vật bị cắn để theo dõi và lấy mẫu khi có chỉ định.

• Tổ chức tiêm phòng cho đàn chó chưa bị cắn tại xã và các xã lân cận.

• Bắt và giết chó thả rông, chó không được tiêm phòng.

• Tiêu hủy những con có biểu hiện lâm sàng nghi mắc bệnh, khử trùng chuồng, cũi.

• Cấm vận chuyển động vật ra/vào vùng nghi có dịch.

• Những người tham gia giết mổ, chế biến thịt chó cũng có nguy cơ phơi nhiễm nếu chân tay bị thương ngay trước và trong khi giết mổ, chế biến.

• Truyền thông: Dùng loa phóng thanh và băng rôn, khẩu hiệu treo trong các khu vực tập trung người dân như nhà văn hóa, trường học, bệnh xá...; Thông báo có dịch dại lưu hành tại địa bàn.


7.7.2. TÌNH HUỐNG 2

Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm kém chất lượng tại một công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi. Cụ thể: tại cơ sở có 32 người nhập viện vì tiêu chảy cấp do Salmonella gây ra.

Dựa vào năng lực tư duy hệ thống anh (chị) đã học, hãy trình bày các bước để xử lý tình huống trên.

Giải quyết tình huống 2 Vấn đề Một sức khỏe phải xử lý ở đây là gì? Vấn đề Một sức khỏe ở đây chính là ngộ độc thực phẩm làm 32 người phải nhập viện vì tiêu chảy cấp.

Đối tượng bị nhiễm trong trường hợp này là những người công nhân.

Thành lập đoàn công tác đến điều tra vụ dịch bao gồm các thành phần sau: bác sỹ y tế, nhân viên thú y, cán bộ chi cục an toàn thực phẩm, lãnh đạo công ty.

Điểm đến đầu tiên để tìm hiểu vụ ngộ độc này là bếp ăn tập thể, mục đích để thu thập một số thông tin sau đây:

• Nguồn thức ăn mà nhà bếp mua trước khi đưa vào chế biến cho công nhân ăn, kiểm tra xem nguồn thức ăn này có đảm bảo về xuất xứ không? Có nhãn mác bên ngoài ghi rõ số lô, hạn sử dụng không?

• Tình hình chế biến các thực phẩm này như thế nào? Có đảm bảo vệ sinh không? Các dụng cụ chế biến (dao, thớt, xoong, nồi…) như thế nào (sạch hay bẩn)?

• Xác định phương tiện bảo quản thực phẩm trước, trong và sau khi chế biến có hợp vệ sinh không? Chế biến thức ăn tại bếp như thế nào, các đầu bếp có thực hiện đầy đủ các khâu vệ sinh an toàn thực phẩm không?

• Có lưu lại các mẫu thực phẩm không? Quy trình lưu mẫu có đúng không?

Kết quả: Xác định loại thực phẩm cụ thể gây ngộ độc cho công nhân ở đây là thịt lợn đã bị nhiễm khuẩn. Kiểm tra mẫu thực phẩm tại công ty, cơ quan chức năng phát hiện thấy trong mẫu thịt lợn mà công nhân đã ăn bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Họp các bên liên quan của cơ sở để thông báo tình hình ngộ độc trên. Thăm hỏi, động viên những công nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện.


Phương pháp xử lý được thống nhất áp dụng gồm:

• Thứ nhất: Cần phải loại bỏ toàn bộ số thịt đã bị nhiễm khuẩn còn lại ở bếp ăn của công ty.

• Thứ hai: Vệ sinh sạch sẽ khu vực bảo quản thực phẩm.

• Thứ ba: Kiểm tra lại nguồn cung cấp thực phẩm cho công ty.

• Thứ tư: Theo dõi những công nhân khác cũng ăn tại bếp ăn của công ty để có biện pháp điều trị kịp thời.


CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 7

1. Các bước phân tích để giải quyết vấn đề Một sức khỏe theo phương pháp tư duy hệ thống.

2. Áp dụng năng lực tư duy hệ thống trong việc kiểm soát dịch bệnh truyền lây.

3. Áp dụng năng lực tư duy hệ thống trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm.

4. Đưa ra một tình huống và giải quyết một tình huống cụ thể về tư duy hệ thống việc kiểm soát dịch bệnh truyền lây.

5. Đưa ra một tình huống và giải quyết một tình huống cụ thể về tư duy hệ thống việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.


Chương 8

TRUYỀN THÔNG, THÔNG TIN, CHÍNH SÁCH

VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH TRONG MỘT SỨC KHỎE


8.1. TRUYỀN THÔNG VÀ THÔNG TIN

8.1.1. TRUYỀN THÔNG

8.1.1.1. Khái niệm về truyền thông

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội.

Thực chất truyền thông là gì? Hiện nay, có những loại hình truyền thông nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngày nay, xã hội loài người không ngừng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, đòi hỏi vai trò ngày một lớn hơn nữa của truyền thông trong việc cung cấp thông tin.

8.1.1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông.

Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận thông tin.

Kênh truyền thông: Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.

Người nhận: Là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông.

Phản hồi: Là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát.

Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông.



©2017 Giáo trình Một sức khỏe

169

8.1.1.3. Phương tiện truyền thông

Phương tiện truyền thông là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng những phương tiện có sẵn trong tự nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này sang nơi khác.

8.1.1.4. Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay

Ngày nay, có rất nhiều phương tiện truyền thông để những người làm công tác marketing tiếp cận với khách hàng: Phương tiện điện tử (truyền hình và radio), báo chí, bán hàng online, trang web.

Internet đứng đầu trong các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt truyền thông mạng xã hội (Social Media) như: Facebook, Twitter, Yahoo. Theo thống kê khoảng 45,6% số người lứa tuổi từ 18–54 cho biết họ chọn Internet là phương tiện truyền thông thuận lợi nhất. Truyền hình, báo chí cũng là các phương tiện truyền thông quan trọng, khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra còn có nhiều phương tiện truyền thông phổ biến khác như: sách, điện

ảnh, phát thanh, quảng cáo, băng đĩa.


8.1.2. THÔNG TIN

8.1.2.1. Khái niệm về thông tin

Thông tin là một khái niệm trừu tượng được thể hiện qua các thông báo, các biểu hiện... đem lại một nhận thức chủ quan cho một đối tượng nhận tin. Thông tin là dữ liệu đã được xử lý xong, mang ý nghĩa rõ ràng. Thông tin cũng có thể bị diễn đạt sai lệch, xuyên tạc do tác động cố ý hay vô ý của con người hay sinh vật khác.

Một hệ thống thông tin là một tiến trình ghi nhận dữ liệu, xử lý nó và cung cấp tạo nên dữ liệu mới có ý nghĩa thông tin, liên quan một phần đến một tổ chức, để trợ giúp các hoạt động liên quan đến tổ chức.

Khái niệm thông tin được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, video, đi tham quan, du lịch, tham khảo ý kiến người khác,... để nhận được thêm thông tin mới. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên,... giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách tốt nhất.

Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

8.1.2.2. Xử lý thông tin

Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Người tài xế chăm chú quan sát


người, xe cộ đi lại trên đường, độ tốt xấu mặt đường, tính năng kỹ thuật cũng như vị trí của chiếc xe để quyết định là cần tăng tốc độ hay hãm phanh, cần bẻ lái sang trái hay sang phải... nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho chuyến xe đi.

Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được truyền, được tìm kiếm, được sao chép, được xử lý, nhân bản. Thông tin cũng có thể biến dạng, sai lệch hoặc bị phá hủy.

Mỗi tế bào sinh dục của những cá thể sinh vật mang thông tin di truyền quyết định những đặc trưng phát triển của cá thể đó. Gặp môi trường không thuận lợi, các thông tin di truyền đó có thể bị biến dạng, sai lệch dẫn đến sự hình thành những cá thể dị dạng. Ngược lại, bằng những tác động tốt của di truyền học chọn giống, ta có thể cấy hoặc làm thay đổi các thông tin di truyền theo hướng có lợi cho con người. Thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như sóng ánh sáng, sóng âm, điện từ, các ký hiệu viết trên giấy hoặc khắc trên gỗ, trên đá, trên các tấm kim loại... Về nguyên tắc, bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng năng lượng nào cũng có thể mang thông tin. Chúng được gọi là những vật (giá) mang tin. Dữ liệu là biểu diễn của thông tin và được thể hiện bằng các tín hiệu vật lý.

Thông tin chứa đựng ý nghĩa, còn dữ liệu là các dữ kiện không có cấu trúc và không có ý nghĩa rõ ràng nếu không được tổ chức và xử lý. Cùng một thông tin, có thể được biểu diễn bằng những dữ liệu khác nhau. Cùng biểu diễn một đơn vị, nhưng trong chữ số thập phân ta ký hiệu 1, còn trong hệ đếm La Mã lại dùng ký hiệu I. Mỗi dữ liệu lại có thể được thể hiện bằng những ký hiệu vật lý khác nhau. Cũng là gật đầu, đối với nhiều dân tộc trên thế giới thì đó là tín hiệu thể hiện sự đồng tình; nhưng ngược lại, đối với người Hy Lạp, gật đầu để biểu lộ sự bất đồng. Cùng là ký hiệu I nhưng trong tiếng Anh có nghĩa là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tôi) còn trong toán học lại là chữ số La Mã có giá trị là 1. Mỗi tín hiệu có thể dùng để thể hiện các thông tin khác nhau. Uống một chén rượu để mừng ngày gặp mặt, cũng có thể uống chén rượu để giải sầu, để tiễn đưa người thân lên đường đi xa.

Thông tin là một khái niệm trừu tượng, tồn tại khách quan, có thể nhớ trong đối tượng, biến đổi trong đối tượng và áp dụng để điều khiển đối tượng. Thông tin làm tăng thêm hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức. Thông tin về một đối tượng chính là một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu được đối tượng. Thông tin có liên quan chặt chẽ đến khái niệm về độ bất định. Mỗi đối tượng chưa xác định hoàn toàn đều có một độ bất định nào đó. Tính bất định này chưa cho biết một cách chính xác và đầy đủ về đối tượng đó.


8.1.3. PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Tùy theo kế hoạch công việc và nhiệm vụ được giao các cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt các kế hoạch truyền thông của đơn vị.

Ví dụ: Khi bệnh dại xẩy ra ở một địa phương thì chính quyền địa phương sẽ phê duyệt kế hoạch truyền thông phòng chống dịch bệnh đó và giao cho các đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí