Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AMS Allyl Methyl Sulfide


BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)


BTM Bệnh tim mạch


CM Chylomicron


CT Cholesterol toàn phần


FDA Food and Drug Administration (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)

FFA Free Fat Acid (Acid béo tự do)


GRAS Genarally Recognized As Save (Được công nhân rộng rãi là an toàn)

HATT Huyết áp tâm thu


HATTr Huyết áp tâm trương


HCCH Hội chứng chuyển hóa


HDL_C High Density Lipoprotein - Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cao)

IDF International Diabetes Federation (Hiệp hội đái đường thế giới)


LDL_C Low Density Lipoprotein - Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp)

LP Lipoprotein


MUFA Monounsaturated Fatty Acid (acid béo chưa no có một nối đôi) NCEP ATP III National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel


III (Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia Mỹ, kênh điều trị cho người lớn)

NCD Non communicable disease (Bệnh mạn tính không lây)


PUFA Polyunsaturated Fatty Acid (Acid béo chưa no có nhiều nối đôi) RLCH Rối loạn chuyển hóa

RLCHLPM Rối loạn Lipid máu


SFA Saturated Fatty Acid (Acid béo bão hòa hay acid béo no) SAC S-allylcysteine

VE Vòng eo


VM Vòng mông


VLDL_C Very Low Desity Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp) TBMMN Tai biến mạch máu não

TC-BP Thừa cân – Béo phì


tFA trans Fatty Acid (Acid béo thể trans)


TG Triglycerid


THA Tăng huyết áp


TLC Therapeutic Lifestyle Change a diet (Liệu pháp điều trị bằng thay đổi chế độ ăn)

TTDD Tình trạng dinh dưỡng TTLTTP Tiêu thụ lương thực thực phẩm

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới) XVĐM Xơ vữa động mạch


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng

Nội dung

Trang

3.1

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

57

3.2

Mối nguy cơ của thừa cân, béo bụng, % mỡ cơ thể và RLCHLPM

58

3.3

Sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt và RLCHLPM

59

3.4

Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và RLCHLPM

60

3.5

RLCHLPM và một số yếu tố nguy cơ khác

61

3.6

Các chỉ số nhân trắc và huyết áp khi bắt đầu nghiên cứu

62

3.7

Các chỉ số lipid máu (mmol/l) khi bắt đầu nghiên cứu

63

3.8

Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở hai nhóm nghiên cứu tại T0

64

3.9

Đặc điểm cân đối của khẩu phần ở hai nhóm nghiên cứu tại T0

65

3.10

Thói quen luyện tập thể thao ở hai nhóm nghiên cứu tại T0

66

3.11

Tình trạng vệ sinh an toàn của viên tỏi – folate dùng trong nghiên cứu

66

3.12

Các biểu hiện của đối tượng ở nhóm can thiệp trong thời gian nghiên cứu

68

3. 13

Số đối tượng bỏ cuộc

69

3. 14

Thay đổi các chỉ số nhân trắc và huyết áp ở hai nhóm nghiên cứu

69

3. 15

Sự thay đổi nồng độ các chỉ tiêu lipid máu ở hai nhóm nghiên cứu

70

3. 16

Hiệu quả của can thiệp theo các chỉ tiêu lipid máu

79

3. 17

Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở hai nhóm nghiên cứu tại T3

81

3. 18

Đặc điểm cân đối của khẩu phần ở hai nhóm nghiên cứu tại T3

82

3. 19

Thói quen luyện tập thể thao ở hai nhóm nghiên cứu tại T3

83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình Nội dung Trang

3.1 Tỷ lệ RLCHLPM theo các chỉ tiêu lipid máu ở thời điểm trước can thiệp 63

3.2 Sự khác biệt về nồng độ các chỉ tiêu lipid máu giữa hai nhóm nghiên cứu 71

3.3 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ triglycerid và nồng độ triglycerid ban đầu 72

3.4 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ cholesterol và nồng độ cholesterol ban đầu 73

3.5 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ HDL_C và nồng độ HDL_C ban đầu 74

3.6 Liên quan giữa sự cải thiện nồng độ LDL_C và nồng độ LDL_C ban đầu 75

3.7 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu triglyceride huyết thanh 76

3.8 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol huyết thanh 77

3.9 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu LDL_C huyết thanh 78

3.10 Sự thay đổi tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu HDL_C huyết thanh 79


ĐẶT VẤN ĐỀ


Rối loạn chuyển hóa lipid máu hiện nay là một trong những vấn đề đang được y học thế giới quan tâm, nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ của nó với bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc phục vụ cho điều trị, còn mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Bệnh lý tim mạch trong tương lai quan hệ chặt chẽ với hàm lượng cholesterol toàn phần và những tiểu thành phần của nó [35].

Rối loạn chuyển hóa lipid máu do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hay thứ phát do mắc một số bệnh trong cơ thể hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt[30]. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu rối loạn chuyển hóa lipid máu đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái đường, thói quen ít vận động và thừa cân, béo phì [124].

Điều trị rối loạn lipid máu sẽ giúp chúng ta tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, tránh được các biến chứng khác do bệnh xơ vữa động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị [124]. Hiện nay để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, chế độ luyện tập, một số thuốc thuộc nhóm statin, những dẫn chất acid fibric, acid nicotinicđã mang lại hiệu quả trong điều trị, nhưng việc sử dụng thuốc kéo dài gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu... Mặt khác giá thành của thuốc còn cao, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người bệnh [3].

Tỏi được cả thế giới coi như là thực phẩm có lợi cho sức khỏe [134]. Tỏi có tác dụng chống nhiễm trùng và chống tắc nghẽn mạch máu, bảo vệ tế bào nội mạc, ức chế quá trình ôxy hóa lipid, giảm các thành phần lipid máu. Như vậy có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch và chống đột quỵ [153]. Vai trò của tỏi trong điều trị bệnh đã được


chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất. Gần đây, vai trò của acid folic và nồng độ homcysteine máu với bệnh tim mạch cũng được giới khoa học quan tâm. Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tăng cường folate bắt buộc vào bột mỳ ngoài mục đích giảm dị dạng ống thần kinh ở trẻ sinh ra, còn nhằm phòng chống các rối loạn có liên quan đến bệnh tim mạch của cộng đồng [154,86,155].

Ở Việt Nam, tỏi là một thực phẩm gia vị, được trồng và sử dụng rất phổ biến, công dụng của tỏi và liều dùng hầu như chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian. Gần đây, một số chế phẩm được sản xuất từ tỏi dưới dạng viên nang, viên nén đã xuất hiện trên thị trường trong nước, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của sử dụng tỏi trên người bệnh có rối loạn chuyển hóa lipid máu. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của sản phẩm tỏi sản xuất trong nước đối với sự cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu trên người trưởng thành là thực sự cần thiết.


MỤC TIÊU


1. Mục tiêu chung


Xác định sự kết hợp của một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30-69 tuổi.

2. Mục tiêu cụ thể:


2.1. Xác định sự kết hợp giữa một số thói quen sinh hoạt, tình trạng thừa cân, phân bố mỡ trong cơ thể với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người trưởng thành (30-69 tuổi) sống ở nội thành Hà Nội.

2.2. Đánh giá hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30-69 tuổi.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID


1.1.1. Đặc tính của lipid


Lipid gồm nhiều loại khác nhau, nhưng vẫn có một số tính chất chung. Về tính chất lý học, các lipid đều có tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan trong nước (có thể gây tắc mạch nếu không kết hợp với protein), khi gắn với protein huyết tương để thành lipoprotein, tùy tỷ lệ của protein tham gia phức hợp, tỷ trọng của LP có thể thay đổi (từ 0,9 đến 1,2) [9].

Về tính chất hoá học, các lipid đều có nhóm rượu (-OH) có thể thực hiện được phản ứng ester hóa với các acid béo: là những acid hữa cơ có nhóm (-COOH) gắn vào một chuỗi dài hydratcarbon với số nguyên tử carbon chẵn, gồm có các nhóm khác nhau như acid béo no hay acid béo bão hòa (saturated fatty acid) acid béo chưa no có một nối đôi (monounsaturated fatty acid) và acid béo chưa no có nhiều nối đôi (polyunsaturated fatty acid), khi các phân tử carbon mang một số lượng tối đa nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là bão hòa (no), nếu thiếu nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là chưa bão hòa (chưa no), nếu chỉ thiếu một nguyên tử hydrogen thì được gọi là chưa bão hòa dạng đơn, nếu thiếu nhiều nguyên tử hydrogen thì được gọi là chưa bão hòa dạng đa [7].

Lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm chính [27]


- Triglycerid (hay mỡ trung tính): cấu trúc gồm một phân tử glycerol (rượu bậc 3) được ester hoá với 3 acid béo.

- Phospholipid: Trong cấu trúc có phospho, cũng kết hợp với acid béo bằng phản ứng ester hóa

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí