định cho các doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả để giúp doanh nghiệp có đủ sức vươn lên đứng vững trên thị trường.
4. Kinh doanh đối ngoại.
Chín tháng đầu năm 2000 kinh doanh đối ngoại thu được kết quả đáng kể, thông qua hoạt động đối ngoại uy tín của Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng được nâng cao, thu hút được thêm nhiều khách hàng. Lĩnh vực kinh doanh đối ngoại đã thu được 1852 triệu đồng, bao gồm phí thanh toán mở L/C và lãi mua bán, cụ thể:
- Đã mở 290 L/C nhập khẩu, số tiền là 18.528.040 USD cho 22 khách hàng.
- Đã mở được 8 L/C xuất khẩu, số tiền là 646.814 USD.
- Thu dịch vụ phí thanh toán quốc tế đạt 1348 triệu Đồng, bằng 124% so với 9 tháng đầu năm 1999.
Kinh doanh ngoại tệ:
- Tổng doanh số mua vào 20.991.548 USD và 2.183.881 DEM bằng 136% so với cùng kỳ năm 1999.
Tổng số doanh số bán ra là 22.142.062 USD và 2.146.604 DEM bằng 128% so với cùng kỳ năm 1999. Chênh lệch lãi 387 triệu Đồng chi trả kiều hối.
- Ngân hàng nhận số tiền 196.527 USD và 758.193 DEM
- Trả số tiền 193.927 USD và 755.950 DEM.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại là nghiệp vụ tuy còn mới nhưng đã có nhiều triển vọng phát triển có hiệu quả. Thời gian qua ngoại tệ khan hiếm, nhưng chi nhánh đã tích cực khai thác bằng nhiều nguồn để tăng khả năng thanh toán bằng ngoại tệ đáp ứng được nhu cầu nhập vật tư hàng hoá của doanh nghiệp cũng như nhu cầu thanh toán kiều hối cho dân cư, Chi nhánh đã sử dụng nguồn ngoại tệ từ quỹ điều hoà của Trung ương cho vay có hiệu quả tăng vòng quay vốn ngoại tệ.
5. Công tác thanh toán:
Trong công tác thanh toán Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn đặt việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao, gây lòng tin với khách hàng là mục tiêu hàng đầu để thực hiện. Đào tạo đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ thành thạo, thái độ phục vụ nghiêm túc, nhiệt tình, hướng dẫn khách hàng nắm vững thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch. Bên cạnh việc đào tạo con người, Ngân hàng còn trang bị hệ thống vi tính, thực hiện việc nối mạng trong toàn chi nhánh để cung cấp thông tin nhanh, chính xác để lãnh đạo chỉ đạo việc kinh doanh hoạt động của Ngân hàng được tốt.
Việc ngân hàng áp dụng thanh toán liên hàng đIện tử, thanh toán bù trừ qua vi tính (giao nhận qua đĩa mềm) đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng, đảm bảo an toàn cao, ít sai sót gây lòng tin và uy tín với khách hàng.
6. Kết quả tài chính:
Năm 1998 thu nhập cả năm đạt 98 tỷ đồng trong đó: Thu lãi cho vay: 53,8 tỷ đồng
Thu lãi điều chuyển vốn : 40,6 tỷ đồng Thu phí dịch vụ và bảo lãnh: 3,6 tỷ đồng
Năm 1999 thu nhập cả năm đạt 111 tỷ đồng trong đó: Thu lãi cho vay: 60,6 tỷ đồng
Thu lãi điều chuyển vốn: 45,2 tỷ đồng Thu phí dịch vụ và bảo lãnh: 5,2 tỷ đồng.
II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa:
1. Tình hình thanh toán nói chung:
Hoạt động trên phạm vi quân Đống Đa với nền kinh tế thị trường đa thành phần. Khách hàng là những doanh nghiệp nhà nước, HTX, tổ sản xuất, công ty TNHH, hộ cá thể và cá nhân, với số tài khoản tiền gửi lên tới 2102 có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Đòi hỏi Ngân hàng Công thương Đống Đa quan tâm, chú trọng đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt và coi đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Vì nếu làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, làm tăng thêm nguồn vốn trong thanh toán (với lãi suất thấp) tạo đIều kiện cho kinh doanh ngân hàng có hiệu quả cao, đáp ứng vốn cho nền kinh tế và tăng thu nhập về dịch vụ. Đồng thời giúp cho cá nhân quen dần với thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, thấy hết được sự hơn hẳn của nó so với thanh toán bằng tiền mặt.
Thấy rõ được ưu điểm và thuận lợi của công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng nên một số các doanh nghiệp, công ty...và khách hàng càng quan tâm hơn đến phương thức này nhằm giảm tối đa về chi phí, tranh thủ được thời gian, cũng như an toàn vốn cao. Bên cạnh đó công tác thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện ở Ngân hàng Công thương Đống Đa trong 6 tháng đầu năm 2000 vẫn gặp khó khăn. Số liệu bảng 1 sẽ thể hiện điều đó:
Bảng 1:
Tình hình thực hiện thanh toán chung 6 tháng đầu năm 1999 và 6 tháng đầu năm 2000
Đơn vị: Triệu đồng
6 tháng đầu năm 1999 | 6 tháng đầu năm 2000 | So sánh | ||||
Doanh số | Tỷ trọng (%) | Doanh số | Tỷ trọng (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | |
1. Thanh toán bằng tiền mặt | 2.140.247 | 31,8 | 2.103.956 | 28,1 | -36.291 | -1,7 |
2. Thanh toán không dùng tiền mặt | 5.140.573 | 70,6 | 5.383.413 | 71,9 | +244.838 | 4,8 |
3. Doanh số thanh toán chung | 7.280.822 | 100 | 7.489.369 | 100 | +208.547 | +2,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - 2
- Thẻ Ghi Nợ (Thẻ Không Phải Ký Quỹ) Còn Lại Là Thẻ Loại A.
- Khái Quát Hoạt Động Kinh Tế Xã Hội Quận Đống Đa.
- Thanh Toán Bằng Uỷ Nhiệm Chi - Chuyển Tiền:
- Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - 7
- Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - 8
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Qua số liệu ở bảng 1 cho ta thấy: Tổng doanh số thanh toán chung 6 tháng đầu năm 2000 là 7.489.369 Triệu đồng tăng + 208.547 Triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 1999, số tương đối tăng + 2,9%.
Sở dĩ có sự gia tăng này là do ngân hàng không ngừng cải tiến công nghệ thanh toán, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ thanh toán viên, công tác hạch toán kế toán luôn đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng luôn tận tình hướng dẫn giúp đỡ khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp mang lại hiệu quả cao.
Đặc biệt hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa có chiều hướng tăng, cụ thể: 6 tháng đầu năm 2000 so với 6 tháng đầu năm 1999 tăng về số tuyệt đối là: + 244.838 Triệu đồng, số tương đối tăng + 4,8% và thanh
toán bằng tiền mặt giảm xuống: về số tuyệt đối giảm - 36.291 Triệu đồng, số tương đối giảm - 1,7%. Điều đó cho thấy NHCT đã khắc phục được những tồn tại trong chế độ cũng như việc tổ chức thực hiện, góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại địa phương giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
2. Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa:
Hiện nay Ngân hàng Công thương Đống Đa đang áp dụng chủ yếu các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt sau:
- Séc
- Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
- Uỷ nhiệm thu
- Ngân phiếu thanh toán
Qua khảo sát thực tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa cho thấy việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nói chung như sau:
Các thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, séc, ngân phiếu thanh toán được sử dụng nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán.
Một số thể thức thanh toán khác như: uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán... bộc lộ nhiều nhược điểm như: Thủ tục rườm rà, chậm thu được tiền vốn... cho nên ít được khách hàng áp dụng.
Tuy nhiên thể thức nào cũng có những mặt ưu - nhược điểm khác nhau và được sử dụng trong những trường hợp cụ thể khác nhau. Để làm sáng tỏ vấn đề ta đi sâu vào phân tích các hình thức thanh toán thực tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Bảng 2:
Tình hình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt 6 tháng đầu năm 1999 và 6 tháng đầu năm 2000 tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
Đơn vị: Triệu đồng
6 tháng đầu năm 1999 | 6 tháng đầu năm 1999 | |||||||
Số món | Tỷ. trọn g (%) | Doanh số | tỷ trọn g (%) | Số món | Tỷ trọn g (%) | Doanh số | tỷ trọn g (%) | |
1. Các loại séc | 7.124 | 19,3 | 185.140 | 3,6 | 6.389 | 17,9 | 203.215 | 3,8 |
- Séc chuyển khoản | 5.223 | 14,1 | 141.289 | 2,7 | 4.685 | 13,1 | 144.722 | 2,7 |
- Séc bảo chi | 1.901 | 5,2 | 43.851 | 0,9 | 1.704 | 4,8 | 58.493 | 1,1 |
2. Uỷ nhiệm chi | 21.150 | 57,3 | 4.387.848 | 85,3 | 23.035 | 64,9 | 58.493 | 90,9 |
3. Uỷ nhiệm thu | 2.958 | 8,0 | 23.329 | 0,4 | 3.013 | 8,4 | 4.900.527 | 0,5 |
4. Ngân phiếu TT | 5.673 | 15,3 | 544.258 | 10,5 | 3.066 | 8,6 | 28.483 | 4,7 |
Cộng | 36.905 | 100 | 5.140.575 | 100 | 35.503 | 100 | 253.188 | 100 |
2.1. Hình thức thanh toán bằng séc:
Séc là hình thức thanh toán quen thuộc trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Qua số liệu bảng 2 ta thấy:
- 6 tháng đầu năm 1999 doanh số thanh toán bằng séc là 185.140 Triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,6% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.
- 6 tháng đầu năm 2000 doanh số thanh toán bằng séc là 203.215 Triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.
Số liệu thể hiện thanh toán bằng séc 6 tháng đầu năm 2000 so với 6 tháng đầu năm 1999 tăng và tỷ trọng của nó trên toàn bộ doanh số thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng + 0,2% tuy chưa cao. Điều đó cho thấy séc là công cụ chưa được nhiều người sử dụng trong thanh toán vì hiện nay uy tín của các doanh nghiệp ngày càng tăng trong quan hệ mua bán chi trả người ta đã sử dụng hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi nhiều hơn. Để xem xét ta đi cụ thể vào từng loại séc:
a. Séc chuyển khoản:
Bảng 3:
Tình hình thực hiện thanh toán bằng séc
6 tháng đầu năm 1999 và 6 tháng đầu năm 2000
Đơn vị: Triệu đồng
6 tháng đầu năm 1999 | 6 tháng đầu năm 1999 | |||||||
Số món | Tỷ trọn g (%) | Doanh số | tỷ trọn g (%) | Số món | Tỷ trọn g (%) | Doanh số | tỷ trọn g (%) | |
1. Séc chuyển khoản | 5.223 | 73,3 | 141.289 | 76,3 | 4.685 | 73,3 | 144.722 | 71,2 |
2. Séc bảo chi | 1.901 | 26,7 | 43.851 | 23,7 | 1.704 | 26,7 | 58.493 | 28,8 |
Cộng | 7.124 | 100 | 185.140 | 100 | 6.389 | 100 | 203.215 | 100 |
Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy trong 6 tháng đầu năm 1999 so với 6 tháng đầu năm 2000 séc chuyển khoản chiếm tỷ trọng về số món thanh toán từ 14,1% xuống 13,1% giảm 1% và doanh số thanh toán không thay đổi. Vì vậy séc chuyển khoản được đánh giá áp dụng ở mức thứ 3 trong các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Số liệu thanh toán bằng séc ở bảng 3 cho thấy: Tuy số món trong thanh toán séc chuyển khoản giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh số trong thanh toán bằng séc chuyển khoản so với cùng kỳ năm trước lại tăng và nó chiếm tỷ trọng cao hơn so với thanh toán bằng séc bảo chi.
Sở dĩ thanh toán bằng séc chuyển khoản chiếm tỷ trọng cao hơn thanh toán bằng séc bảo chi là do từ ngày 1/4/1997 ngân hàng thực hiện thanh toán loại séc mới (thay thế cho séc cũ trước kia) áp dụng theo nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ và thông tư 07/TH - NH1 ngày 27/12/1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Loại séc mới này được dùng cho cả tiền mặt và chuyển khoản, séc được chuyển nhượng và thời hạn tờ séc là 15 ngày.
Ngân hàng áp dụng thanh toán điện tử nên đã rút ngắn thời gian thanh toán xuống còn từ 1 đến 2 ngày làm việc. Nếu đơn vị thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng trước giờ đi giao nhận ngoại bảng tại phiên bù trừ buổi sáng thì sau một ngày đơn vị đã có tiền trên tài khoản.
Về thủ tục đối với đơn vị mua việc phát hành tờ séc đơn giản, thuận tiện vì khi mua hàng đơn vị có thể phát hành séc trả cho người bán hàng mà không phải qua ngân hàng làm thủ tục (chỉ cần tuân thủ những yêu cầu của chế độ phát hành séc). Đơn vị không bị ứ đọng vốn do sau khi phát hành séc, đơn vị mua giao séc trực tiếp cho người bán và nhận hàng hoá về, không phải lưu ký vào tài khoản một khoản tiền để đảm bảo khả năng chi trả như séc bảo chi như vậy thời gian giao hàng và phát hành séc xảy ra đồng thời cùng một lúc.
Đối với đơn vị bán: Đơn vị nhận được séc ngay sau khi giao hàng. Nếu hai đơn vị mở tài khoản tại một ngân hàng thì người bán sẽ nhận được tiền ngay trong ngày họ nộp séc. Còn nếu họ mở tài khoản tại hai chi nhánh khác nhau thì sau 2 đến 3 ngày là nhận được tiền.
Ngoài những ưu điểm nêu trên séc chuyển khoản còn có những hạn chế sau:
- Phạm vi sử dụng séc hẹp, chỉ áp dụng thanh toán trong phạm vi hai đơn vị cùng mở tài khoản một ngân hàng hoặc ở hai ngân hàng khác nhau, khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp. Trường hợp thanh toán trong địa bàn khi tờ séc bị từ chối thanh toán do chữ ký sai và dấu mờ sẽ kéo dài thời gian thanh toán, làm vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, dẫn đến vốn luân chuyển chậm