Một số vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch nhct Việt Nam - 1



Luận Văn

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NHCT VIỆT NAM


I-/ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO

DỊCH NHCTVN

1-/ Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam

Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (12 - 1986) khởi xướng, trong đó có chủ trương xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thích ứng với cơ chế kinh tế mới trong lĩnh vực tiền tệ, lưu thông tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ "Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế..."

Thực hiện chủ trương trên, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ của các doanh nghiệp ngân hàng. Vì vậy từ 1/7/1988 NHCTVN ra đời và đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, của toàn ngành ngân hàng, hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã khẳng định được vai trò, vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam,

không ngừng đổi mới bộ máy tổ chức và mạng lưới kinh doanh, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực thi chính sách tiền tệ, kiềm chế đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Tính đến 31/12/1998 NHCTVN có đội ngũ cán bộ nhân viên trên 11000 người có mạng lưới bao gồm: Trụ sở chính và hai Sở giao dịch, 65 chi nhánh phụ thuộc, 25 chi nhánh trực thuộc, 433 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, 86 cửa hàng vàng bạc đặt tại trung tâm kinh tế và các khu vực công thương nghiệp phát triển trong cả nước. NHCTVN có quan hệ đại lý với 435 ngân hàng và tổ chức tiền tệ của 40 nước và khu vực trên thế giới. Ngoài ra NHCT còn có các đơn vị thành viên. Trung tâm đào tạo nghiệp vụ, trung tâm công nghệ thông tin, công ty cho thuê tài chính, tham gia hai liên doanh với nước ngoài là IWDOVINA BANK và công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC)


MỤC LỤC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH

NHCT VIỆT NAM 1

I-/ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO

DỊCH NHCTVN 1

1-/ Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam 2

2-/ Những hoạt động cở bản của Sở giao dịch 4

2.1 Giới thiệu chung 5

2.2 Kết quả kinh doanh 15

II-/ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 16

2.1 Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước 17

2.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 26

2.3 Dịch vụ bảo lãnh 30

2.4 Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá 31

III-/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ NGÂN

HÀNG CỦA SỞ GIAO

DỊCH 31

1-/ Kết quả đạt được 31

2-/ Những hạn chế và nguyên nhân 31

2.1 Hạn chế 36

2.2 Nguyên nhân 40


2-/ Những hoạt động cở bản của Sở giao dịch

2.1 Giới thiệu chung.

Sở giao dịch NHCTVN là một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn. Trong những năm từ 1988 đến tháng 7 năm 1993 Sở giao dịch có tên là "Trung tâm giao dịch NHCT thành phố, từ 1/7/93 trung tâm giao dịch NHCT thành phố giải thể và đổi thành Sở giao dịch NHCTVN.

Sở giao dịch một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT thực hiện đầy đủ các mặt hoạt động như một ngân hàng thương mại, mặt khác có vai trò quan trọng hơn các chi nhánh khác. Đây là nơi đầu tiên nhận các quyết định chỉ thị, thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách của NHCTVN, đồng thời được NHCTVN uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard.

Sở giao dịch là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHCTVN, có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác. Trong những năm qua Sở giao dịch đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo và theo đúng luật ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ, các chủ trương chính sách của ngành ngân hàng và của NHCTVN.

Sở giao dịch thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, đổi mới phong cách làm việc nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng chính sách khách hàng với phương châm "vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp ".

Mô hình tổ chức của Sở giao dịch như sau: Với hơn 200 cán bộ trong đó 40,8% có trình độ Đại học và trên Đại học, còn lại đều qua đào tạo hệ Cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. Sở giao dịch có 9 phòng chức năng dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc gồm: Một phó giám đốc và hai phó giám đốc.

- Phòng kinh doanh: Trực tiếp cho khách hàng vay vốn, giám sát và quản lý việc sử dụng vốn vay.

- Phòng nguồn vốn: Làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn tiết kiệm cũng như các nguồn vốn nhàn rỗi khác. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tổng hợp, phân tích việc thực hiện kế hoạch tài chính của Sở giao dịch.

- Phòng kế toán: Có chức năng hạch toán tất cả các nghiệp vụ thanh

toán bằng VND, lên cân đối tổng hợp của Sở giao dịch.

- Phòng hành chính quản trị: Làm các công việc về hành chính, quản trị như các doanh nghiệp khác.

- Phòng tổ chức cán bộ: Quản lý cán bộ và tiền lương, tham mưu cho

ban lãnh đạo về xét tuyển, đề bạt cán bộ.

- Phòng ngân quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt đối với khách hàng và bản thân ngân hàng.

- Phòng kiểm soát: Thực hiện kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ của Sở

giao dịch.

- Phòng điện toán: Quản lý dữ liệu, thông tin quản lý, in kết quả kinh

doanh, các mẫu biểu báo cáo của Sở giao dịch.

- Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và hạch toán kế toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ. Làm đầu mối thanh toán séc du lịch visacard, và tiền mặt ngoại tệ

cho các chi nhánh NHCT ở phía Bắc, thực hiện giải ngân một số dự án ODA mà ngân hàng Công thương được chỉ định thực hiện.

Tất cả các phòng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại. Cơ cấu tổ chức được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tránh cồng kềnh và chồng chéo. Và Sở giao dịch đang tiến tới xây dựng một mô hình ngân hàng thương mại đa năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Từ khi thành lập đến nay Sở giao dịch luôn luôn là một trong những chi nhánh đứng đầu trong hệ thống các chi nhánh của NHCTVN. Do Sở giao dịch vừa là chi nhánh trực tiếp kinh doanh vừa làm đầu mối một số công việc cho các chi nhánh ngân hàng Công thương phía Bắc. Với các ưu thế về địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như bề dày hoạt động mà Sở Giao dịch luôn nổi trội hơn các chi nhánh khác và chiếm vị trí chủ lực trong hệ thống NHCTVN. Trong các năm gần đây Sở giao dịch luôn đứng đầu về nguồn vốn huy động cũng như lợi nhuận hạch toán trong hệ thống NHCTVN. Tại Sở có các hoạt động cơ bản sau đây:

a, Huy động vốn:

Hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nhăm nâng vốn tự có lên 1500 tỷ vào cuối năm 2000 đồng thời đảm bảo tốc độ phát triển nguồn vốn huy động bình quân 25% do NHCT đề ra. Sở giao dịch đã chủ động tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng việc trực tiếp đưa ra các hình thức huy động vốn năng động có tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, khơi tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn phục vụ cho đầu tư phát triển, tại Sở giao dịch có 6 quỹ tiết kiệm nằm trong quận Hoàn Kiếm đây là khu vực trung tâm thương mại của Hà Nội, tập trung đông dân cư cũng như nhiều tổ chức kinh tế.

Nguồn vốn huy động bình quân tăng hàng năm từ 25 27%. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ khu vực Châu Á nguồn vốn huy động năm 1998 của Sở giao dịch vẫn tiếp tục tăng 40,4% so với năm 1997, nguồn vốn huy động bình quân của Sở giao dịch hiện nay xấp xỉ 5572 tỷ.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng

lớn 75% năm 1996, 72% năm 1997 và 60% năm 1998.

Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn có sự biến động qua các năm thể hiện tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn lại có xu hướng tăng dần trong tỷ trọng. Đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng nhanh trong tổng nguồn vốn huy động năm 1996 chiếm 6%, năm 1997 tăng lên 16%, năm 1998 chiếm 29%. Nguồn vốn ngoại tệ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đặc biệt là công tác cho vay và kinh doanh ngoại tệ.

Nguồn vốn dồi dào giúp Sở chủ động trong kinh doanh và ít bị lệ thuộc vào NHCTVN. Tuy nhiên tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong đó đó tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng tương ứng qua các năm (chiếm từ 65 - 70% tổng nguồn). Đây cũng là điểm bất lợi của Sở vì doanh nghiệp có thể rút vốn bất kỳ lúc nào gây bị động về vốn.

Các nguồn vốn trung dài hạn hiện nay ở Sở giao dịch chủ yếu là nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư hoặc dưới dạng phát hành kỳ phiếu.

Qua số liệu trên ta cũng thấy được Sở giao dịch luôn coi trọng công tác cải tiến hình thức, liên tục đa dạng hoá cũng như tạo ra các tiện ích cho người gửi tiền với lãi suất luôn linh hoạt và phù hợp với thị trường. Đồng thời áp dụng các hình thức ưu đãi lãi suất cho khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi cao.

Nhờ nâng cao chất lượng phục vụ và biết khai thác yếu tố tâm lý của người gửi tiền mà nguồn vốn huy động của Sở giao dịch ngày càng tăng trưởng nhanh và ổn định cả về đồng nội tệ và ngoại tệ.

Tóm lại, nguồn vốn huy động lớn, dồi dào, tăng trưởng ổn định là điều kiện cơ bản để Sở giao dịch có thể chủ động trong kinh doanh và tạo điều kiện để phát triển các nghiệp vụ và các dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời giúp NHCTVN trong việc điều hoà vốn toàn hệ thống ngân hàng Công thương.

BIỂU 1 - TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SỞ GIAO DỊCH

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 1996

Năm 1997

Năm 1998

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

- Tổng nguồn vốn huy động

3.176

100

4.042

100

5.572

100

I. Phân theo vốn huy







động







+ Tiền gửi doanh

nghiệp

2.390

75

2.909

72

3.362

60

+ Tiền gửi dân cư

786

25

1.133

28

2.210

40

II. Phân theo thời hạn







+ Tiền gửi không kỳ

hạn

2.237

70

2.835

70

3.481

62

+ Tiền gửi có kỳ hạn

939

30

1.207

30

2.091

38

III. Phân theo đơn vị







tiền tệ







- Tiền gửi bằng VNĐ

2.987

94

3.392

84

3.967

71

- Tiền gửi bằng ngoại

tệ

189

6

650

16

1.605

29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 36 trang tài liệu này.

Một số vấn đề về hoạt động dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch nhct Việt Nam - 1

Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN năm 1996, 1997, 1998.

b. Sử dụng vốn

Trong 10 năm qua, hoạt động đầu tư và cho vay không ngừng được mở rộng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và đổi mới kinh tế của đất nước. Tính đến 31/12/1998 dư nợ cho vay đạt 875 tỷ tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 1997. Cơ cấu tín dụng được đổi mới và chuyển dịch theo hướng mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế và dân cư, mọi ngành nghề kinh doanh được Nhà nước cho phép đồng thời chú ý tới việc tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn và thực hiện tăng trưởng tín dụng đối với các thành viên là các tổng công ty 90, 91. Mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng bảo lãnh, các chương trình tín dụng bằng các nguồn

vốn của các tổ chức quốc tế đầu tư trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư

trái phiếu...

Trong khi nguồn vốn tăng nhanh trung bình từ 25 đến 27%/năm thì dư nợ hàng tăng chỉ tăng trung bình khoảng 8% - 20% không tương xứng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Mặt khác chất lượng tín dụng nói chung giảm sút thể hiện tỷ trọng nợ quá hạn năm 1996 chiếm 7% trong tổng dư nợ, sang năm 1997 giảm xuống còn 6% nhưng đến năm 1998 là tăng lên đến 12% và hiện nay Sở đã cố gắng để giảm thấp nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn ở mức cao là 8% và nợ khó đòi vẫn có chiều hướng gia tăng.

BIỂU 2 - TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

Đơn vị: Tỷ đồng.



Chỉ tiêu

31.12.1996

31.12.1997

31.12.1998

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

% so 96

Số tiền

Tỷ trọng

% so 97

- Tổng dư nợ

678

100

732

100

107,9

875

100

119,5

I. Phân theo thời









hạn









1. Ngắn hạn

540

79,5

585

78

108,3

380

43,4

64,9

2. Dài hạn

138

20,4

147

22

106,5

495

56,6

336,7

II. Theo thành phần









KT









1. Quốc doanh

586

86,7

539

73,6

92

793

90,6

147

2. Ngoài quốc doanh

92

13,6

193

26,4

209,7

82

9,4

42,4

III. Theo đơn vị









T.tệ









1. VNĐ

399

58,8

467

63,8

117

632

72,2

135

2. Ngoại tệ quy đổi

279

41,2

265

36,2

95

243

27,8

91,6









ngành









1. Công nghiệp

201,8

29,7

195

26,6

96,6

106

12

54,3

2. Xây dựng

7,6

1,1

10

1,3

131,5

7

10,8

0,7

3. G.thông, bưu điện

130,8

19,3

131,7

18

100,6

483

55,2

366,7

4. Thương nghiệp

279,9

41,3

264

36

94,3

262

29,9

99,2

5. Khác

58

8,6

133,9

18,1

230,8

10,4

2,1

7,7

V. Phân theo chất









lượng









- Trung hạn

630

93

706

96

112

774

88

109,6

- Quá hạn

47,9

7

26,5

6

55,3

95

12

358,4

+ Quá hạn dưới 6

tháng

27


20



73



+ Quá hạn từ 6-12 tháng

11


3,5



2,7



+ Quá hạn trên 12 tháng

9,7


3



19,3



IV. Phân theo

Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN 1996, 1997, 1998.

c. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :(Xem biểu 3 trang 32) .

Nhờ kinh doanh ngoại tệ mà Sở giao dịch đa dạng hoá các nghiệp vụ của Ngân hàng giúp cho thuận lợi, nhanh chóng thực hiện các nhu cầu của khách hàng không chỉ bằng nội tệ mà cả ngoại tệ. Khách hàng có thể chỉ cần quan hệ với một ngân hàng là đã có thể thoả mãn được nhu cầu ngày càng đa dạng của mình. Điều đó đã có thể thoả mãn mọi nhu cầu ngày càng đa dạng của mình. Điều đó giúp Sở giao dịch giữ được các khách hàng có quan hệ truyền thống với mình và còn mở rộng thêm quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Sở giao dịch đã từng bước đa dạng hoá các hình thức mua bán ngoại tệ như kỳ hạn hoán đổi. Ngoài ra giao dịch các loại

ngoại tệ này ngày càng gia tăng từ 4,6% năm 1996 lên 9,7% năm 1997 và 7,2% năm 1998. Trong đó hầu hết các loại ngoại tệ mạnh được thực hiện mua bán như DEM, JPY, FRF, CHF, SGD, EUR, AUD, GBP, SEK... Đây

là những loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, có xu hướng tỷ giá ổn định, điều này cho thấy Sở giao dịch rất coi trọng việc phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và cố gắng doanh thu lợi nhuận cao nhất. Mục đích mua bán các loại ngoại tệ khác cũng nhằm giảm bớt sức ép về USD của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng thuận lợi trong thanh toán quốc tế bằng các loại ngoại tệ khác và đem lại lợi nhuận bổ sung cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hiện nay Sở giao dịch tích cực phát triển các dịch vụ này để tránh tình trạng khách hàng phải đổi tiền thông qua USD, chênh lệch giá mua, giá bán của các loại ngoại tệ này cao do vậy thu lợi nhuận lớn.

Trong quan hệ với các ngân hàng đại lý, ngoài những quan hệ như thanh toán chuyển tiền, tài trợ, giúp đỡ đào tạo, cho vay vốn... còn một quan hệ không thể thiếu là các quan hệ giao dịch về mua bán ngoại tệ. Tuy việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng nước ngoài không thực hiện tại Sở giao dịch mà thực hiện tại phòng Dealing room của Hội sở chính nhưng có rất nhiều giao dịch được phát sinh tại các chi nhánh trong đó Sở giao dịch là một chi nhánh lớn đã yêu cầu Hội sở chính thực hiện hộ. Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, tăng thêm thu nhập cho NHCTVN và bản thân Sở giao dịch.

Doanh số mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch luôn chiếm khoảng 10% doanh số mua bán của toàn hệ thống NHCT. Để hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng có hiệu quả, sớm làm quen và hoà nhập với các ngân hàng khu vực và trên thế giới về kinh doanh ngoại tệ, từ năm 1995 NHCT đã nối mạng với hãng Reuters, telerate để thường xuyên theo dõi sự biến động của tỷ giá các loại ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Đã sử dụng Dealing Services để giao dịch trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài. Đối với hoạt động tín dụng ngoại tệ của Sở giao dịch, kinh doanh ngoại tệ góp

Xem tất cả 36 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí