ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG NGỌC THANH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. LÊ VĂN CẢM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn về đề tài “Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi viết Lời cam đoan này, đề nghị Khoa Luật xem xét, tạo điều kiện để tôi được bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Đặng Ngọc Thanh
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ
HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 14
1.1. Các nghiên cứu hiện nay về hình phạt tử hình 14
1.2. Hình phạt tử hình và cơ sở nhằm giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt này trong luật hình sự Việt Nam 23
1.2.1. Khái niệm về hình phạt tử hình 23
1.2.2. Các đặc điểm của hình phạt tử hình 24
1.2.3. Bản chất của hình phạt tử hình 32
1.3. Đối tượng và phạm vi của việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình 36
1.3.1. Đối tượng hạn chế (không) áp dụng hình phạt tử hình 36
1.3.2. Phạm vi hạn chế (không) áp dụng hình phạt tử hình đối với một
số tội danh trong Bộ luật hình sự 45
Chương 2: THỰC TRẠNG NHỮNG QUY PHẠM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8
NĂM 1945 ĐẾN NAY 51
2.1. Lịch sử hình thành các quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam 51
2.1.1. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 về hình phạt tử hình 51
2.1.2. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985 – 1999 về hình phạt tử hình 58
2.1.3. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1999- đến nay
về hình phạt tử hình 62
2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam trong những năm gần đây 65
2.3. Đánh giá các quy phạm về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam - những tồn tại, hạn chế của các quy định này trong luật hiện hành 83
2.3.1. Đánh giá chung quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình 83
2.3.2. Những tồn tại, bất cập về thực trạng quy định và áp dụng hình
phạt tử hình ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 84
Chương 3: CÁC LUẬN CỨ NHẰM GIẢM VÀ TIẾN TỚI XOÁ BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG VIỆC HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 90
3.1. Một số định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam 90
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam 91
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự 91
3.2.2. Một số giải pháp pháp luật về mặt kinh tế, xã hội 99
3.2.3. Một số giải pháp về giáo dục 100
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
NXB: Nhà xuất bản TAND: Tòa án nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1: | Số liệu người bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án tử hình từ năm 1992 đến năm 2003 | 69 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 2
- Cơ Sở Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Hình Phạt Tử Hình Và Cơ Sở Nhằm Giảm Và Tiến Tới Xoá Bỏ Hình Phạt Này Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay của đất nước ta, đặc biệt khi chúng ta đang tiến hành công cuộc xây dựng Nhà nước Pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa do Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, lần thứ X chỉ ra và tiếp tục khẳng định tại báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XI “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo Nhà nước ta thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” [37, tr. 246], với định hướng rất rõ ràng đó là: Nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Còn tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra: “Công tác tư pháp còn nhiều hạn chế; Chính sách hình sự… còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung; Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử…” [8] do đó nhiệm vụ cải cách Tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Trong đó Nghị quyết đưa ra phương hướng cụ thể đó là:
Phải hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự…, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự…, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [74, tr. 2].
Do đó việc nghiên cứu một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam để từ đó đưa ra những quan điểm phân tích mang tính khoa học, có chiều sâu và xác đáng góp phần Hoàn thiện
chính sách, PLHS Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt chính trị xã hội, mặt lập pháp, mặt lý luận và về mặt thực tiễn. Bởi vì:
Ngay tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, được quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 cũng đã quy định rất rõ tại Điều 19 đó là: “Mọi người có quyền
sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bi ̣tướ c đoat
tính
mạng trái luật” [65, Điều 19] . Đây chính là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, Chính vì vậy việc sửa đổi pháp luật nói chung, chính sách pháp luật hình sự nói riêng là rất cần thiết để phù hợp với nguyên tắc này.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra những phân tích mang tính khoa học có chiều sâu và xác đáng được thể hiện trên một số bình diện cụ thể như sau:
1.1. Về góc độ chính trị- xã hội
Khi nói đến một NNPQ đích thực nào thì các quy định của pháp luật hình sự cũng đều phải nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của con người và của công dân, trong đó có quyền cao cả nhất là quyền được sống an toàn trong hoà bình. Đây là một ý nghĩa và giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại; mặt khác các quy định của pháp luật hình sự trong một Nhà nước như thế nào (có hay không có hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự quốc gia và nếu có thì việc quy định như thế nào, áp dụng có phù hợp không, việc thực hiện ra sao? Có vi phạm các điều cấm của quốc tế hay không, có phù hợp với xu thế hội nhập trong tương lai khi quốc gia đó tiếp tục hội nhập với các tổ chức của quốc tế…) đó là những tiêu chí căn bản để từ đó cộng đồng quốc tế (Tổ chức Liên hợp quốc) đánh giá "mức độ dân chủ và nhân đạo, pháp chế và nhân văn" của mỗi quốc gia đó như thế nào [18, tr. 2].