Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi Nhánh Việt Trì - 2



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT

Số

NỘI DUNG

TRANG

1

Biểu đồ 2.1

Tình hình huy động vốn tại MB Chi Nhánh Việt Trì

53

2

Biểu đồ 2.2

Biểu cơ cấu tín dụng tại MB Chi Nhánh Việt Trì

54


3


Biểu đồ 2.3

Cơ cấu và tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ tại MB Chi

Nhánh Việt Trì


56

4

Biểu đồ 2.4

Tỷ lệ thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập tại MB Việt Trì

57


5


Biểu đồ 2.5

Mối quan hệ giữa tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi

nhuận trước thuế tại MB Chi nhánh Việt Trì


58

6

Biểu đồ 2.6

Tổng nợ xấu 14 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

63

7

Biểu đồ 2.7

Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2010, 2011 và 2012.

64


8


Biểu đồ 2.8

Tỷ trong thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập các năm

2010, 2011 và 2012


68


9


Biểu đồ 2.9

Nguồn vốn huy động và tổng dư nợ năm 2010, 2011 và

2012


70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi Nhánh Việt Trì - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường, ngành ngân hàng được đánh giá là ngành “huyết mạch” vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: họat động tín dụng, đầu tư, huy động vốn, bảo lãnh...Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của các Ngân hàng thương mại, mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng và chiếm 70% - 80% tổng thu nhập, có tính quyết định đối với sự phát triển và ổn định của các Ngân hàng.

Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng thông qua việc không ngừng đưa ra, hoàn thiện chính sách về kiểm soát tín dụng.

Cùng với sự phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội liên tục không ngừng nâng cao tốc dộ tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Là một chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì (MB Việt Trì) luôn tăng cường quản lý, kiểm soát tín dụng, hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng, phát triển đi đôi với việc đảm bảo an toàn và chất lượng hướng tới sự phát triển bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động của NHTM và qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và công tác tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Việt Trì tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi Nhánh Việt Trì” làm nội dung nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM.

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại MB – Việt trì.

Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại MB - Việt trì.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn là tín dụng và chất lượng tín dụng NHTM. Xem xét nghiên cứu các số liệu cụ thể của một chi nhánh thuộc một NHTM trong ngành Ngân hàng.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tín dụng và chất lượng tín dụng đứng trên giác độ NHTM là người cho vay.

Phạm vi trong luận văn này là nghiên cứu tín dụng và chất lượng tín dụng tại

MB - Việt trì.

Thời gian của các số liệu được thu thập trong năm 2010 - 2012 và 6 tháng

đầu năm 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, so sánh, phân

tích…

- Phương pháp thống kê nghiên cứu: dựa trên việc thống kê các số liệu, tài

liệu liên quan đến tình hình tín dụng.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.

- Phương pháp phân tích: được sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu đã thu thập được sau khi tính toán, so sánh.

5. Kết cấu của luận văn.

Phần mở đầu

Chương I: Những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Chi nhánh Việt trì.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Việt trì.

Phần kết luận


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.

1.1.1. Khái niệm.


Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Không chỉ cung cấp vốn và nhận tiền gửi, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng khác như bảo lãnh, tư vấn, chiết khấu, thanh toán…

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng phụ thuộc vào luật pháp mỗi nước. Theo luật pháp nước Mỹ: “bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng”. Còn theo luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt nam thì “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Như vậy, người ta thường định nghĩa ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ của nó và tuỳ theo luật pháp của mỗi quốc gia có cách hiểu khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các Ngân hàng Thương Mại.

Ngân hàng được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của quá trình sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển Ngân hàng, đến lượt mình sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển thông qua các nghiệp vụ mà nó thực hiện.


Nghề Ngân hàng sơ khai bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng – Mô hình Ngân hàng của những người thợ vàng, hoặc Ngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi, đầu tiên đã dùng vốn tự có để tài trợ cho hoạt động của họ và khách hàng của họ chủ yếu là những cá nhân giàu có như quan lại, địa chủ,… nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Sau đó mở rộng ra cho vay đối với vua chúa, nhằm tài trợ một phần nhu cầu chi tiêu cho chiến tranh.

Sau đó, loại hình Ngân hàng này đã sụp đổ do sự chủ quan, ham siêu lợi nhuận, chấp nhận rủi ro cao của các chủ Ngân hàng.

Sự sụp đổ này đã gây khó khăn rất lớn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu đến hoạt động buôn bán. Hơn thế nữa, lãi suất của những khoản vay lại quá cao cho nên chi phí để sử dụng nguồn vốn này theo đó cũng tăng cao. Trước tình hình đó, một số nhà buôn đã nhóm lại với nhau hình thành ra Ngân hàng phục vụ cho chính bản thân họ và một số nhà buôn quen biết khác và gọi là Ngân hàng Thương Mại. Như vậy NHTM được hình thành xuất phát từ Tư bản thương nghiệp và hoạt động của nó gắn liền với quá trình phát triển của Tư bản thương nghiệp.

Ngân hàng Thương mại lúc này đã có những khác biệt tương đối lớn so với Ngân hàng của người thợ vàng, an toàn hơn do hình thức cho vay của Ngân hàng Thương Mại chủ yếu là chiết khấu thương phiếu, là một loại giấy tờ có giá, đảm bảo cho khả năng hoàn trả của khoản vay chứ không phải là hình thức thấu chi như Ngân hàng của người thợ vàng, tuy thời hạn vay mới dừng lại ở các khoản vay ngắn hạn dựa trên quá trình luân chuyển của hàng hoá. Sau đó cùng với quá trình phát triển thăng trầm, sự đổ vỡ cộng với sự phát triển của kinh tế khoa học công nghệ, hoạt động của Ngân hàng đã có bước phát triển rất nhanh. Trước hết, đó là sự tách riêng Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Thương Mại, sự đa dạng hoá các loại hình Ngân hàng và các hoạt động Ngân hàng: các loại hình tài trợ cho vay, các phương thức huy động vốn ngày càng được đa dạng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Không những thế, khi khoa học công nghệ trở thành một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội thì hàng loạt các dịch vụ mới ra đời: dịch vụ ATM, dịch vụ Ngân hàng điện tử, tại gia…


Quá trình phát triển này không những làm gia tăng số lượng mà còn làm tăng quy mô của mỗi Ngân hàng. Quá trình tích tụ và tập trung vốn đã tạo ra những Ngân hàng cực lớn, kèm theo nó là sự thành công trong việc thực hiện các nghiệp vụ mà bản thân Ngân hàng không trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật. Quá trình phát triển này đã và đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các Ngân hàng. Các hoạt động Ngân hàng xuyên quốc gia và đa quốc gia đã và đang tạo ra sự liên kết giữa các Ngân hàng ở trong cùng một nước và giữa các nước với nhau tạo ra những thuận lợi căn bản về chính sách chung hoặc tương thích để kiểm soát.

Lịch sử phát triển của Ngân hàng, không phải là không phải trải qua những thăng trầm, những cuộc khủng hoảng trong mỗi quốc gia, khu vực và thế giới, gây ra những tổn thất không phải nhỏ cho nền kinh tế, những biến động lớn trong hoạt động chính trị song sau tất cả những gì mà Ngân hàng đã làm được đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại thì sự tồn tại này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước và trên toàn thế giới là điều không ai phải nghi ngờ.


1.1.3. Chức năng của các Ngân hàng thương mại

1.1.3.1. Trung gian tài chính.

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: các cá nhân, tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập, vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; loại cá nhân, tổ chức thứ hai là tổ chức, cá nhân thặng dư trong chi tiêu: tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ do vậy họ có tiền để tiết kiệm và nếu như không có Ngân hàng và các trung gian tài chính khác thì để cho những người cần vốn có cơ hội đầu tư tốt và người có vốn mà lại không có cơ hội đầu tư tốt là rất khó, tốn kém nhiều chi phí, lại khó tạo ra được sự phù hợp về quy mô, thời gian vay có thể dẫn đến khả năng bỏ qua cơ hội đầu tư tốt của cả người đi vay và người cho vay. Ngân hàng và các trung gian tài chính khác xuất hiện đã làm


tăng thu nhập cho người tiết kiệm. Từ đó khuyến khích tiết kiệm đồng thời giảm chi phí tín dụng cho người đầu tư để khuyến khích đầu tư. Vì vậy đã giải quyết được những khó khăn nêu trên. Hơn thế nữa, Ngân hàng còn có một đội ngũ cán bộ có năng lực cao, có khoa học công nghệ hàng đầu. Do yêu cầu đặc tính của ngành Ngân hàng, nên khả năng thu thập và xử lý thông tin của Ngân hàng có ưu thế rất lớn, đây cũng là nhân tố góp phần làm gia tăng vai trò không thể thiếu được của Ngân hàng trong hoạt động của cả nền kinh tế.

1.1.3.2. Tạo phương tiện thanh toán.

Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo). Thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại Ngân hàng. Thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, và tiền gửi có kỳ hạn. Do vậy không phải như Ngân hàng của người thợ vàng

– tạo phương tiện thanh toán thông qua việc phát hành các giấy nợ với khách hàng hay in tiền kim loại, Ngân hàng ngày nay, khi điều kiện thanh toán qua ngân hàng phát triển ngày càng nhanh, Ngân hàng và khách hàng nhận thấy nếu khách hàng có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu. Và khi Ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên. Do đó bằng việc cho vay Ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1).

Tương tự như vậy toàn bộ hệ thống Ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền

gửi (tạo ra phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay.

1.1.3.3 Trung gian thanh toán.

Ở hầu hết các quốc gia hiện nay, Ngân hàng đã trở thành trung gian thanh toán lớn nhất. Thông qua các dịch vụ thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, các loại thẻ,… Ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ.

1.2. Tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm.

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các


cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi.

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình quan hệ tín dụng cùng tồn tại như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế. Trong đó tín dụng ngân hàng có thể được coi là quan hệ tín dụng quan trọng nhất, phổ biến nhất với nền kinh tế và thường xuyên được quan tâm nghiên cứu.

Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng thương mại, một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một bên là các chủ thể còn lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, quan niệm phổ biến về tín dụng ngân hàng là việc cho vay của Ngân hàng thương mại với các chủ thể của nền kinh tế.

Có thể hiểu, cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, triết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.


1.2.2. Đặc điểm.

- Tín dụng có tính thời hạn: Xuất phát từ tính chất tạm thời của quá trình chuyển giao quyền sử dụng vốn bắt nguồn ngay từ tính chất của hoạt động huy động vốn. Tín dụng luôn gắn liền với quá trình luân chuyển vốn từ hình thái giá trị sang hình thái hiện vật và ngược lại, với chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Tín dụng có tính hoàn trả: Do chịu sự chi phối của tính chất thời hạn, nguồn vốn mà bản thân ngân hàng đi vay cũng phải thanh toán theo những quy định cụ thể, hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng phải có những ràng buộc nhất định đối

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí