seminar về kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy cũng rất cần thiết nhằm tạo điều kiện để giáo viên cập nhật thông tin mới về trang thiết bị, chia sẻ phương pháp vận hành, sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy.
4. Nâng cao năng lực chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ; tập trung vào khả năng giao tiếp của người học.
Chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung trên cả nước hiện nay được đánh giá là rất kém mà nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do quan điểm “coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức mà không phải là kỹ năng” (Nguyễn Ngọc Hùng, dẫn theo Vĩnh Hà, 2011). Từ quan điểm này nên các chương trình giảng dạy chỉ tập trung nhiều vào cung cấp kiến thức, “giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học, trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ” (Nguyễn Ngọc Hùng, dẫn theo Vĩnh Hà, 2011). Đặc biệt, một trong những nguyên nhân cụ thể qua khảo sát thực tế cho thấy: giáo viên dạy ngoại ngữ tại các trường quá yếu kém. “Chỉ 10% số giáo viên được khảo sát đạt yêu cầu, trong đó có địa phương chỉ 1-2% số giáo viên đạt yêu cầu.” (Nguyễn Vinh Hiển, dẫn theo Vĩnh Hà, 2011). Khả năng ứng dụng các trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy cũng là một vấn đề còn yếu kém dẫn tới nhiều trường trang bị các phòng lab, phòng vi tính phục vụ học ngoại ngữ nhưng giáo viên không tận dụng được tính năng của các hệ thống này.
3.2. Các khuyến nghị đối với các Cơ sở đào tạo
Từ các giải pháp đã nêu trên, các khuyến nghị sau đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR-VT:
1. Nhà trường cần xác định rõ quan điểm đào tạo là một dịch vụ. Khi nhà trường xác định đào tạo là một dịch vụ và, do đó, quan tâm tới việc làm hài lòng các đối tượng khách hàng sẽ thúc đẩy nhà trường nói chung và nhân viên, giáo viên phải hoàn thiện mình. Cần thường xuyên thực hiện khảo sát sinh viên, học sinh cũng như giáo viên và doanh nghiệp để nắm bắt tình hình của nhà
trường cũng như nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó có cơ sở chắc chắn, khoa học để xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường, thường xuyên có sự điều chỉnh kịp thời hoạt động để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Việc quan tâm tới khách hàng sinh viên, học sinh qua các hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết nhằm giúp sinh viên, học sinh gắn bó hơn với nhà trường và đồng thời qua đó rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Trình Hồi Quy Thang Đo Đánh Giá Của Người Học
- Xác Định Các Sự Khác Biệt Trong Đánh Giá Của Người Dạy
- Các Nhân Tố Mạnh, Yếu Của Đào Tạo Du Lịch – Khách Sạn Trên Địa Bàn Tỉnh Br-Vt Hiện Tại.
- Bảng Câu Hỏi Của Nguyễn Thành Long (2006)
- Kết Quả Phân Tích Dữ Liệu – Thang Đo Đánh Giá Của Người Học
- Kết Quả Phân Tích Dữ Liệu – Thang Đo Đánh Giá Của Người Dạy
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
2. Cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ là để giao tiếp trong công việc từ đó chọn lựa giáo trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy cũng như chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tập trung cao vào việc hỗ trợ học sinh luyện tập giao tiếp.
3. Các cơ sở đào tạo cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp Du lịch xây dựng và công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên, học sinh nghề Du lịch – Khách sạn đảm bảo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai của tỉnh. Từ đó giúp sinh viên hiểu họ được mong đợi những gì để thành công hơn trong việc học tập của mình; giúp đội ngũ giảng viên tập trung vào những kỹ năng và kiến thức thức mà họ mong muốn SV đạt được và cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng và các ứng viên về những kiến thức và hiểu biết của SV khi tốt nghiệp. Hơn hết, từ chuẩn đầu ra mà nhà trường có thể xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội và giám sát được chất lượng đào tạo của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng chuẩn đầu ra cần được duy trì liên tục chứ không mang tính hình thức và chuẩn đầu ra phải thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo của nhà trường.
Việc gắn kết tốt giữa doanh nghiệp với nhà trường còn giúp cho sinh viên, học sinh sớm có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế và nhận biết các khác biệt giữa kiến thức, kỹ năng cơ bản được học trong trường với việc áp dụng vào thực tế.
4. Áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng đã được áp dụng rộng rãi trong các trường học như: EFQM (European Foundation for Quality Management), ISO 9000, Malcolm Baldrige National Quality Award (MBNQA), Singapore Quality Award (SQA), School Excellence Model (SEM), ASEAN University Network – Quality Assurance (AUN-QA),… (Chua, 2004).
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (như ISO chẳng hạn) là cơ sở cho việc luôn luôn cải tiến công tác quản lý, lề lối làm việc, giúp xác định các quy trình cần phải thực hiện để hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian, hạn chế sự phụ thuộc vào các cá nhân, tạo lòng tin cho lãnh đạo và các bên liên quan.
Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống quản lý chất lượng phải nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng chứ không phải đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đó. Sau khi đã đạt chứng chỉ một hệ thống quản lý chất lượng nào đó, các trường vẫn phải tiếp tục cải tiến quản lý để nâng cao chất lượng.
3.3. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý địa phương
Tỉnh BR-VT đã xác định Du lịch là một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trong định hướng phát triển đến 2015, định hướng đến 2020 và cũng xác định cần phát triển đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao để phục vụ phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Các kiến nghị sau đây đối với địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR-VT:
1. Cần có thống kê thường xuyên về trình độ, quy mô nhân lực Du lịch – Khách sạn, quy mô các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh đang hoạt động, và các dự án sắp đi vào hoạt động và nhu cầu nhân lực của các dự án đó. Từ đó, tỉnh có căn cứ xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực đồng thời các cơ sở đào tạo trên địa bản tỉnh căn cứ vào đó để chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên và quy mô tuyển sinh nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và bảo đảm chất lượng đào tạo.
2. Tăng cường trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý du lịch địa phương và các cơ sở đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh cũng như làm cầu nối giữa các doanh nghiệp DL-KS trong tỉnh với các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ các cơ sở đào tạo cải thiện chương trình đào tạo phù hợp, cũng như tạo điều kiện để các chuyên gia tại doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo.
3. Cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng quy mô các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh đang hoạt động, và các dự án sắp đi vào hoạt động và nhu cầu nhân lực của các dự án đó nhằm tạo điều kiện để học sinh phổ thông và cả các sinh viên học sinh đang học trong các trường thấy được cơ hội việc làm, thu hút đầu vào cho các cơ sở đào tạo Du lịch – Khách sạn trong tỉnh.
3.4. Tóm tắt chương
Từ thực trạng chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT đã xác định ở chương 2, chương này đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo DL-KS trong tỉnh và một đề đề nghị đối với cơ quan quản lý địa phương để nâng cao chất lượng đạo tạo DL-KS trên địa bản tỉnh.
KẾT LUẬN
Nhu cầu đào tạo nhân lực DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT là một nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là đào tạo nhân lực DL-KS chất lượng cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT là một vấn đề cần sớm giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT” và triển khai thực hiện.
Trên quan điểm đào tạo là một dịch vụ. Luận văn đã xây dựng mô hình đánh giá chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT với ba đối tượng khách hàng là Người học, Người dạy (giáo viên) và Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh hiện nay dựa trên đánh giá (sự hài lòng) của ba đối tượng khách hàng trên.
Kết quả chung:
Nói chung cả ba đối tượng khách hàng đều đánh giá chất lượng đào tạo DL-KS hiện nay trong tỉnh trên mức “trung bình”.
Kết quả cụ thể:
Với đối tượng khách hàng là Người học: Sự hài lòng của Người học về dịch vụ đào tạo ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: Sự quan tâm (QT) của nhà trường, giáo viên và nhân viên; năng lực và tác phong của Giáo viên (GV); tổ chức hoạt động và năng lực nhân viên (NT); cơ sở vật chất (VC). Trong đó, yếu tố Giáo viên (GV) là yếu tố mà người học quan tâm cao nhất; sự Quan tâm (QT) cũng là yếu tố được quan tâm cao (xấp xỉ với yếu tố Giáo viên). Yếu tố Cơ sở vật chất ít được quan tâm nhất. Nói chung, đối tượng Người học khá hài lòng (Mean = 3,8028) và hài lòng hơn so với Doanh nghiệp và Người dạy.
Với đối tượng khách hàng là Người dạy: Sự hài lòng của Người dạy về dịch vụ đào tạo ảnh hưởng bởi 4 yếu tố tổ chức quản lý (TCQL) chương trình môn học, kế hoạch giảng dạy, sử dụng phòng học và công việc của nhân viên; quản lý đào tạo
(QLDT); sự quan tâm (QT) của nhà trường đối với giáo viên; năng lực và thái độ làm việc của nhân viên (NV). Trong đó yếu tố tổ chức quản lý (TCQL) được người dạy (giáo viên) quan tâm cao nhất. Đối tượng người dạy ít hài lòng nhất trong ba đối tượng khách hàng.
Với đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp: Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với nhân viên là đầu ra của các trường ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm khác) của nhân viên (KN); thái độ (TD) trong công việc của nhân viên và sự đồng cảm (DC) của nhân viên với doanh nghiệp và với đồng nghiệp. Trong đó, kỹ năng của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng cao nhất.
Các mặt mạnh trong đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh gồm:
Kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên tốt.
Nhà trường quan tâm cao tới giáo viên.
Thái độ của người học khi làm việc tại doanh nghiệp tốt.
Kỹ năng chuyên môn của người học khi ra trường tốt.
Các mặt còn yếu kém:
Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên, học sinh chưa cao.
Nhân viên nhà trường chưa tận tâm đối với sinh viên, học sinh.
Tổ chức quản lý quá trình dạy học còn chưa tốt, chưa tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên thực hiện công việc giảng dạy.
Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của sinh viên, học sinh còn yếu.
Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên, học sinh còn yếu.
Giáo viên còn thiếu sự quan tâm, gần gũi sinh viên, học sinh.
Luận văn cũng đã đưa ra một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS và các khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo DL-KS trong tỉnh và kiến nghị đối với cơ quan quản lý địa phương.
Các hạn chế của luận văn
Với những kết quả đạt được, luận văn đã phác thảo bức tranh tổng quát về chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện nay và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy luận văn còn một số hạn chế sau:
1. Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: do vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về đo lường chất lượng dịch vụ và đặc biệt là đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo cũng như khách hàng của dịch vụ đào tạo đồng thời luận văn này khá bó buộc vào mô hình SERVPERF và quá trình thực hiện nghiên cứu định tính còn thiếu kinh nghiệm nên chất lượng các câu hỏi giường như chưa tốt (thể hiện qua việc lúng túng trong một số câu khi khảo sát khách hàng). Ngoài ra, như đã trình trong chương 2, các tác giả của SERVPERF muốn xây dựng thang đo tổng quát cho mọi dịch vụ nên khi áp dụng vào đặc thù từng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đào tạo, vẫn có những khó khăn nhất định.
2. Hạn chế về phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: do thời gian có hạn mà luận văn phải thực hiện khảo sát trên ba đối tượng khách hàng nên tác giả đã chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất dẫn tới tính đại diện của mẫu kém.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ luận văn này, tác giả mong muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về:
1. Các lý thuyết về Khách hàng, Khách hàng của dịch vụ nhằm làm sáng tỏ hơn các đối tượng khách hàng của dịch vụ đào tạo;
2. Nghiên cứu sâu hơn các thang đo chất lượng đào tạo như HedPERF,… để nâng cao chất lượng thang đo đã xây dựng trong luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Bảo Thoa. 2012. Nhân lực du lịch: Thiếu và yếu. tại: http://www.baocongthuong.com.vn/p0c215n26517/nhan-luc-du-lich-thieu- va-yeu.htm [truy cập 13/1/2012].
2. Bodewig, C (2012). Doanh nghiệp cần kĩ năng gì ở nguồn nhân lực? tại: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/96528/doanh-nghiep-can-ki-nang-gi-o- nguon-nhan-luc-.html?ui=standard [truy cập 20/11/2012].
3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011a). Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển Du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011b). Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
5. Đăng Khoa (2011). Chuyển biến về chất và lượng. tại: http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/print/chinhtrixahoi/89299/index.brvt [truy cập 10/5/2012].
6. Đăng Khoa (2011). Thiếu hụt lớn nhân lực ngành Du lịch. tại: http://baobariavungtau.com.vn/vn/vungtauchunhat/85710/index.brvt [truy cập 16/7/2012].
7. ĐCSVN (2011). Bà Rịa - Vũng Tàu: Năm 2012, phấn đấu tăng trưởng GDP 11,75%. tại: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=3006 5&cn_id=498001 [truy cập 20/7/2012].
8. Gujarati, D. N (1995). Kinh tế lượng cơ sở. Bản dịch của chương trình giảng dạy Fulbright TP. HCM, New York: McGraw-Hill.
9. Hoa Lê (2012). Thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. tại: http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%B B%99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/7 989/Default.aspx [truy cập 20/7/2012].
10. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TP. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức.
11. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, TP. Hồ Chí Minh, NXB Lao động xã hội.
12. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.