Tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra, Cá Basa Việt Nam Sang Thị Trường Asean Giai Đoạn 2014-2018


kích cỡ chủ yếu tập trung ở phân cỡ nhỏ hơn 220g. Chính vì những nguyên nhân này, tình hình xuất khẩu vào thị trường Trung Đông giai đoạn 2014-2017 chưa thật sự tốt.

Tuy nhiên, sang năm 2018, khi thị trường này dần quen với những thay đổi về giá, nhu cầu của thị trường có xu hướng tăng trở lại với mức tăng gần 43.34 triệu USD về kim ngạch, tương ứng tăng 28.46% so với năm 2017. Đây là tín hiệu tốt cho việc đẩy mạnh phát triển thị trường tương đối dễ tính này.

Bên cạnh thị trường Trung Đông, Đông Nam Á cũng là một thị trường với nhiều tiềm năng phát triển mà các doanh nghiệp hướng tới.

Biểu đồ 1.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: USD


ASEAN

250,000,000.00


200,000,000.00


150,000,000.00


100,000,000.00


50,000,000.00


-

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2019.


Trong giai đoạn 2014-2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Đông Nam Á không ổn định. Giai đoạn 2014-2016, kim ngạch xuất khẩu sang Đông Nam Á tăng 34.77 triệu USD, tương ứng với mức tăng 25.43%.

Sang năm 2017, xu hướng kim ngạch lại giảm khá nhiều, giảm 17.61 triệu USD so với năm 2016, tương ứng với mức giảm 10.26%. Tuy nhiên, sang năm 2018, thị trường


này lại có những khởi sắc trong kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt gần 211.95 triệu USD, tăng hơn 58 triệu USD, tương ứng với mức tăng gần 37.72% so với năm 2017.

Thị trường Đông Nam Á là thị trường gần với Việt Nam, có thời gian vận chuyển tương đối ngắn, từ 2-7 ngày, tùy khu vực cảng. Đây là một trong những thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới để có được vòng luân chuyển vốn nhanh. Đông Nam Á cũng là một thị trường đa dạng nhu cầu về kích cỡ, mức chất lượng nên sẽ dễ dàng trong việc phát triển thị trường. Tuy nhiên hiện nay, Indonesia đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành cá tra, cá basa như Việt Nam. Đây cũng sẽ là thách thức lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á của Việt Nam.

EU là thị trường truyền thống của cá tra Việt Nam. Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu sang thị trường này cũng có nhiều thay đổi.

Biểu đồ 1.4: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: USD


EU

350,000,000.00

300,000,000.00

250,000,000.00

200,000,000.00

150,000,000.00

100,000,000.00

50,000,000.00

-

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2019.


Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang EU giai đoạn 2014-2017 giảm liên tục. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 129 triệu USD về giá trị và tương đương với mức giảm 37.64% trong giai đoạn này. Năm 2018, hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều khởi sắc hơn, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trở lại, với mức tăng hơn 49.7 triệu USD về giá trị và tương đương tăng 23.15% so với năm 2017. Điều này cho thấy thị trường EU vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt phát triển các dòng sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ cá tra, cá basa.

Biểu đồ 1.5: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: USD


China

600,000,000.00


500,000,000.00


400,000,000.00


300,000,000.00


200,000,000.00


100,000,000.00


-

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2019.


Những năm gần đây, Trung Quốc là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng phát triển cho ngành cá tra, cá basa Việt Nam. Tuy việc đánh giá kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chưa thật sự chính xác do hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều, nhưng nhìn chung mức tăng trưởng tại thị trường này rất đáng chú ý.


Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt xấp xỉ 72.62 triệu USD thì sang đến năm 2016, tổng kim ngạch đã đạt 234.42 triệu USD và năm 2018 đạt 521.26 triệu USD. Nhìn chung trong giai đoạn 2014-2018, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 448.64 triệu USD, tương ứng với mức tăng 617.77%. Đây là một con số cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc nhưng đây cũng là một yếu tố đáng chú ý kiểm soát, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tại các vùng, quốc gia khác, tiềm năng phát triển cho ngành cá tra, cá basa cũng đáng chú ý, trong đó có thể kể tới Mỹ, một thị trường mà ngành cá tra, cá basa Việt Nam hướng tới cũng như vấp phải nhiều rào cản dữ dội từ thị trường này.

Biểu đồ 1.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: USD


America

600,000,000.00


500,000,000.00


400,000,000.00


300,000,000.00


200,000,000.00


100,000,000.00


-

2014

2015

2016

2017

2018

America

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2019.


Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giai đoạn 2014-2018 không ổn định, tăng giảm liên tục. Tình hình xuất khẩu sang thị trường này biến động khá thường xuyên bởi lẽ, hoạt động xuất khẩu phụ thuộc khá nhiều vào mức thuế chống bán phá giá áp dụng sau mỗi đợt đánh giá thay đổi. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng do mức thuế chống bán phá giá giảm vào năm 2018.

Dù phải chịu mức thuế chống bán phá giá rất cao cho thị trường này, nhưng Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn, mức giá còn khá cạnh tranh so với các mặt hàng thay thế. Chính về thế, tiềm năng phát triển tại thị trường này còn rất nhiều. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Chính phủ đã triển khai, bổ sung và hoàn thiện các kế hoạch để có thể gỡ bỏ thuế chống bán phá giá cho mặt hàng cá tra, cá basa xuất sang Mỹ. Nếu Việt Nam chính thức được gỡ bỏ thuế chống bán phá giá, đây sẽ là yếu tố vô cùng thuận lợi để ngành cá tra, cá basa Việt Nam có thể mở rộng hơn nữa, có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này.

Bên cạnh những thị trường, nhóm thị trường nổi bật thì các thị trường lớn của con cá tra, cá basa Việt Nam như Bazil, Mexico, Canada, Colombia, … cũng có những biến động khá lớn về kim ngạch xuất khẩu. Do sự thay đổi về luật cũng như các tiêu chuẩn nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn này có những biến động khá lớn về nhu cầu cũng như kế hoạch nhập khẩu tại các thị trường này.


Bảng 1.1: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2014- 2018

Đơn vị tính: triệu USD


Năm

2015/2014

2016/2015

2017/2016

2018/2017


BRAZIL

Phần trăm (%)

-36.80%

-10.37%

59.09%

-13.57%

Giá trị (triệu USD)

(45.25)

(8.05)

41.17

(15.04)


COLOMBIA

Phần trăm (%)

-16.55%

-1.60%

5.61%

11.79%

Giá trị (triệu USD)

(11.60)

(0.93)

3.23

7.17


CANADA

Phần trăm (%)

-12.26%

11.20%

7.84%

15.95%

Giá trị (triệu USD)

(5.20)

4.16

3.24

7.11


INDIA

Phần trăm (%)

7.98%

6.02%

12.98%

26.92%

Giá trị (triệu USD)

1.33

1.08

2.48

5.80


ISRAEL

Phần trăm (%)

2.25%

-27.39%

13.53%

94.68%

Giá trị (triệu USD)

0.10

(1.19)

0.43

3.39


MEXICO

Phần trăm (%)

-16.84%

-8.73%

28.83%

-3.66%

Giá trị (triệu USD)

(19.40)

(8.37)

25.22

(4.12)


RUSSIA

Phần trăm (%)

-49.28%

66.45%

-33.42%

41.70%

Giá trị (USD)

(16.38)

11.21

(9.38)

7.79


UKRAINE

Phần trăm (%)

-78.68%

47.69%

-12.56%

-26.47%

Giá trị (USD)

(21.16)

2.74

(1.06)

(1.96)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 8

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2019.


Các thị trường như Brazil, Canada, Russia và Ukraine là những thị trường khá đặc biệt bởi lẽ, để có thể xuất khẩu sang các thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chuẩn bị khá nhiều hồ sơ cũng như phải hoàn thiện các quy trình từ khâu nuôi trồng, chế biến, bảo quản cho phù hợp. Và đây cũng là những thị trường mà các doanh nghiệp muốn xuất khẩu, phải được thông qua và có giấy phép xuất khẩu.

Bên cạnh đó, do sự thay đổi chính sách, các quy định cũng như các biện pháp siết chặt các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, các thị trường này trở thành những điểm vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp nếu không kịp thời cập nhật thông tin. Chính vì thế, ta thấy được rằng, trong giai đoạn 2014-2018, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này biến đổi không ổn định. Trong đó có thể kể tới Brazil, thị trường này có kim ngạch xuất khẩu giảm trong giai đoạn 2014-2016. Đến năm 2017, kim ngạch tăng đột biến lên đến 59.09%, tương đương 41.17 triệu USD và sang năm 2018, kim ngạch lại giảm 15.04 triệu USD, tương ứng với giảm 13.57%.

Cũng tương tự như Brazil, kim ngạch xuất khẩu sang Ukraine cũng biến động không ổn định trong giai đoạn 2014-2018. Mặc dù năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Ukraine tăng 2.74 triệu USD, tương ứng với mức tăng 47.69% so với năm 2015 nhưng các giai đoạn còn lại 2014-2015 và 2016-2018, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đều giảm mạnh.

Trong giai đoạn 2014-2018, thị trường Ấn Độ được xem là thị trường có mức tăng trưởng ổn định trong suốt giai đoạn này. So với năm 2017, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang Ấn Độ tăng 5.80 triệu USD, tương ứng với mức tăng 26.92%. Mặc dù mức tăng tuyệt đối là không quá cao nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường này cho ta thấy nhiều tiềm năng có thể khai thác tại thị trường Ấn Độ.

1.2.3. Những khó khăn của ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam


Ngành cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi về lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm thay thế cũng như các thị trường xuất khẩu cá tra khác.


Chúng ta đã khai thác được nhiều điểm mạnh hiện có của ngành về lợi thế quy mô, nguồn nhân công cũng như các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Chính vì thế, ngành cá tra, cá basa Việt Nam đã có được một chỗ đứng khá tốt trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc là thị trường được đánh giá là rất tiềm năng, nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn, thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thuận tiện. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong tăng trưởng nhanh, liên tục 30 - 88%, từ năm 2015 đến 2018. Tuy nhiên, với xu hướng lượng cá tra nhập khẩu ngày càng nhiều, Trung Quốc bắt đầu siết quy định về sản phẩm cũng như quota nhập khẩu mặt hàng này. Đầu tiên có thể kể đến là quy định về dư lượng photphat trong sản phẩm. Các chính sách tạm nhập tái xuất cũng gặp nhiều khó khăn hơn và đặc biệt là việc chuyển công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch cho Tổng cục Hải quan. Ngoài ra, khi muốn đăng ký bổ sung các sản phẩm xuất khẩu vào “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận nhập khẩu vào Trung Quốc”, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Lợi thế là như thế, nhưng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Trong đó có thể kể đến là các đối thủ tiềm năng trên thị trường hiện tại. Trung Quốc, một quốc gia lớn, là một thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nhận thấy được tiềm năng của ngành này ở thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới, quốc gia này đang tiến hành đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành cá tra. Theo ước tính của Tạp chí Seafood Guide, sản lượng cá tra, cá basa của Trung Quốc năm 2018 đạt khoảng 25,000 – 30,000 tấn.

Hiện nay đã có hơn 20 nhà máy chế biến được đầu tư xây dựng ở Trung Quốc để chế biến nguồn cá tra nguyên liệu được nuôi trồng tại các ao nuôi đầu tư tại khu vực miền nam Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc chưa thể là đối thủ của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới. Nhưng công tác đẩy mạnh vào hoạt động nuôi trồng, sản

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí