Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 1


Luận văn

Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản


Mục lục

Lời nói đầu


Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.


1.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.

1.1.2 Đặc điểm của hàng TCMN

Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 1

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. .....................................


1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ............................................. 1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân. ....................................................................

1.2.2 Đối với các doanh nghiệp . ........................................................................


1. 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN ............................................

1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................

1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ........................................................

1.4 Tổng quan về thị trường Nhật Bản ..............................................................

1.4.1 Nhật bản và nhu cầu nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ...................................

1.4.2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản .........................


Chương II :Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và công ty ARTEXPORT trong thời gian qua


1.1 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. ..........

1.1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề. ....................

1.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam .................. .

1.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .................................................................................................. .

* Xuất khẩu sang Nhật Bản.................................................................................

*Xuất khẩu tại chỗ.


1.2 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN của công ty ARTEXPORT.... . 2.2.1 Tổng quan về công ty.................................................................................

2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản trong một só năm vừa qua .......................................................................................................................

* Xuất khẩu sang Nhật Bản.

* Xuất khẩu tại chỗ. ............................................................................................

2.2.3 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty trong thời gian qua ............................................................................................................... .


Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản

3.1 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ ....................................................

3.1.1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đảng và Nhà nước ..

3.1.2 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm tới. ...............


3.2 Phương hướng kinh doanh của công ty ARTEXPORT trong thời gian tới. 3.2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới.................................................... 3.2.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới .................................................. 3. 3 Một số giải pháp vi mô................................................................................. 3.3.1 Về nguồn nhân lực ..................................................................................... 3.3.2 Về hoạt động Maketing .............................................................................. 3.3.3 Hoạt động sản xuất .................................................................................... 3.4 Các giải pháp vĩ mô....................................................................................... 3.4.1 Giải pháp về thị trường. .............................................................................

3.4.2 Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...............................

3.5 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ thương mại.

Kết luận


Lời nói đầu


Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, Đảng và Nhà nước đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả năng tăng trưởng cao, nó không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Với chính sách mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hoấ, toàn cầu hoá đã mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trải qua những bước thăng trầm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt trên 120 nước trên thế giới. Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong vấn đề sản xuất và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu và để tìm cho mình một thị trường tiêu thụ ổn định thì hướng cần thiết nhất là khai thác để thâm nhập và mở rộng thị phần ở những thị trường mới trong đó có Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn

Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã và đang diễn ra rất tốt đẹp do có nhứng nét văn hoá truyền thống gần gũi, những mặt hàng xuất nhập khẩu của 2 nước đều có lợi thế so sánh tương đương. Vì vậy việc xem xét khả năng thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, một thị trường có dung lượng lớn là có cơ sở và rất cần thiết. Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ có được còn không ít những khó khăn thách thức, đòi hỏi không chỉ nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để có thể tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.



Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT là doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định của Bộ Thương mại,chuyên sản xuất và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong bước chuyển mình của toàn ngành thủ công mỹ nghệ, công ty cũng đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình sang thị trường Nhật Bản, trong những bước tiến này công ty sẽ gặp không ít những khó khăn thách thức. Trong quá trình thực tập tại công ty , em thấy cần thiết phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với những kiến thức đã học ở trường và những thông tin thực tế thu thập qua thời gian thực tập, em xin chọn đề tài “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài cho luận văn của mình.

Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung khác nhau : từ đặc điểm sản phẩm thủ công mỹ nghệ , của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, vai trò của xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cho đến thực trang hiện nay ở công ty.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản.

Trong đề tài này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, kết hợp với biện pháp tìm kiếm, thu thập những thông tin liên quan đến thị trường nhập khẩu của Nhật Bản, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần như sau:


Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và công ty ARTEXPORT trong thời gian qua.

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản.

Trong giới hạn về khả năng cũng như thời gian em đã rất cố găng để hoàn thiện đề tài này, tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức cũng như nguồn tài liệu nên bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để em có thể nhận thức một cách hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Xuân Bình- thây giáo trực tiếp hướng dẫn và thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế thương mại, tập thể phòng Xuất nhập khẩu tổng hợp 9,công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT cung cấp tài liệu và dành thời gian cũng như ý kiến đóng góp để em hoan thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn.



nghệ .

Chương I


Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ


1.1 Một số khái niệm cơ bản.


Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đề cho thấy

làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống nhân dân ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì đến ngày nay.

Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông nghiệp và sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làn định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gốm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng,lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống.

Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải…từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá, các nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô

nhỏ dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều.

Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc . Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến cả họ và lan ra cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được gìn giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao.

Theo đó ta có thể đưa ra một số khái niệm sau:


Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn( làng) có một hay một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập của các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.

Làng nghề truyền thống


Để làm rõ khái niệm về làng nghề truyền thống cần có những tiêu thức

sau


- Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50%

trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng.


- Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trỉan xuất và thu nhập của làng trong năm.

- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022