Nhật Bản Và Nhu Cầu Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ .

như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả cao.

* Hoạt động Marketing


Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đẩu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp . Đối với hoạt động xuất khẩu thì hoạtđộng này là rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Khó khăn là ở chỗ việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là rất tốn kém, hơn nữa xuất khẩu là bán hàng ra nước ngoài nên việc tìm hiểu thói quen tiêu dùng…là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.

* Hoạt động tạo mẫu sản phẩm.


Hoạt động tạo mẫu sản phẩm là việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, tính năng mới nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu thì việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu được coi là bước thành công ban đầu của doanh nghiệp, ngược lại, nếu công tác này không tốt doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất lớn do không tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra.

* Hoạt động sản xuất


Hoạt động sản xuất là một quắ tình bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất, sản xuất và đóng gói. Trong hoạt động xuất khẩu thì một đòi hỏi rất khắt khe đó là chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của đối tác xuất khẩu về chất liệu, mẫu mã. Trong quá trình sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải đảm bảo tiến độ sản xuất để kịp giao hàng đúng thời hạn. Nếu không đảm bảo những yêu cầu trong hợp đồng của đối tác thì doanh

nghiệp trước hết bị mất uy tín trong kinh doanh và sau đó phải bồi thường hợp đồng gây thiệt hại về tài chính.

1.5 Tổng quan về thị trường Nhật Bản


1.5.1 Nhật Bản và nhu cầu nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.


* Đặc điểm thị trường Nhật Bản.


Nhật Bản là một thị trường mở quy mô rộng lớn với dân số 127 triệu người có mức sống khá cao( GDP theo đầu người năm 2001 là 32.585 USD) và GDP năm 2003 là 4,143 tỷ USD. Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng,trang trí nội ngoại thất đặc biệt là các hàng thủ công mỹ nghệ mà chủ yếu là nguyên liệu tự nhiên, đều phải nhập khẩu.

* Tập quán tiêu dùng


Việc nắm rừ đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của người Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giao tiếp và kinh doanh thành công với họ.

Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo. Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hoá. Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đũi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hỡnh thức và dịch vụ hậu mói.

Có những lỗi rất nhỏ, chẳng hạn như vết xước hàng hóa trong quá trỡnh vận chuyển, cũng cú thể gõy ảnh hưởng rất lớn đến quá trỡnh tiờu thụ cả lụ hàng và ảnh hưởng đến uy tín.

Người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm đầu của thập kỷ 90,

người Nhật Bản không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà cũn rất chỳ ý đến sự thay đổi giá cả.

Đặc biệt, do người mua chủ yếu là do những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tỡnh trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại cụng ty vẫn cũn phổ biến) nờn họ rất quan tõm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mó hàng húa. Tuy vậy, tõm lý thớch dựng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây.

Người Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Mặt khác, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong các siêu thị ở Nhật Bản có vô số những kiểu dáng, loại của cùng một loại hàng tiêu dùng.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề sinh thái của người Nhật ngày càng nâng cao. Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bỡ cú thể tận dụng bằng cỏc nguyờn liệu tỏi sinh.

Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3000 tỷ yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng 30 % thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn,đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng những đồ vật bằng các chất liệu tự nhiên thay thế các vật liệu bằng sắt, nhôm…Nhập khẩu các đồ thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng ở Nhật Bản cũng do quá trình chuyển sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ giá rẻ sang khu vực Đông Nam á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán cho đồ thủ công mỹ nghệ nhập khẩu.

* Tập quán kinh doanh.


Thâm nhập thị trường Nhật Bản cần có chiến lược lâu dài, tầm nhìn sâu rộng. Điều này đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ các yếu tố như

- Dung lượng thị trường


- Đối thủ cạnh tranh


- Kênh phân phối.


- Mức giá.


- Giới hạn thời gian.


- Những diễn biến đối với người sử dụng và người tiêu dùng.


Coi trọng chất lượng và hoạt động kinh doanh: Người tiêu dùng và người sử dụng Nhật Bản thường đòi hỏi cao về chất lượng và tiêu chuẩn.Những nhà sản xuất nước ngoài thường phàn nàn là người Nhật thường đòi hổi quá cao


1.5.2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Trong một số năm gần đây, xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản thể hiện như sau:

*Mặt hàng thảm.


Số lượng mặt hàng thảm nhập khẩu đạt đỉnh điểm vào năm 1995 trong đó giảm sút cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên, năm 2000 lượng nhập khẩu bất ngờ tăng mạnh trở lại. Năm 2001 lượng hàng nhẩp khẩu tăng tới 65.464 tấn ( tăng 4,3% so với năm trước) và đạt con số kỷ lục trong vòng hai năm gần đây. Nếu tính theo giá trị thì lượng hàng nhập khẩu cũng đạt 45,1 tỷ yên,

tăng 6,1% so với năm trước. Tính theo số lượng thì loại thảm nhập khẩu nhiều nhất là loại thảm lông tiêu thụ phổ biến ( 29.809 tấn, chiếm 45,5% lượng thảm nhập khẩu ) và thảm dệt ( 26.843 tấn, chiếm 41% bao gồm cả một số loại thảm tay ). Năm 2001 lượng nhập khẩu loại thảm này tăng đáng kể từ Trung Quốc.

*Gốm sứ

Hàng gốm sứ nhập khẩu đạt mức kỷ lục cả về số lượng và giá trị trong năm 2001, và xu hướng nhập khẩu mặt hàng này còn tiếp tục tăng. Hàng gốm sứ nhập khẩu đạt 16.484 tấn so với hàng gốm là 45.800 tấn và mặt hàng này bằng gốm đã tăng đáng kể nhờ tăng lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đây, lượng hàng nhập khẩu đạt được tăng trưởng như vậy chủ yếu là nhờ :

- Lối sống cá nhân theo kiểu phương tây hoá ngày càng tăng lên ở Nhật Bản.

- Tăng mức thu nhập cá nhân vốn là nhân tố thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm này;

- Người tiêu dùng Nhật Bản ưu thích những sản phẩm có nhãn hiệu hơn

- Sự lên giá mạnh mẽ của đồng Yên.

Nhưng hiện nay, nguyên nhân dẫn đến lượng hàng gốm sứ nhập khẩu vào Nhật Bản tăng lên thực chất là do tăng lượng hàng nhập khẩu từ Châu á. So với mức của năm 2001, lượng hàng sứ nhập khẩu trong năm 2001 đã tăng 170% trong khi lượng nhập khẩu mặt hàng gốm sứ tăng 80%, còn đối với đồ gốm thì tăng 120%. Điều này chứng tỏ việc nhập khẩu những sản phẩm giá thấp tăng khá mạnh.

Loại

thảm

2000

2001

2002

2003

2004

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

Thảm

kết nơ


3.657


16.787


2.680


12.538


2.578


10.148


2.831


10.520


2.274


10.

Thảm

20.616

15.527

18.077

14.174

20.603

13.496

26.968

15.689

26.843

16.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 4

Bảng 1 : Thảm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.


dệt











Thảm

lông

26.924

17.389

23.284

14.566

23.427

13.183

27.730

13.771

29.809

14.

Thảm

nỉ

1.012

576

1.321

707

1.600

635

2.271

764

2.282

76

Thảm

khác

1.730

1.195

1.172

999

1.511

1.005

2.971

1.720

4.255

2.4

1


Đơn vị : SL: Tấn; GT: Triệu Yên. Nguồn : Kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản.


Bảng 2 : Đồ sứ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản



Loại sản

phẩm

2000

2001

2002

2003

2004

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

Đồ

sứ

9.422

20.624

7.167

16.233

10.751

15.349

15.607

16.430

16.484

16.581

Đồ

gốm

17.957

7.996

19.306

6.818

27.284

6.469

37.829

7.484

45.800

9.530

Tổng

27.379

28.620

26.472

23.050

38.035

21.817

53.436

23.914

62.284

26.111

Đơn vị : SL: Tấn; GT: Triệu Yên. Nguồn : Kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản.


* Mặt hàng rèm

Từ năm 1990 đến năm 1996 lượng hàng rèm nhập khẩu tăng mạnh, nhưng do nền kinh tế đình trệ và sự giảm sút nhu cầu bất động sản đã làm cho lưọng hàng nhập khẩu giảm mạnh vào giũa năm 1997 và năm 1998. Sau khi có một vài dấu hiệu phục hồi phục vào năm 1999 thì tổng lượng hàng nhập khẩu trong năm 2000 tăng từ 908.000 tá sản phẩm lên 1,55 triệu tá sản phẩm. Năm 2001 tốc độ tăng là 40,1% và đạt con số kỷ lục mới 2,18 triệu tá sản phẩm. Nếu tính theo giá trị thì năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt mức kỷ lục mới là 13,78 tỷ yên ( tăng 44% so với năm trước)

Có được sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ tăng lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Lượng hàng này chủ yếu được thiết kế tại Nhật Bản và được sản xuất tại Trung Quốc với sự giúp đỡ kĩ thuật từ phía Nhật Bản. Tại các xưởng dệt ở Nhật Bản tiền công cho người lao động khá cao, ngoài ra các xí nghiệp Nhật Bản không thể cạnh tranh được với sản phẩm từ Trung Quốc về yếu tố giá cả. Chính vì thế trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục khuyến khích chuyển hướng sản xuất vải rèm ra nước ngoài.

Phẩn lớn hàng rèm nhập khẩu từ Châu Âu và từ Mỹ là nhập khẩu vải, vì thế không có những con số thống kê hải quan chính thức. Trong những năm gần đây việc nhập khẩu mặt hàng rèm may sẵn đã giảm sút, do giới trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế nội thất. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng vải may rèm ngày càng tăng mạnh bởi điều này rất phù hợp với lối sống sôi động, tự

nhiên hiện nay. Trong tương lai gần có thể sẽ tăng xu hướng các nước phương Tây xuất khẩu vải mau rèm sang Trung Quốc và tại đây người ta sẽ đảm nhiệm khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Bảng 3: Mặt hàng thêu ren nhập khẩu của Nhật Bản.

Loại

rèm

2001

2002

2003

2004

2005

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

SL

GT

Rèm thêu

đan

395

689

257

451

254

425

366

407

456

650

Loại rèm

khác

431

5.208

445

4.712

654

5.789

1.188

9.162

1.721

13.134

Tổng

825

5.897

720

5.163

908

6.214

1.554

9.569

2.177

13.784

Đơn vị : SL: Tấn; GT: Triệu Yên. Nguồn : Kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản.

Trên cơ sở này, Việt Nam cần phân tích và rút ra cho mình những thời cơ cũng như thách thức cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.


Chuơng II


Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và công ty ARTEXPORT trong

thời gian qua


1. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam.


1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.


1.1.1 Tình hình lao động tại các làng nghề.


Đối với sản xuất tiểu thủ công,lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Những năm trước khi ban hành chính sách đổi mới, lao động tại các làng nghề truyền thống chủ yếu làm việc trong các hợp tác xã hoặc các tổ sản xuất tiểu

thủ công.Thời kỳ này đã tạo ra đội ngũ thợ thủ công đông đảo, phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông thông, tăng thu nhập, xuất khẩu. Nhưng, hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác xã , việc đào tạo thợ thủ công đại trà đã phá vỡ kết cấu gia đình truyền thống, gây nên sự thất truyền bí quyết nghề nghiệp ở những nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo.

Hiện nay nhờ các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế của Chính phủ,hoạt động thủ công lại trở về với hình thức sản xuất theo hộ gia đình( khoảng 90%) . Các cơ sở làm nghề này trung bình có khoảng ba đến bốn lao động thường xuyên và hai, ba lao động thời vụ. Còn tại các doanh nghiệp thì con số tương đương là 27 lao động thường xuyên, tám đến mười lao động thời vụ. Việc sử dụng lao động ngày càng triệt để không những trong vùng mà còn thu hút thêm lao động ở các vùng khác. Sự phân công lao động trong các làng nghề ngày càng được chuyen môn hoá sâu sắc. Bên cạnh những người trực tiếp lo tạo ra sản phẩm còn có người chuyên lo khâu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm . ở những làng nghề có công nghệ và tổ chức phức tạp, đã có sự phân công phù hợp với giới tính, tuổi tác và trình độ của người lao động. Phụ nữ và trẻ em được làm những công việc nhẹ nhàng, người có tay nghề cao đảm nhận những công việc phức tạp. Tuỳ theo tính chất của công việc cũng như tay nghề của người thợ mà có sự phân công phù hợp làm cho sản xuất ngày càng hoàn chỉnh.

Tuy vậy trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động vẫn còn thấp kém. Lao động thủ công chiếm chủ yếu nhưng trình độ học vấn của họ phần lớn chỉ đạt mức tôt nghiệp phổ thông trung học, thậm chí có người còn ở trình độ thấp hơn. Trong khi đó, số lao động lành nghề, thợ bậc cao và các nghệ nhân chỉ chiếm 2,1% . Cán bộ quản lý, kỹ thuật trình độ đại học còn ít. Điiêù này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nghề cũng như tiếp nhận có hiệu quả sự đầu tư.

Bên cạnh đó là vấn đề dạy nghề. Chủ yếu viẹc dạy nghề trước đây là theo phương thức truyền nghề trong gia đình hoặc bí truyền nhằm bảo lưu nghề trong pham vi làng nghề hay phố nghề. Cách truyền nghề theo phương thức vừa học vừa làm như hiện nay có ưu điểm là đào tạo được những người thợ giỏi, tài hoa song lai không đào tạo được đội ngũ lao động lành nghề đông đảo để đáp ứng nhu cầu phát triển của làng nghề. Đây cũng là một vấn đề bất cập hiện nay của làng nghề cần giải quyết.

2.1.1.2 Công nghệ- kỹ thuật


Công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022