Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***********


TRẦN ĐĂNG HIẾU


MộT Số GIảI PHáP GóP PHầN XÂY DựNG Và PHáT TRIểN DU LịCH BềN VữNG

ở TÂY BắC VIệT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Du lịch học Mã số: DL 49C 11


Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

(CHƯƠNG TRìNH ĐàO TạO THí ĐIểM)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ MạNH Hà


Hà Nội, tháng 11 - 2007

Môc lôc

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu: 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.3. Giới hạn nghiên cứu 3

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5

4.1. Quan điểm nghiên cứu 5

4.2. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn 8

6. Bố cục luận văn 8

CHƯƠNG 1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG - LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 9

1.1 Khái niệm chung về phát triển bền vững 9

1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 11

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá một số cấp phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh trên quan điểm phát triển bền vững 19

1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá điểm du lịch 19

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá cụm du lịch 27

1.4 Sự phát triển du lịch bền vững trên thế giới 29

1.5 Du lịch Việt Nam với phát triển bền vững 30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI

TÂY BẮC VIỆT NAM 34

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của vùng 34

2.1.1 Vị trí địa lý 34

2.1.2. Địa hình 34

2.1.3. Điều kiện khí hậu 35

2.1.4. Kinh tế Tây Bắc 35

2.1.5. Trình độ dân trí 36

2.1.6. Cơ shạ tầng 36

2.1.7. Hệ thống đô thị hạt nhân 37

2.1.8. Chênh lệch về thu nhập, dân trí giữa các tỉnh, các dân tộc trong vùng37

2.2 Tài nguyên du lịch 38

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 38

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 41

2.2.3 Các yếu tố kinh tế xã hội 51

2.2.4. Cơ sở hạ tầng 53

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch vùng Tây Bắc 55

2.3.1 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình 55

2.3.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hòa Bình 67

2.3.3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La 69

2.3.4. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Sơn La 77

2.3.5. Hiện trạng phát triển và đánh giá du lịch tỉnh Lào Cai 80

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TÂY BẮC - VIỆT NAM 93

3.1 Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc

đến năm 2010 93

3.1.1 Quan điểm phát triển 93

3.1.2 Những mục tiêu cơ bản 94

3.1.3 Những ảnh hưởng trong nước, ngoài nước đến quá trình phát triển kinh tế xã hội 95

3.1.4 Lựa chọn cơ cấu kinh tế và các phương án phát triển 95

3.2 Một số giải pháp thực hiện 100

3.2.1 Các giải pháp về công tác tổ chức, quy hoạch và hoạt động khai thác tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch 101

3.2.2 Tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường 102

3.2.3 Giải pháp về cộng đồng 104

3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục 105

3.2.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 106

3.2.6 Liên kết chặt chẽ du lịch với các ngành và giữa các địa phương

với nhau 108

3.2.7 Đầu tư cho phát triển du lịch 110

3.2.8 Xây dựng và phát triển sản phẩm 111

3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 113

3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch 113

3.3.3 Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND các tỉnh vùng Tây Bắc 114

3.3.4 Kiến nghị với các Sở Thương mại - Du lịch vùng Tây Bắc 114

PHỤ LỤC 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, du lịch được xem là một ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam chúng ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần không nhỏ vào tiến trình đó. Tuy nhiên, là một nước có nền kinh tế đang phát triển, chúng ta cũng không thể không quan tâm tới sự bền vững của vấn đề phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Làm thế nào để ngành du lịch nước nhà vừa đạt được những bước phát triển tốt, vừa hòa nhập chung được với tốc độ phát triển của các ngành kinh tế khác trong bối cảnh hội nhập nhưng lại vừa đảm bảo được tính bền vững trong phát triển. Đó, đã và đang là câu hỏi lớn đòi hỏi sự quan tâm của nhiều ngành nghề, của các cấp quản lý nhà nước không những về du lịch mà còn chung cho các cấp quản lý của các cơ quan hữu quan.

Thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, ngành Du lịch đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng và các địa phương. Việc nghiên cứu phát triển du lịch trong các quy hoạch trên được thực hiện dựa trên quan điểm phát triển tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, môi trường.... Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện thường lấy quan điểm phát triển kinh tế làm quan điểm phát triển chủ đạo, việc xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa trên quan điểm phát triển bền vững còn chưa được quan tâm thoả đáng. Vì vậy trong quá trình thực hiện thường nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên, tác động tiêu cực đến môi trường v.v…

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, tài nguyên du lịch vừa là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vừa là cơ sở

lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống nghỉ ngơi du lịch. Một trong những đặc điểm của tài nguyên du lịch là một số tài nguyên du lịch là tài nguyên không thể tái tạo được, số khác thuộc loại khó có khả năng tái tạo được. Kinh nghiệm phát triển trên thế giới và một số địa phương cho thấy, việc phát triển du lịch không hoặc có nhưng ít tính đến việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đã dẫn đến tình trạng xuống cấp của tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Điều này làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách và dẫn tới nguy cơ phát triển không bền vững cả về kinh tế lẫn tài nguyên môi trường. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy cần phải có những nghiên cứu phát triển du lịch để làm sao cho phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn tài nguyên, môi trường.

Tây Bắc là vùng rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Sự phát triển du lịch tại vùng Tây Bắc chua tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng và có thể còn làm nguy hại đến sự phát triển bền vững của một vùng rất giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và bản sắc văn hóa.

Vùng Tây Bắc Việt Nam có địa hình khá đa dạng và phong phú, trong đó đáng kể nhất là dạng địa hình đá vôi với các kiểu địa hình Karst độc đáo là tài nguyên hấp dẫn đối với hoạt động du lịch. Không những vậy, Tây Bắc còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Mường, dân tộc Thái, H‟Mông, Dao, Tày…Thời gian qua, sự phát triển của du lịch Tây Bắc chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng và quá trình phát triển còn nhiều bất cập. Việc nghiên cứu đề tài Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Namkhông chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường của vùng Tây Bắc mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Không những thế, những nghiên cứu này còn có những đóng góp nhất

định về mặt lý luận cho công tác quy hoạch kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu


2.1. Mục tiêu nghiên cứu:


Vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch Việt Nam và thế giới áp dụng vào nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng phát triển bền vững du lịch vùng Tây Bắc nhằm khai thác các thế mạnh về du lịch để đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường địa phương.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:


- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và trên thế giới;

- Phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Tây Bắc;

- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc;


- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch vùng Tây Bắc trên quan điểm phát triển bền vững và đưa ra một số sản phẩm cụ thể;

2.3. Giới hạn nghiên cứu


- Về nội dung nghiên cứu: các cấp phân vị trong vùng du lịch Tây Bắc bao gồm điểm, cụm và tuyến du lịch trên quan điểm phát triển bền vững.

- Về lãnh thổ nghiên cứu: không gian nghiên cứu của luận văn là lãnh thổ vùng du lịch Tây Bắc với những mối quan hệ mật thiết lâu đời về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong vùng.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Về phát triển du lịch bền vững


Trên thế giới: Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững từ những năm 80, đặc biệt là các quốc gia sớm có định hướng xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Các nghiên cứu này được tiến hành theo hai hướng:

- Nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề đặt ra liên quan đến phát triển du lịch bên vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình điểm về du lịch bền vững như ở Australia, Mỹ, Malaysia...[22].

- Dựa trên việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững để rút kinh nghiệm xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc như ở Nepal, Ecuado, Senegal...[22].

Ở Việt Nam: trước năm 2000, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững mới chỉ hạn chế ở một số công trình có liên quan như nghiên cứu cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái [21],[45], đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường [10], [11]… từ năm 2000, cùng hoà nhịp với trào lưu chung nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, Ngành du lịch Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, trong đó, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (2000-2001) là công trình có giá trị cao về lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trên, các dự án quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch du lịch các địa phương thời gian gần đây đã bắt đầu tính đến các phương án cho phát triển bền vững như các dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, Trà Vinh…. Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí