Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 12


+ Thu thập, phân tích, thống kê một cách có hệ thống, phổ biến những thông tin có liên quan tới ngành rau quả.

+ Tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xâm nhập, tìm kiếm thị trường mới, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế...

3.4.4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực


Nhà nước, tuỳ điều kiện và tình hình cụ thể có thể hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí cho hoạt động đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức xuất rau quả hoặc hướng dẫn, giúp đỡ để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo cán bộ. Các cơ quan Nhà nước đứng ra tổ chức (và hỗ trợ một phần kinh phí) các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất khẩu rau quả cho doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam, chuyên gia quốc tế giảng dạy về nghiệp vụ xuất khẩu.

Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất rau quả xuất khẩu, Nhà nước cũng có thể đàm phán với Chính phủ các nước để hỗ trợ hoạt động đào tạo thông qua các dự án ODA. Các hoạt động phát triển lĩnh vực đào tạo ngành nghề ở Việt Nam cũng như gửi cán bộ đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát thị trường rau quả chính, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nước xuất khẩu rau quả thành công như Thái Lan, Australia...

Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ và đào tạo quản lý cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo thông qua các chính sách về hỗ trợ tài chính xây dựng quỹ đào tạo ở doanh nghiệp. Khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh


nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề của cả khu vực Nhà nước và tư nhân, cả trong nước và quốc tế.

3.4.5. Chính sách xúc tiến xuất khẩu


Rau quả được đưa vào danh sách các mặt hàng trong Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Đây là một thuận lợi lớn để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế. Mức độ hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia theo Thông tư 86 của Bộ Tài chính khá toàn diện (từ 50 – 70% tuỳ theo từng hoạt động). Chính vì vậy, cần tận dụng chương trình này ở mức tối đa. Tuy nhiên, trong ngành rau quả mới chỉ có Tổng công ty Rau quả Việt Nam và Hiệp hội trái cây Việt Nam được phê duyệt chương trình này. Và hoạt động của hai đơn vị này mới chỉ giới hạn hỗ trợ cho các đơn vị thành viên của họ là chính. Đặc thù của ngành hàng rau quả là đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các đơn vị này không được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Trên cơ sở xác định được cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ lực và cơ cấu thị trường trọng điểm, cần xây dựng một chiến lược xúc tiến thương mại cho toàn ngành, tập trung vào các nội dung chính nhằm nâng cao chất lượng; quảng bá hình ảnh rau quả Việt Nam và tạo độ tin cậy đối với khách hàng; nghiên cứu khả năng xây dựng một số trung tâm giới thiệu sản phẩm ở một số thị trường trọng điểm. Chiến lược này cần phải được phê duyệt trong Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia để thu hút nhiều doanh nghiệp cùng tham gia.


KẾT LUẬN

Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả vẫn là lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất to lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng triệu người trong nông thôn, cải thiện đời sống dân cư và cung cấp hàng xuất khẩu.

Đối với nước ta, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, có lực lượng lao động dồi dào, diện tích đất đai rộng lớn và đa dạng, sản phẩm rau quả ngày lại được tiêu dùng lớn nhất, cho nên đây là ngành kinh tế quan trọng góp phần rất lớn trong quá trình phát triển đất nước. Nhờ thực thi chính sách hướng về xuất khẩu, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong xuất khẩu rau quả, đưa xuất khẩu rau quả trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Là một doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam, Tổng công ty Rau quả, nông sản (VEGETEXCO) trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh doanh xuất khẩu rau quả, góp phần nâng cao vị thế xuất khẩu rau quả của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, công tác xuất khẩu rau quả của Tổng công ty còn có một số hạn chế và kết quả thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của một nước có lợi thế phát triển nông nghiệp như nước ta. Để phát triển tốt những tiềm năng sẵn có đòi hỏi Tổng công ty Rau quả, nông sản cần phải có kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài, và xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu rau quả, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Tin tức và sự kiện (2007).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Nâng cao năng lực cạnh tranh hang nông lâm sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Thương mại (2007), Chương trình quốc gia phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả tươi.

5. Bộ Thương mại, Đề án phát triển xuất khẩu rau, quả đến 2010

6. Bộ Thương mại (2005), Thị trường xuất-nhập khẩu rau quả, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định (1999), Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Hoàng Tuyết Minh, Trần Minh Nhật, Vũ Tuyết Lan (2000), Chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Nhã (2000), Đẩy mạnh phát triển rau quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)

11. Tạp chí Thương mại, tạp chí Kinh tế đối ngoại (2007)

12. Tổng công ty Rau quả Việt Nam, Dự án phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến năm 2000 và 2010.

13. Tổng công ty Rau quả, nông sản, Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động 1988-2002.

14. Tổng công ty Rau quả, nông sản, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2000-2006.

15. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.


16. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (2002), Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.

17. http://agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=2426 (07/02/2007),

Ngành rau quả với bài toán giá và chất lượng sản phẩm.

18. http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=3677 (30/06/2007), Việt Nam khuyến khích xuất khẩu rau, quả và hoa tươi.

19. http://www.nongthon.net/apm/modules.php?name=News&file=article&si d=2013 (24/03/2006), Liên kết sản xuất trái cây xuất khẩu.

20. http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=10&LangID=1&tabID

=2&NewsID=724 (15/01/2007), Châu Á, thị trường xuất khẩu hàng rau quả chủ lực của nước ta.

21. http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=10&LangID=1&tabID

=5&NewsID=726 (15/01/2007), Đài Loan, thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam trong năm 2006.

22. http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=10&LangID=1&tabID

=2&NewsID=512 (28/12/2006), Thị trường xuất khẩu hàng rau quả ngày càng được mở rộng.

23. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?ID=56755 &CatalogID=1998 (19/09/2007), Cần nâng cao năng lực cạnh tranh của cây ăn trái Việt Nam trong xuất khẩu.

24. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID

=1998&ID=50694 (31/05/2007), Cửa ngõ cho trái cây vào thị trường khó tính.

25. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID

=1998&ID=51753 (20/06/2007), Giá rau quả Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.

26. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID

=1998&ID=47317 (06/02/2007), Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2006 tăng 10%.


27. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID

=1998&ID=56005 (05/09/2007), Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2007.

28. http://vegetexcovn.com.vn/

29. http://www.vietrade.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view& id=3458&Itemid=226 (29/08/2007), Ngành rau quả Việt Nam trong quá trình hội nhập.

30. http://www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=111746 (24/09/2007), Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2010 đạt 700 triệu USD.

31. http://www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=98640 (24/09/2007), Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng qua các năm.

Điểm mạnh

Đặc điểm khí hậu đa dạng và thích hợp cho sản xuất rau quả

Sản phẩm phong phú

Hỗ trợ từ Chính phủ

Lợi nhuận thu được cao hơn sản xuất cây lương thực

Cầu trong nước lớn, đặc biệt là đối với rau quả tươi

Điểm yếu

Thiếu các hiệp định thương mại song phương

Thiếu SPS với các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc

Chất lượng thấp và không đồng đều

Thiếu nguyên liệu cho chế biến

Chưa có thương hiệu mạnh

Phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại kém

Thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo

Cơ sở hạ tầng kém

Các hộ chế biến lạc hậu và nhỏ

Chưa có giám sát kỹ thuật và hệ thống kiểm duyệt

Không có khu vực tập trung chuyên canh

Tû lÖ bÖnh cđa rau qu¶ cao

Cơ hội

Cầu thị trường trong nước và thế giới tăng

Chương trình hỗ trợ lớn từ Chính phủ

Gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore

Đất thích hợp cho sản xuất hoa quả còn có thể mở rộng

Năng suất chế biến còn lớn

T¨ng ®Çu t• cho khoa häc kü thuËt cđa ChÝnh phđ

Thách thức

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác (Thái Lan) trên cả thị trường trong và ngoài nước

Xuất khẩu sang thị trường chính (Trung Quốc) giảm

Thiên tai (hạn hán, lũ lụt)

Sö dông qu¶ møc thuèc trõ s©u vµ ph©n bãn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 12


Phụ lục - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của xuất khẩu rau quả


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM

................................................................................................................................3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RAU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3

1.1.1. VỊ TRÍ CỦA RAU QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 3

1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA RAU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 4

1.1.3. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU RAU QUẢ 5

1.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM 8

1.2.1. THUẬN LỢI 8

1.2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 8

1.2.1.2. LAO ĐỘNG 9

1.2.1.3. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 10

1.2.1.4. CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 11

1.2.2. KHÓ KHĂN 12

1.2.2.1. KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN RAU QUẢ 12

1.2.2.2. SỰ HẠN CHẾ TRONG VIỆC XÂM NHẬP, TẠO LẬP VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 13

1.2.2.3. TỔ CHỨC THU MUA 13

1.2.2.4. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ 13

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM 14

1.3.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 14

1.3.2. NHÓM HÀNG, MẶT HÀNG XUẤT KHẨU 19

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022