Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp


+ Hệ số các khoản phải thu



Hệ số các khoản phải

thu


Các khoản phải thu

=

Tổng tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh - 5


Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

+ Hệ số các khoản phải trả:



Các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải trả

=


Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn nguồn vốn đi chiếm dụng.

+ Hệ số thu hồi nợ (Số vòng thu hồi nợ):



Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hệ số thu hồi nợ

=


Các khoản phải thu bình quân

Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ. Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.

+ Kỳ thu hồi nợ bình quân:

Kỳ thu hồi nợ bình quân



Hệ số thu hồi nợ

Thời gian trong kỳ báo cáo

=


Trong đó, thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (kỳ báo cáo theo tháng), 90 ngày (kỳ báo cáo theo quý), 360 ngày (kỳ báo cáo theo năm)

+ Hệ số hoàn trả nợ:



Gía vốn hàng bán

Hệ số hoàn trả nợ

=


Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan.

+ Kỳ trả nợ bình quân:




Thời gian trong kỳ báo cáo

Kỳ trả nợ bình quân

=

Hệ số hoàn trả nợ


Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.

Khi đánh giá tình hình công nợ, sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu trên bảng phân tích tình hình công nợ giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Đồng thời, căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp trong kỳ.

1.2.3.2.9. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời gian phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng nhóm hệ số khả năng thanh toán.

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:


Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời


Tài sản ngắn hạn

=

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán tạm thời ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoản thời gian 12 tháng. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về mặt tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp lại trong việc trả nợ. Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy để đánh giá đúng đắn hệ số này, cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khác nhau.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh


Hệ số khả năng thanh

toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

=

Nợ ngắn hạn


Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Đây là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Do vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời


Hệ số khả năng thanh

toán tức thời

Tiền + Các khoản tương đương tiền

=

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp. Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi.

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay


Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

=

Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết rằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng, do đó, chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp.


1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích hoạt động tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề về điều kiện so sánh, gốc so sánh, các dạng so sánh.

Phương pháp phân chia

Phương pháp này được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý trong từng thời kỳ. Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức sau:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó;

- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển;

- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu.

Phương pháp liên hệ, đối chiếu

Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần... Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan.


Phương pháp phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp Dupont: dựa trên cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu phân tích hoạt động tài chính phức tạp. Mỗi chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, khi tỷ số tài chính tăng hay giảm tùy thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó. Mặt khác, mỗi tỷ số tài chính còn ảnh hưởng bởi các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan và quan hệ nội tại của các hoạt động tài chính mà nó phản ánh. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ của mỗi tỷ số tài chính với những nhân tố ảnh hưởng đến nó theo một trình tự logic, chặt chẽ và nhìn rõ ràng hơn các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để có cách thức tác động vào từng nhân tố một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còn gọi là phương pháp loại trừ bởi vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các giả định khác nhau. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp cân đối.

Phương pháp dự đoán

Phương pháp dự đoán được sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai; trong đó, phương pháp hồi quy được sử dụng khá phổ biến. Theo phương pháp này, các nhà phân tích sử dụng số liệu quá khứ, dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn


ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Thuật ngữ toán gọi là sự nghiên cứu mức độ tác động của một hay nhiều biến độc lập (biến giải thích) đến một biến số gọi là biến phụ thuộc (biến kết quả). Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy. Dựa vào phương trình hồi quy người ta có thể giải thích kết quả đã diễn ra, ước tính và dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Phương pháp hồi qui thường được sử dụng dưới dạng hồi quy đơn, hồi quy bội để đánh giá và dự báo kết quả tài chính của doanh nghiệp.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Quan điểm, cách thức của nhà quản trị DN

Phân tích tình hình tài chính của DN sẽ chịu ảnh hưởng bởi quan điểm và cách thức quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Quan điểm của nhà quản lý doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp và quy trình phân tích tình hình tài chính của DN. Nếu nhà quản trị coi nhẹ công tác phân tích tình hình tài chính của DN thì doanh nghiệp sẽ không phân tích phục vụ cho việc ra quyết định hoặc nếu có phân tích tài chính để phục vụ quản trị thì nội dung phân tích không nhiều hoặc không sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản trị ra quyết địnhthì công tác phân tích tình hình tài chính sẽ không có hiệu quả. Chính vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp cần có quan điểm rõ ràng và nhất quán về việc sử dụng công cụ phân tích trong việc ra quyết định quản trị từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích tình hình tài chính

Đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích tình hình tài chính tại DN có ảnh hưởng quan trọng đến công tác phân tích tình hình tài chính của DN, bởi vì bản thân chính họ làm công tác phân tích tình hình tài chính. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phân tích sẽ giúp họ có các quyết định đến nội dung và chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích tài chính phù hợp và toàn diện. Nếu được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, thường xuyên dự các lớp tập huấn về chế độ kế toán, học các chuyên đề về phân tích tài chính doanh nghiệp thì việc vận dụng các nội dung, chỉ tiêu phân tích cũng


như các phương pháp phân tích sẽ khoa học, đầy đủ và sát thực hơn và kết quả phân tích cho giúp cho chủ thể quản lý ra quyết định tài chính phù hợp và nag lại hiệu quả cao.

- Nguồn tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính

Nguồn tài liệu có ảnh hưởng đến chất lượng và nội dung phân tích tình hình tài chính. Nếu nguồn tài liệu không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến nội dung phân tích tình hình tài chính, nếu nguồn tài liệu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phân tích và ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý tài chính tại doanh nghiệp.

- Về mô hình tổ chức quản lý và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiêp

Đặc thù hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của công ty và từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chủ thể quản lý nhất là chủ thể quản lý của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần được quan tâm và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là công cụ giúp cho chủ thể quản lý giải quyết được những vấn đề nói trên.

- Về chính sách quản lý vốn của các doanh nghiệp

Chính sách quản lý vốn là một trong những nhân tố tác động đến tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Chính sách quản lý vốn sẽ tác động đến việc sử dụng vốn trong công ty và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi chính sách quản lý vốn trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi chính sách quản lý vốn của DN sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nội dung phân tích như phân tích chính sách đầu tư của DN cũng như phân tích tốc độ luân chuyển vốn...

- Hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật:

Phân tích tình hình tài chính của DN sẽ đạt hiệu quả cao nếu có áp dụng các phần mềm chuyên biệt về Phân tích tài chính. Sự cạn thiệp của các phương tiện kỹ thuật sẽ giúp cho công tác phân tích tình hình tài chính trongdoanh nghiệp có hiệu quả cao.


1.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Chính sách của Nhà nước

Chính sách tài chính quốc gia là chính sách của nhà nước về sử dụng các công cụ tài chính bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính - tiền tệ của Nhà nước phù hợp với đặc điểm của đất nước trong từng thời kỳ nhằm bồi dưỡng, khai thác, huy động và sử dụng các nguồn tài chính đa dạng phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia trong thời kỳ tương ứng. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DN là tổng thể các quan điểm, chủ trương, mục tiêu và các công cụ tài chính của Chính phủ có ảnh hưởng đến quá trình huy động, phân phối và sử dụng nguồn tài chính của các DN nhằm mục tiêu phát triển các DN, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Trong thời gian vừa qua, nhiều chính sách tài chính hỗ trợ DN đã được ban hành và triển khai thực hiện.

- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các DN đứng trước nhiều thách thức gay gắt đòi hỏi phải tăng cường năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, sau một thời gian cải cách và mở cửa, môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được cải thiện và thuận lợi cho sự phát triển của các DN.

- Yếu tố xã hội

Dịch COVID-19 bắt đầu từ Trung Quốc và đã trở thành đại dịch toàn cầu, nhiều biện pháp ngăn chặn phòng ngừa dịch bệnh đã được các quốc gia triển khai trong 2 năm qua nhưng dịch vẫn diễn biến phức tạp, vắc xin ngừa COVID-19 cũng như khả năng tiếp cận vắc xin này đối với nhiều quốc gia còn rất mù mịt. Khả năng phục hồi kinh tế trên toàn cầu diễn ra không đều và còn chậm ở các thị trường là các đối tác lớn của Việt Nam như Mỹ, EU... Những yếu tố nêu trên, có thể tác động tiêu cực diẫn tới những rủiiroirấtilớn tăng chi phí sản xuất...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023