Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 13


những đặc điểm văn hoá, dân tộc, đạo đức của đất nước. Chúng ta có thấy rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải linh động, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống

Thứ tư, người lãnh đạo quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Người lãnh đạo doanh nghiệp cần nỗ lực để tối đa hóa các điểm mạnh và bù lấp cho các điểm yếu. Hiểu rõ và điều chỉnh được phong cách chiếm ưu thế của mỗi người là một chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng hơn là khả năng nhận biết và hài hòa với các phong cách lãnh đạo của người khác mà chúng ta làm việc cùng. Bên cạnh đó người lãnh đạo quản trị các doanh nghiệp cần chú trọng phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của các thành viên công ty. Họ nên có sẵn bảng liệt kê những ưu, khuyết điểm của nhân viên và của chính bản thân. Ai cũng có thể phạm sai lầm, nên đừng vội phê bình nhân viên khi họ mắc lỗi mà hãy hỏi họ đã học được gì từ sai lầm vừa phạm phải. Khai thác điểm mạnh, hạn chế và khắc phục dần sự non kém của đội ngũ nhân viên sẽ giúp con đường đi đến thành công của doanh nghiệp ngắn hơn.

Thứ năm, người lãnh đạo nên luôn giữ một thái độ chuyên nghiệp công tư rõ rang, thực hiện quản lý công khai, cởi mở. Tất cả những tiêu chuẩn của công việc phải được minh bạch hóa. Khi công khai tất cả những tiêu chuẩn này, một mặt tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự do sáng tạo, đổi mới bản thân nhằm đạt năng suất cao nhất,


mặt khác sẽ thuận lợi trong việc đánh, giá quản lý nhân viên khiến cho nhân viên sẽ có niềm tin tưởng vào lãnh đạo cũng như doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cần có những quyết định rõ ràng, hợp lý nhưng phải linh hoạt trong tất cà các trường hợp. Có như vậy mới thực sự thuyết phục được nhân viên, khiến họ chấp hành mà không gây ra bất mãn, lủng củng trong nôi bộ.

Thứ sáu, Người lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải hướng tới thành công chung của doanh nghiệp. Điểm mấu chốt trong tư tưởng hành động của mỗi nhà lãnh đạo chính là khao khát mang lại lợi ích cho công ty chứ không chỉ là để gây dựng danh tiếng cho bản thân mình. Đó là mục tiêu lợi nhuận chung và cũng là mục đích thể hiện năng lực cá nhân của người cầm lái. Lãnh đạo cần ý thức rõ ràng quyền lợi của mình cần gắn với quyền lợi của công ty. Hiện nay việc khan hiếm quản lý cấp cao đã khiến cho nhiều nhà lãnh đạo phải đánh trên nhiều mặt trận, vừa điều hành vừa cố vấn cho nhiều doanh nghiệp. Về ngắn hạn hay lâu dài, tình trạng này cần thay đổi để người lãnh đạo tập trung hơn trong lĩnh vực của mình. Chỉ khi người lãnh đạo gắn bó máu thịt và toàn tâm toàn ý với sự phát triển của công ty mới tạo nên sức mạnh nhất quán, một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp.


KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Cùng với sự phát triển của xã hội, tâm lý và đạo đức ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong sản xuất kinh doanh nói riêng. Bởi vậy, một doanh doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài và bền vững trong thời đại kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt và nhiều biến động như hiện nay thì việc chú trọng đến hai vấn đề này là hết sức cần thiết.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tâm lý và đạo đức kinh doanh là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Nó góp phần tạo ra nguồn lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào biết chú trọng và phát triển nó thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp cũng dần ý thức được tầm quan trọng của việc chú trọng quan tâm đến đời sống tâm lý của các đối tượng hữu quan trong kinh doanh và đạo đức đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Bởi họ biết, mở cửa thi trường, tham gia vào sân chơi lớn của thế giới có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Họ sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn có lịch sử kinh doanh lâu đời, có nền văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh vững mạnh của nước ngoài. Doanh nghiệp nào không tạo đựợc bản sắc riêng thì sẽ không thể tồn tại được.

Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 13

Đề tài đã làm rõ ở chương I những lý luận cơ bản về tâm lý và đạo đức trong kinh doanh có liên quan đến tổng quan về tâm lý và đạo đức bao gồm khái niệm và những đối tượng nghiên cứu cũng như những khía cạnh thể hiện của tâm lý và đạo đức trong kinh doanh. Qua đó phần nào giúp người đọc nắm được các nhân tố ảnh hưởng cũng như vai trò của tâm lý và đạo đức trong kinh doanh trong mối tương quan đến văn hóa, đến sản xuất và phát triển xã hội.

Trong chương II, khi phân tích những đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, người viết đã giới hạn đối tượng nghiên cứu, đó là phân tích thực tiễn với hai đối tượng hữu quan trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (người lao động và người lãnh


đạo doanh nghiệp). Trong chương này, người viết đã đưa ra những nhận xét khái quát về những đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của người lao động cũng như người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, người viết cũng đi sâu phân tích và tìm hiểu thực tế về những yếu tố chi phối tâm lý người lao động như nhu cầu, nguyện vọng, năng lực, tình cảm, thái độ và ý chí... và những khía cạnh chi phối tâm lý của người lãnh đạo như phong cách lãnh đạo, năng lực, uy tín và nhân cách người lãnh đạo kinh doanh Việt Nam. Sau đó, người viết tiếp tục phân tích những khía cạnh đạo đức của hai đối tượng hữu quan-người lao động và nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, chương II đã làm rõ được phần nào thực trạng tâm lý và đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua.

Trên cơ sở những phân tích của chương II, chương III người viết cũng xin đưa ra một số xu hướng về tâm lý và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó người viết muốn đề xuất một số ý kiến nhỏ đối với việc phát triển tâm lý và đạo đức của người lao động cũng như người lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tăng tính tích cực của việc ứng dụng tâm lý vào trong hoạt động sản xuất KD.

Đề tài nghiên cứu này không có tham vọng đi sâu vào phân tích cũng như đưa ra các giải pháp thực sự hiệu quả để giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng phát triển tâm lý trong kinh doanh cũng như xây dựng đạo đức kinh doanh vững mạnh mà nó chỉ có giá trị tham khảo rất nhỏ. Người nghiên cứu chỉ hy vọng đề tài này phần nào có thể giúp đỡ những ai quan tâm đến vấn đề này một nền tảng kiến thức cơ bản nhất.

Với khả năng và trình độ hạn chế, chắc chắn khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục sách tham khảo

[1]. TS. Dương Thị Bích Liễu. GV ĐH KTQDHN. “ Văn hóa kinh doanh”. NXB Kinh tế quốc dân 2008.

[2]. PGS. TS Đỗ Văn Phúc, GV ĐH BKHN. “Tâm lý trong quản lý kinh doanh”. NXB Khoa học và kĩ thuật 2004.

[3]. TS. Lê Văn Thái và ThS. Đặng Thị Lan, GV ĐH Ngoại Thương HN. “ Tâm lý và đạo đức trong kinh doanh”. 2004.

[4]. GS. Mai Hữu Khuê; PTS. Đinh Văn Tiền. Tâm lý học ứng dụng trong quản lý kinh doanh. NXB Chính trị Quốc Gia 1997.

[5]. Nguyễn Đình Xuân. “Tâm lý học quản trị kinh doanh”. NXB Chính trị Quốc Gia 1996.

[6]. PGS. PTS Nguyễn Cao Thường, Bộ môn tâm lý học - xã hội học ĐH KTQD. „Tâm lý học và xã hội học‟ Hà Nội 1995.

[7]. TS. Nguyễn Mạnh Quân. „Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.‟ NXB Lao động xã hội 2004.

[8]. Paul Albou . „Tâm lý học kinh tế‟. NXB Khoa học xã hội 1997.

[9]. GS. Phạm Tất Dong, GV ĐH KHXHVNV. „Tâm lý học quản lý.‟ NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1997.

[10]. Philip Kotler. „Quản trị Marketing.‟ NXB Thống kê 2006.

[11]. TS. Phạm Công Đoàn. „Tâm lý học quản trị doanh nghiệp .‟ NXB Thống kê 1998.

[12]. Thế Nghĩa „Tư duy mới trong kinh doanh ( Quản lý thế hệ thứ tư ) .‟ NXB Thống kê Hà Nội 1998.

[13]. Trần Quốc Dân . „Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia 2003.


[14]. GS. TS. Trần Minh Đạo. „ Giáo trình Marketing căn bản. NXB Đại học kinh tế quốc dân 2006.

[15]. PTS. Vũ Đức Đán. „Tâm lý học quản lý .‟ NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1997. [16]. PGS. TS. Phạm Cao Thường “ Tâm lý học và xã hội học đại cương”. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 1997.

[17]. Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại Thương. “Giáo trình Marketing lý thuyết”. NXB Giáo dục 2000.

II. Danh mục các bài báo và trang web

[18]. PGS. TS. Phạm Duy Đức “ Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay” 2008 http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Lanh- dao/Dao_duc_doanh_nhan_Viet_Nam_hien_nay/

[19]. Minh Tiến “ Đạo đức kinh doanh suy giảm” – Báo Tuổi trẻ cuối tuần 2008 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=237274&ChannelID=119 [20]. Theo báo Tuổi trẻ “ Quản trị nhân sự – Tránh sai lầm trong việc sử dụng lao động ở các doanh nghiệp nhỏ” – 2008

http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-30114.htm [21]. “ Những đặc điểm của người Việt Nam” – 2007 http://vuisongtinyeu.net/forum/lofiversion/index.php/t1782.html

[22]. Mai Anh “ Nắm bắt tâm lý nhân viên” – Báo Doanh nhân 2008 http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Quan- ly/Nam_bat_tam_ly_nhan_vien/

[23]. Trang web Tâm lý học và bạn “ Đặc điểm tâm lý cơ bản của người lao động” – 2008

http://www.tamlyhoc.net/forum/index.php?topic=213.0

[24]. TS. Nguyễn Công Phú – ThS. Trần Nam Trung “ Bí quyết lãnh đạo trong doanh nghiệp” – 2008


http://www.apave.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=105&catid=327&di stid=81

[25]. “ Những đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam” – Trang web của cộng đồng Ceo thành phố HCM

http://www.ceohcm.com/phat-trien/nh%E1%BB%AFng-d%E1%BA%B7c- di%E1%BB%83m-chung-c%E1%BB%A7a-doanh-nghi%E1%BB%87p- vi%E1%BB%87t-nam-2/

[26]. GS.TS. Phạm Tất Dong “ Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam– Tạp chí cộng sản 2008 http://tieuhocdanghai.com/news/Default.aspx?iid=2369&AspxAutoDetectCookieSupp ort=1

[27]. Ngọc Hằng “ Nguồn nhân lực Việt Nam thừa mà vẫn thiếu”- Báo Dân trí 2008 http://72.14.235.132/search?q=cache:p4d4- 9PxVbUJ:www.vieclambank.com/news_detail.php%3Fid%3D20070102181932+&hl= vi&ct=clnk&cd=2&gl=vn

[28]. Vân Lam “ Để trỏ thành nhà quản lý tận tâm” – Tạp chí nhà quản lý 2008 [29]. “ Bệnh của lao động trẻ” – Theo báo Dân trí http://72.14.235.132/search?q=cache:p4d4-

9PxVbUJ:www.vieclambank.com/news_detail.php%3Fid%3D20070102181932+&hl= vi&ct=clnk&cd=2&gl=vn

[30]. Nguyễn Vạn Phú “ Thực chất văn hóa doanh nghiệp” – Báo Tia sáng 2006

[31]. Trần Hữu Quang. Đi tìm những yếu tố tâm lý xã hội cản trở tinh thần khởi nghiệp. Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Số ra ngày 1/1/2004.

[32]. Hồng Khánh (theo Vnexpress.net). Nhiều doanh nghiệp trốn kí hợp đồng lao động. Thứ 6-17/11/2006

[33]. Nguyên Nhân Các Vụ Đình Công ở Việt Nam Là Do Lương Thấp Và Giới Chủ Cư Xử Tệ Bạc, Bất Công. 20/04/2007

http://www.vnn-news.com/breve.php3?id_breve=8816


[34]. Đặng Vỹ. 10 năm, hơn 1.000 vụ đình công. 24/07/2006 http://vietnamnet.vn/kinhte/thuongnhan/2006/07/594194/

[35]. Yến Trình- Hồ Văn (Theo Tuổi trẻ). Đình công: giọt nước lại tràn ly. 18/01/2008

http://vietbao.vn/Viec-lam/Dinh-cong-giot-nuoc-lai-tran-ly/40239287/267/

[36]. Nguyễn Châu Hà. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - vấn đề còn nguyên tính hấp dẫn. 04/01/2008

http://saga.vn/Vanhoadoanhnghiep/9582.saga

[37]. TS. Phạm Văn Thổ. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tài liệu tập huấn văn hóa doanh nghiệp do Trung tâm quốc tế về đào tạo và quản lý kinh tế tổ chức 6/2003

[38]. Lạc Trung (theo VTC). Doanh nghiệp “ma” có đất sinh sôi. 07/09/2007 http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep-ma-co-dat-sinh-soi/75164555/176/

[39]. Môi trường kinh doanh Việt Nam 2007- tốt nhất từ trước đến nay.

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns071211091405

?b_start:int=5

[40]. PGS.TS. Trần Ngyên Việt “ Tìm chuẩn mới cho trách nhiệm xã hội của các DN VN” – Báo Thể thao – Văn hóa 1/ 2009

[41]. “ Mười kim chỉ nam cho các lãnh đạo trẻ 2009” – Tạp chí quản lý 2008 http://www.ptc.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=231:cong- in-ca-ban-ch-huy-phong-chng-lt-bao-b-thong-tin-va-truyn-thong-s-10pclb- btttt&catid=17:ptc-tintuc&Itemid=40

[42]. Masso Group “ Kinh nghiệm lãnh đạo cho doanh nghiệp” – 2006 http://www.massogroup.com/cms/content/view/641/290/lang,en/

[43]. Phạm Công Nhất “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”- Số 7 Tạp chí Cộng Sản 2008 http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=14455070

[44]. Nguyễn Trí Đạt. “ Nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ WTO”. 2008 http://www.saga.vn/Sukiendoanhnghiep/Nghiencuutinhhuong1/6446.saga [45]. Việt Báo. “ Đi tìm hình ảnh CEO trong thế giới phẳng” 2008

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí