Vai Trò Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Nền Kinh Tế Hiện Nay


mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và các công trình mới.


b. Mục đích sử dụng vốn

Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia tín dụng thành 2 loại:

­ Tín dng sn xut và lưu thông hàng hóa: là hình thức cấp tín dụng lấy đối tượng thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng để làm cơ sở cấp tín dụng như các nhà doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nó được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

­ Tín dng tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.

d. Mức độ tín nhiệm

Theo căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại:

­ Cho vay có bo đảm: Là hình thức cấp tín dụng có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra làm đảm bảo cho khoản nợ vay. Hình thức này áp dụng đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Tuy nhiên, khách hàng vay không có bảo đảm sẽ được nhận khoản vay khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

 Có dự án đầu tư, hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ, hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

 Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang - 3

 Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của TCTD nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trả nợ trước thời hạn nếu không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài sản.

­ Cho vay không có bo đảm: là hình thức cấp tín dụng với khách hàng của

ngân hàng mà không cần khách hàng phải bảo đảm bằng tài sản hoặc không qua

người bảo lãnh. Hình thức này chỉ áp dụng với các khách hàng có uy tín cao với ngân hàng, thường là các khách hàng truyền thống của ngân hang.


e. Phương pháp hoàn trả

Dựa theo tiêu thức này tín dụng được chia 2 loại:

­ Cho vay có thi hn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Đối với loại cho vay này khách hàng có thể trả nợ trước hạn, ngân hàng được quyền thu lãi toàn bộ kì hạn trả nợ theo hợp đồng trừ trường hợp có những thỏa thuận khác.

­ Cho vay không có thi hn: cụ thể là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu người đi vay tự nguyện trả nợ bất kì lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

1.2.3. Vai trò của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế hiện nay

Điều hoà vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế. Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa những người có vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với những người cần vốn để mở rộng kinh doanh, tiêu dùng…. Trên cơ sở huy động nguồn vốn trong dân cư hay đi vay các tổ chức kinh tế khác ngân hàng tiến hành cho vay với các cá nhân, tổ chức kinh tế đang cần vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu thiếu vốn. Nhờ nguồn vốn mà ngân hàng cho vay doanh nghiệp không những đảm bảo quá trình sản xuất mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường. Từ đó các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy

nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. Như vậy, tín dụng ngân hàng đã biến các

phương tiện hoạt động có hiệu quả, thu hút nhanh chóng các vật tư những tiềm năng sẵn có khác vào sản xuất.

lao động,

Tín dụng ngân hàng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu muốn khuyến khích ngành nghề hay thành phần kinh tế nào phát triển, ngân hàng sẽ thực hiện ưu đãi tín dụng với ngành nghề hay khu vực đó. Từ đó ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đó dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng,

trở

thành đòn bẩy để

giúp ngành nghề

đó phát triển.Để

thực hiện được việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục đích đã định, các nhà ngân hàng cần phải nghiên cứu và thực thi chính sách tín dụng phù hợp để có thể tác động vào quá


trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này đang là một vấn đề hết sức quan trọng ở nước ta, trong tình trạng cơ cấu kinh tế hiện nay còn nhiều bất hợp lý. Đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta cần phải có những biện pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch bởi ở nước ta tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm quá lớn trong khi tỷ trọng các ngành khác còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Để làm được điều này chính sách tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng, chú trọng vào công tác tín dụng như vậy sẽ là một biện pháp để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Kích thích tính năng động linh hoạt cuả các doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, khi thông tin và công nghệ thông tin thay đổi liên tục và phát triển một cách rất nhanh chóng, các doanh nghiệp luôn luôn đứng trước yêu cầu cần phải thay đổi cho phù hợp nhu cầu của thời đại. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi máy móc, kỹ thuật thay nâng cấp nhà xưởng, đổi mới sản phẩm…và ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn trung và dài hạn tốt nhất cho các doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để đổi mới kích thích tính năng động của doanh nghiệp. Không chỉ

vậy, tín dụng ngân hàng còn thường xuyên bổ xung vốn lưu động cho doanh

nghiệp trong quá trình hoạt động giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội đầu tư.

Tín dụng ngân hàng giúp tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Qua đó tín dụng ngân hàng giúp Nhà nước tăng cường quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua tín dụng, ngân hàng huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, thực hiện cho vay, đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà không cần phát hành thêm tiền mặt. Qua đó, ngân hàng còn thực hiện được nhiệm vụ điều hoà vốn giữa các vùng các ngành, các thành phần kinh tế qua đó việc quản lý, lưu thông tiền tệ sẽ được thực hiện tốt hơn. Hoạt động tín dụng càng mở rộng

thì càng hạn chế phương thức thanh tóan dùng tiền mặt do ngân hàng sử dụng

phương thức chuyển khoản, L/C ... từ đó giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế, mối quan


hệ giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được mở rộng và phát triển đa dạng cả về chiều rộng và chiều sâu. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển trên thế giới trong đó có nước ta. Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế, tăng cường các quan hệ đối ngoại do đó đầu tư vốn tín dụng thúc đẩy xuất khấu hàng hoá là mối quan tâm của

các ngân hàng trong tình hình hiện nay. Ngân hàng với tư

cách là tổ

chức kinh

doanh tiền tệ, thông qua hoạt động cho vay sẽ trở thành nền tảng, là người cung cấp vốn cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Từ đó ngân hàng sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy quá trình mở rộng và giao lưu kinh tế quốc tế, là phương tiện nối liền nền kinh tế các nước.

Qua đó ta thấy, tín dụng ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, là phương tiện, công cụ Nhà nước không chỉ có thể sử dụng để quản lý, kiểm soát mà còn sử dụng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, thực hiện các chủ trương của Nhà nước.


1.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động tín dụng trong Công ty tài chính ở trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tại Mỹ

Các công ty tài chính tại Mỹ được xếp vào loại hình các tổ chức tài chính phi Ngân hàng cùng với các quỹ tương hỗ, quỹ tương trợ thị trường tiền tệ...

Công ty tài chính huy động vốn bằng cách phát các cổ phiếu và trái phiếu... dùng số tiền huy động được để trả cho vay người tiêu dùng, thường là món nhỏ

để có tiền mua sắm đồ

đạc gia đình, xe hơi, tu

ổ nhà... và cho vay các doanh

nghiệp nhỏ. Quá trình trung gian tài chính của các công tyt ài chính tại Mỹ mô tả như sau: họ đi vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ ­ một quá trình khác với các ngân hàng thương mại ­ các ngân hàng thương mại thu hút những món tiền nhỏ và sau đó thươòng cho vay những món tiền lơn. Có ba loại công ty tài chính sau:

­ Công ty tài chính tiêu dùng: là công ty tài chính cho người tiêu dùng vay để

mua những hàng hó, đồ

vật gia đình hoặc thanh toán những món nợ

nhỏ. Nói

chung, các công ty tài chính ở Mỹ cho người tiêu dùng vay vốn, khi mà người vay không có được từ những nguồn tín dụng khác và vì vậy phải chịu lãi suất cao hơn.


­ Công ty tài chính kinh doanh: Cung cấp các khoản tín dụng, đặc biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền sẽ phải thu, như các hoá đơn nợ của khách hàng, có chiết khấu. Thuộc loịa này có các công ty Factoring...

­ Công ty tài chính bán hàng: Những công ty này thường là do công ty mẹ lập ra để mở rộng thị phần bán sản phẩm. Chẳng hạn như công ty tín dụng Ford (Ford Credit Company) là một công ty tài chính của hãng sản xuất xe hơi Ford. Công ty cho vay để mua xe do hãng sản xuất, công ty tài trợ dưới mọi hình thức cho vay trả góp, cho thuê tài chính cho các hãng bán buôn, bán lẻ, cho người mua xe hoặc thuê xe của hãng Ford.

Các công ty tài chính đều cạnh tranh với ngân hang để đáp ứng yêu cầu đa dạng đa dạng của người tiêu dung.

1.3.2 Tại Pháp

Tại quốc gia này hiện có trên 1000 công ty tài chính với quy mô khác nhau nhưng phần lớn là quy mô nhỏ. Những công ty tài chính này có hai đặc điểm chung: Được thực hiện một số nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng; không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới hai năm. vì thế nên các công ty tài chính phải huy động vốn bằng cách vay trên thị thường tiền tệ, vay các ngân hàng hoặc phát hành các cổ phiếu, trái phiếu để có được nguồn vốn trung dài hạn. Hoạt động của các công ty tai chính rất đa dạng: tín dụng bất động sản tài trợ bán trả góp, cho vay uỷ nhiệm thu, thuê mua động sản, bất động sản...

Về loại hình công ty tài chính ở

dụng phong phú:

Pháp rất đa dạng với các hoạt động tín

Một số công ty tài chính có tính chất bán quốc doanh: đây là những công ty tín dụng bất động sản theo đúng nghĩa.

Công ty tài chính độc lập: như các công ty Bảo lãnh.

Một số công ty tài chính khác do một hoặc một nhóm ngân hàng lập ra thường là những công ty tài chính lớn là cánh vươn dài của ngân hàng nhất là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, tài trợ bán trả góp, quản lý tài sản cho khách hàng...

Các công ty tài chính thuộc nhóm trên bao gồm:

­ Các công ty bảo lãnh tương tế: chuyên cung cấp bảo lãnh, hiện có khoảng 250 công ty.

­ Các công ty tín dụng bất động sản: từ 180 rút xuống còn 140 công ty.

Nguồn vốn của những công ty này do mạng lưới quỹ tiết kiệm quốc gia và Quỹ


tiền gửi và ký thác cung cấp. Những công ty này không có mục đích kiếm lời mà chủ yếu hỗ trợ ngân hàng trong việc xây dựng nhà ở .

­ Các công ty bất động sản công nghiệp và thương mại: tăng từ công ty, chuyên về tín dụng thuê mua bất động sản và đầu tư nhà ở.

50 lên 80

­ Các công ty tín dụng trả chậm: cho vay bất động sản, gắn với một hệ

thống tiết kiệm riêng, có 4 công ty.

­ Công ty tài chính về năng lượng: có 23 công ty, chuyên môn hoá trong

nghiệp vụ bán ­ cho thuê nhằm hợp lý hoá sử dụng năng lượng.

­ Ngoài ra, hiện có khoảng 30 tổ chức tài chính chuyên môn có khối lươọng vốn huy động lớn chủ yếu là nguồn vốn trung dài hạn và khối lượng cho vay lớn, hoạt động trong một số lĩnh vực chuyên trách.

Tính chuyên sâu của các công ty tài chính được quy định tài quy chế đặc biệt mà các công ty tài chính phải tuân thủ. Quy chế này cũng dành cho các công ty tài chính những thuận lợi trong hoạt động nghiệp vụ trong đó có hoạt động tín dụng và được ưu đãi về thuế, về tài chính và đôi khi được sự bảo lãnh trực tiếp hoặc gián tiếp của cơ quan nhà nước.

1.3.3. Tại một số quốc gia trong khu vực


a. Tại Singapore

Công ty tai chính được thành lập từ nhữgn năm 60 những mái đến năm 1967 mới có quy định quản lý công ty tài chính. Singapore có khoảng 27 công ty tài chính trong đó là có 13 công ty tài chính thuộc sở hữu nhà nước.

Vốn ban đầu của mỗi công ty tài chính tối thiểu là 500 ngàn đô là Singapore bằng cách phát hành hành cổ phiếu thông thường và được bán cổ phiể trên thị trường chứng khoán.

Công ty tài chính được nhận tiền gửi có kỳ hạn, dùng vốn huy động được đầu tư vào nhà ở, tín dụng tiêu dùng. Từ những năm 70 công ty tài chính ở nước này được hoạt động tài trợ cho thuê, tài trợ thương mại, tài trợ dự trữ hàng tồn kho.

Công ty tài chính không được phép buôn bán ngoại tệ hoặc vàng vì dễ tham dự vào đầu tư có tính chất đầu cơ.

b. Tại Malaysia

Từ những năm 1960 đã có công ty tài chính ra đời nhưgn mãi đến năm 1969


mới có đạo luật riêng về công ty tài chính và hiện có khoảng 17 công ty tài chính.

Các công ty tài chính ở đây được thực hiện nghiệp vụ:

­ Huy động tiết kiệm có kỳ hạn mức tối thiểu là 5000 RM, với lãi suất cao hơn lãi suất của NHTM.

­ Phát hành chứng chỉ tiền gửi được chuyển nhượng, mức tối thiểu 50000 RM

­ Cho vay (cấp vốn từng phần), tín dụng thuê mua chiếm 50% tổng dư nợ của các công ty tài chính.

Dịch vụ nguồn vốn: tiền gửi có kỳ hạn một tháng đến năm năm, tiền giửu tiết kiệm có thể rút ở máy ATM.

Dịch vụ tài trợ thương mại cho các công ty: cho vay mua nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài trợ để mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay hợp vốn, cho vay bắc cầu (nhà xưởng dở dang, cho vay để hoàn tất công trình).

Dịch vụ cá nhân: tài trợ tiêu dùng, tổng mức cho vay trên một tỷ USD, cho vay cá nhân hạn mức tối đa 1000 RM.

Phát hành thẻ: thẻ nội địa, Mastercard, thẻ rút tiền tự động…

Tài trợ cho các hãng buôn ô tô: chiết khấu, cho các nhà buôn ô tô vay đẻ trưng bày, quảng cáo.

Công ty tài chính ở

nước này không được thực hiện một số

nghiệp vụ:

không được mở tài khoản vãng lai, không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền gửi giữa các khách hàng, không được hoạt động ngoại hối.

c. Tại Indonesia

Công ty tài chính được pháp luật cho phép thành lập từ những năm 70 với ba loại hình:

­ Công ty tài chính phát trin: tài trợ trung dài hạn, đầu tư cổ phiếu, phát hành các trái phiếu, thương phiếu ngắn hạn, chứng khoán dài hạn.

­ Công ty tài chính đầu tư: Được phát hành các trái phiếu trung hạn, dài hạn trên thị trường chứng khoán; Làm dịch vụ trong đầu tư chứng khoán và góp cổ phần vào các công ty của Indonesia và các công ty nước ngoài, tối đa 25% vốn góp công ty; Công ty tài chính tài nước này không được cho vay trực tiếp.

­ Các công ty tài chính khác: được thành lập để đáp ứng yêu cầu cần thiết của các lĩnh vực liên quan như cho vay xây dựng và mua nhà đối với nhóm


dân cư thua nhập trung bình, các công ty thuê mua.


d. Tại Thái Lan

Công ty tài chính được thành lập từ những năm 70 theo luật riêng về công ty tài chính lúc đầu có 128 công ty tai chính đến năm 1989 chỉ cón 94. Sau đó cuộc khủng hoảng tai chính tiền tệ năm 1997 đã làm các công tyài chính lầm vào tình trạng khủng hoảng vì số nợ khó đòi rất lớn, không thu hồi được.

Tuy nhiên công ty tài chính vẫn đứng vị trí thứ sau ngân hàng và được thực hiện một số nghiệp vụ:

­ Nhận tiền gửi: phát hành giấy cam kết thanh toán (promissory note). Những người tham gia gửi tiền là cá nhân, công ty tư nhân,c ác hiệp hội, các định chế tài chính.

­ Cho vay: cho Doanh nghiệp vay ngắn hạn, dài hạn.

­ Thuê mua (leasing): bất động sản, xe hơi, tiêu dùng...

­ Mua bán các loại trái phiếu, hối phiếu và các công cụ nợ khác của công ty, của chính phủ.

Công ty tài chính không được phát hành séc cho khách hàng, không được thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

e. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu hoạt động của các công ty tài chính ở trên thế giới và khu vực có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, công ty tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng tuy mới thành lập trong mấy thập kỷ qua nhưng đã phát triển khá nhanh, rất đa dạng về loại hình và phong phú vê các dịch vụ tài chính trong đó hoạt động tín dụng chiếm ưu thế và ngày càng mở rộng.

Thứ hai, hầu hết các quốc gia đều có hành lang pháp lý (luật riêng hoặc quy định riêng về công ty tài chính) tạo điều kiện mở cho các dịch vụ của công ty tài

chính phát triển nhằm đáp

ứng các nhu cầu dịch vụ

tài chính tiền tệ

cho công

chúng mà các ngân hàng không đáp ứng được, hoặc cạnh tranh với các ngân hàng thương mại ở những lĩnh vực cần chuyên sâu như đầu tư, thuê mua, trả góp, bán hàng …

Thứ ba, ở mỗi quốc gia, tuỳ theo môi trường kinh tế và các điều kiện khác công ty tài chính có các hình thức tổ chức và phương tiện hoạt động không giống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022