Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang - 1


Mục Lục


Lời nói đầu

1

Chương I : Một số vấn đề chung về hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính2 1.1. Tổng quan về Công ty Tài chính

2

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Tài chính 2

a. Khái niệm 2

b. Đặc điểm hoạt động của Công ty Tài chính 3

c. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển Công ty tài chính 4

1.1.2. Sự khác nhau cơ bản giữa Công ty Tài chính và Ngân hang thương mại 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

1.1.3. Các loại hình công ty Tài chính 8

1.1.4 Vai trò của Công ty Tài chính 10

Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang - 1

1.2. Hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính

11

1.2.1. Khái niệm và đặc thù của hoạt động tín dụng trong công ty tài chính 11

a. Khái niệm hoạt động tín dụng 11

b. Tính đặc thù của hoạt động tín dụng tại Công ty tài chính 12

1.2.2. Phân loại tín dụng 13

a. Thời hạn tín dụng 14

b. Đối tượng tín dụng 14

b. Mục đích sử dụng vốn 15

d. Mức độ tín nhiệm 15

e. Phương pháp hoàn trả 16

1.2.3. Vai trò của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế hiện nay 16

1.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động tín dụng trong Công ty tài chính ở trên thế giới và Việt Nam

18

1.3.1. Tại Mỹ 18

1.3.2 Tại Pháp 19

1.3.3. Tại một số quốc gia trong khu vực 20

a. Tại Singapore 20

b. Tại Malaysia 20

c. Tại Indonesia 21

d. Tại Thái Lan 22

e. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22

Chương II : Khảo sát công tác hoạt động tín dụng tại công ty Tài chính Bưu điện

24

2.1. Giới thiệu về Công ty Tài chính Bưu điện

24

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Bưu điện 25

2.1.2. Đặc điểm chức năng, mục tiêu,hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện 27

2.1.2.1. Chức năng 27

2.1.2.2. Nhiệm vụ 28

2.1.2.3. Hoạt động của Công ty 28

a. Hoạt động huy động vốn 28

b. Hoạt động tín dụng 29

2.1.2.4. Kết luận 31

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 32

2.1.3.1. Nguyên tắc tổ chức và cơ chế điều hành 32

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức 33

2.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 34

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện

38

2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tài chính Bưu điện 38

2.2.2. Khảo sát thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu Điện 39

2.2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng 39

2.2.2.2. Chất lượng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện 43

a. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 43

b. Tỷ lệ nợ quá hạn 44

c. Vòng quay tín dụng 46

d. Hiệu quả sử dụng vốn 47

2.2.3. Đánh giá Hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện 48

2.2.3.1. Ưu điểm 48

2.2.3.2. Nhược điểm 48

2.2.3.3. Nguyên nhân 56

a. Nguyên nhân khách quan 56

b. Nguyên nhân chủ quan 57

Chương III : Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại công ty Tài chính Bưu điện

59

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới

59

3.1.1. Xu hướng phát triển của nền kinh tế 59

3.1.2. Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty Tài chính Bưu điện đến năm 2015 59

3.2. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện. 61 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính, tích cực đa dạng hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn cấp tín dụng 61

3.2.1.1. Tăng quy mô vốn chủ sở hữu 61

3.2.1.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động 62

3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường khâu thẩm định và dải ngân trong qui trình tín dụng 65

3.2.3. Mở rộng quan hệ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành, tích cực tìm kiếm các đơn vị cần vốn trong ngành, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp bên ngoài VNT và cho vay tiêu dung. 70

3.2.4. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường 72

3.2.5 Một số biện pháp khác 73

3.3.Kiến nghị

74

3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước 74

3.3.2. Kiến nghị với VNPT 75

Kết luận

76

Tài liệu tham khảo

76


Lời nói đầu


Chương I : Một số vấn đề chung về hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính


1.1. Tổng quan về Công ty Tài chính


1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Tài chính


a. Khái niệm

Như chúng ta đã biết Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của các trung gian tài chính. Tuy nhiên không phải tất cả các tổ chức tài chính đều là Ngân hàng vì trong các giao dịch hàng ngày sẽ có rất nhiều các giao dịch giữa khách hàng với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính ngày càng phát triển phong phú và đa dạng trong đó các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Trong sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các công ty tài chính ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình như một định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Vậy để

lý giải cho sự

cần thiết của việc thành lập và phát triển CTTC

chúng ta cần hiểu một số khái niệm dưới đây.

Tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ­ tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán (theo điều 20 Luật các TCTD). Các tổ chức này bao gồm: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư... Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của chúng người ta phân chia các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành 3 loại:

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như các công ty bảo hiểm. Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, các quỹ đầu tư.

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác: công ty môi giới và kinh doanh


chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán.

Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về công ty tài chính, tên gọi công ty tài chính mới xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Các trung gian tài chính phi Ngân hàng trong đó có các Công ty tài chính, được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóa một số hoạt động Ngân hàng nhằm hạn chế các khiếm khuyết của các Ngân hàng thương mại và đa dạng hóa các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường.

Tại mỗi nước, tuỳ theo chính sách phát triển loại hình công ty tài chính này và việc quy định các loại nghiệp vụ hoạt động mà các công ty tài chính được phép hoạt động mà họ đưa ra những quan niệm khác nhau về công ty tài chính. Song, các công ty tài chính trên thế giới đều có những đặc điểm chung như: là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật, các nghiệp vụ kinh doanh được quy định rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp trong một số nghiệp vụ nhất định.

Ở Việt Nam đến năm 1998 khi nền kinh tế thị trường đã và đang dần được hình thành, nhu cầu vốn trong nền kinh tế đòi hỏi ngày một cao bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại có sự xuất hiện của các Công ty tài chính mới.

Điều 2 Nghị định 79/2002/NĐ­CP có đưa ra định nghĩa công ty tài chính như

sau: "Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với các

chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ và thực hiện một số

dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ

thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm".

Cho đến thập kỷ 70 có ba loại hình Công ty tài chính hoạt động phổ biến là: Công ty tài chính tiêu dùng, Công ty tài chính bán lẻ và Công ty tài chính thương mại. Từ thập kỷ 80 trở lại đây, các Công ty tài chính không ngừng thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như thuê mua, đầu tư tài chính, phát hành và kinh doanh chứng khoán…đồng thời thực hiện sáp nhập, thôn tính lẫn nhau để tạo thành các Công ty tài chính có quy mô hoạt động lớn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

b. Đặc điểm hoạt động của Công ty Tài chính

Từ việc xem xét định nghĩa về công ty tài chính, chúng ta có thể rút ra một


số đặc điểm về hoạt động của công ty tài chính như sau:

Về huy động và thu hút vốn: Công ty tài chính được sử dụng các hình

thức huy động vốn và tài sản như một ngân hàng tín thác, chủ yếu là các loại tiền gửi có kỳ hạn, nhất là các loại tiền gửi có kỳ hạn dài, các tài sản có tính chất cất

giữ, không xác định được ngay chủ sở hữu và không có nghĩa vụ hoàn trả, các

chứng thư có giá, các loại trái phiếu nợ có kỳ hạn, các báu vật và bảo vật được định giá, các bản quyền và sản phẩm mẫu được định giá được thể hiện bằng tiền trên các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn dài tại các ngân hàng (hoặc công ty tài chính). Được vay vốn trong và ngoài nước của các tổ chức, cá nhân trong một số trường hợp, được thu xếp vốn và nhận uỷ thác vốn, kinh doanh vốn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.

Về sử dụng vốn:

Công ty tài chính chủ yếu đầu tư

vào các dự

án phát

triển, tái thiết các doanh nghiệp, ngành kinh tế kỹ thuật, các công trình tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn và mang lại lợi ích quốc gia, quốc tế và các công trình về bảo vệ, duy trì và phát triển môi trường sinh thái của quốc gia, khu vực.

Về dịch vụ ngân hàng: Công ty tài chính được thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng trừ việc phát hành cho khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán và thanh toán vãng lại ­ liên ngân hàng (thanh toán bù trừ).

Vậy đặc điểm nổi bật là: Công ty tài chính chủ yếu huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư vào một số lĩnh vực chuyên môn hoá mà họ có lợi thế để giảm áp lực cạnh tranh từ phía ngân hàng.

c. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển Công ty tài chính

Có nhiều lý do về sự xuất hiện của các công ty tài chính, song nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu đa dạng về các loại dịch vụ tài chính tiền tệ trong quá trình phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có các tổ chức tài cính thích hợp. Loại hình công ty tài chính ra đời làm cho hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ ngày càng phong phú, linh hoạt. Mặt khác, sự xuất hiện của loại hình công ty tài chính nhằm khắc phục những hạn chế về mặt pháp luật đối với hoạt động của các ngân

hàng (không được mở

rộng các dịch vụ

tài chính ngân hàng sang các lĩnh vực

khác). Do hệ thống ngân hàng không thể đáp ứng được hết các nhu cầu to lớn và đa dạng về vốn đầu tư, nhiều sân bãi còn bỏ trống đòi hỏi có những tổ chức thích hợp có mặt, với quy mô nhỏ hoặc trung bình, không cần nhiều chi nhánh mà vẫn


đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Một trong những tổ chức tài chính đó là các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đặc biệt trong một số ngành kinh tế then chốt hình thành các Tổng công ty (tập đoàn kinh doanh). Do vậy công ty tài

chính ra đời góp phần thúc đẩy ngày một nhanh sợ nước.

phát triển nền kinh tế

đất

Tóm lại, công ty tài chính ra đời vì:

Thnht, việc thành lập và phát triển công ty tài chính nhằm tìm kiếm các nguồn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế đặc biệt trong các Tổng công ty trên cơ sở triển khai đồng bộ các hình thức huy động vốn trong nội bộ Tổng công ty, trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Thhai, việc thành lập và phát triển công ty tài chính nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn vốn huy động, hoàn trả lãi vốn và lãi đúng hạn, đảm bảo sự cân đối vững chắc và linh hoạt về hoạt động tài chính thông qua việc điều hành vốn linh hoạt, gắn liền với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tham gia thị trường tiền tệ, thị trường vốn.

Thba, công ty tài chính ra đời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công trình, dự án đầu tư thông qua việc đầu tư vốn đúng định hướng phát triển, đúng công trình và dự án.

Thtư, công ty tài chính ra đời làm phong phú loại hình trung gian tài chính, khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển các công ty tài chính đặc biệt công ty tài chính thuộc tổng công ty sẽ là trung gian tài chính đáng tin cậy cho các công ty thành viên tham gia thị trường chứngkhoán nhất là khi họ không đủ khả năng để trực tiếp tham gia.

1.1.2. Sự khác nhau cơ bản giữa Công ty Tài chính và Ngân hang thương mại

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, đặc biệt là với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong vài năm trở lại đây, công ty tài chính không còn là khái niệm xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa công ty tài chính với các công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nói chung hay ranh giới giữa tổ chức ngân hàng với công ty tài chính. Về cơ bản dưới đây là sự khác biệt giữa 2 tổ chức :

­ Bn cht và phm vi hot động: Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và


các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.

Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ

thể

là hoạt động kinh doanh tiền tệ

và dịch vụ

ngân hàng với nội dung

thường xuyên là nhận tiền gửi, sử cung ứng các dịch vụ thanh toán.

dụng số tiền này để

cấp tín dụng và

­ Mc vn pháp định: Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo

Nghị định 141/2006/NĐ­CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài

chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định

141/2006/NĐ­ CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3.000 tỷ đồng.

­ Loại hình tổ

chức hoạt động:

Nghị

định số

79/2002/NĐ­CP ngày

4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn tương thích với Luật

Doanh nghiệp hiện hành ở

Việt Nam. Theo dự

thảo sửa đổi Nghị

định

hướng dẫn của Chính phủ, quy định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí