Rừng ôn đới: khoảng 1,6 tỉ ha, ¾ thuộc các nước công nghiệp phát triển. Tính đa dạng sinh học của rừng này kém nhất, nhưng là nguồn cung cấp gỗ, nơi nghỉ ngơi, giải trí.
1.2.2.Phân bố
Rừng phân bố không đồng đều trên các Châu Lục về diện tích cũng như thể loại. Tổng cộng có 29% diện tích lục địa được che phủ bởi rừng (khoảng 3.837 triệu ha, trong đó 1.280 triệu ha-chiếm 33% diện tích rừng là rừng thông-tập trung ở miền lạnh và ôn đới, còn lại
2.257 triệu ha-chiếm 67% là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới.
Bảng 1. Sự phân chia rừng ở các khu vực
Diện tích (triệu ha) | (%) | |
Châu Âu (trừ Nga) | 136 | 3,5 |
Nga (Liên xô cũ) | 743 | 19,4 |
Bắc Mỹ | 656 | 17,1 |
Mỹ Latinh | 890 | 23,2 |
Châu Phi | 801 | 20,9 |
Châu Á | 525 | 13,7 |
Châu Đại dương | 86 | 2,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Kỳ Từ Đầu Nông Nghiệp Đến Cách Mạng Công Nghiệp
- Dân Số Với Sự Tồn Tại Và Phát Triển Của Xã Hội
- Khả Năng Phục Hồi Của Tài Nguyên Không Khí, Nước Và Đất
- Số Loài Động Vật Và Thực Vật Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng
- Diện Tích Đất Nông Nghiệp Và Đất Rừng So Với Diện Tích Đất Tự Nhiên Năm 1994 Chia Theo Vùng
- Dự Trữ Than Đá Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
1.2.3.Rừng hiện nay trên thế giới
"Lá cây là lá phổi của con người", thành ngữ này hiển nhiên được rất nhiều người biết đến, nhưng ý nghĩa thật sự thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ được. Rừng trên thế giới vẫn tiếp tục bị biến mất với tốc độ không ngờ mặc dù có những cảnh báo về hiện tượng phá rừng. Năm 1980, khoảng 15,2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá mỗi năm và có xu hướng tăng lên trong thập niên này.
Theo tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), diện tích rừng tiếp tục bị giảm nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển, khoảng giữa năm 1985 và 1995, đã mất khoảng 200 triệu ha rừng. Mặc dù, được bù đắp bởi sự tái trồng rừng, tạo những khu đất trồng rừng mới, sự tái phát triển từ từ và việc mở rộng diện tích trồng rừng ở các nước phát triển, nhưng diện tích rừng cũng mất khoảng 180 triệu ha nghĩa là khoảng 12 triệu ha/năm.
Ở các nước phát triển, việc chuyển đổi rừng không quan trọng nhưng sự suy thoái rừng lại đáng báo động.
1.2.4.Một số nguyên nhân chính của việc phá rừng
Trong thời kỳ phát triển ban đầu của các nước công nghiệp, 1/3 rừng ôn đới bị phát hoang làm nông nghiệp, lấy gỗ và củi. Nạn phá rừng hầu như không còn, diện tích rừng ôn đới nói chung đang tăng.
Phá rừng nhiệt đới chủ yếu để lấy củi. Giảm diện tích rừng ẩm để tăng đất trồng trọt. Các động cơ phá rừng hiện nay vẫn còn rất mạnh.
Tăng lợi nhuận và tiêu thụ;
Sự gia tăng dân số và nhu cầu về miền đất mới; Chính sách kinh tế không hợp lý;
Nạn tham nhũng và mua bán bất hợp pháp;
Nạn nghèo đói, và tình trạng không có ruộng đất.
1.3.Rừng ở Việt Nam
1.3.1.Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân thành các loại sau đây: Rừng phòng hộ; Rừng đặc dụng; Rừng sản xuất.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia; Khu rừng bảo tồn thiên nhiên; Khu rừng văn hóa - xã hội, nghiên cứu thí nghiệm.
Ranh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định bằng hệ thống biển báo, mốc kiên cố.
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng sản xuất được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định để sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh, nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp.
1.3.2.Hiện trạng
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái. 3/4 diện tích đất đai của nước ta (so với diện tích đất tự nhiên STN) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong cân bằng sinh thái. Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60% STN, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%.
Rừng ngập mặn với diện tích 800.000 ha có tác dụng cung cấp gỗ và than, đồng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thủy sinh.
Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích tự nhiên (rừng tự nhiên 26%, rừng trồng 4%). Tỉ lệ che phủ này còn dưới tiêu chuẩn cho phép do UB môi trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở Tây Bắc chỉ còn 13,5%, Đông Bắc 16,8%, Sơn La 9,8%, Cao Bằng 11,2%.
Về động vật sống trong rừng, nước ta có khoảng 1.000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò sát, ếch nhái … phân bố rộng rãi trên các sinh cảnh, có 28 loài động vật quý, mang tính đặc biệt nhiệt đới như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, bò xám, hổ, báo, hươu sao, hươu xạ, nai cà tông, vược, vộc cá đầu xám, vộc mũi hếch, sếu trụi cổ, cò quắm cánh xanh, rắn, trăn, rùa biển … và hiện còn phát hiện ra một số loài mới.
Theo điều tra của năm 1993, nước ta còn khoảng 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh, 2.800 ngàn ha rừng phòng hộ, 663.000 ha rừng đặc dụng). Rừng phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất ở khu vực Tây Nguyên (Đăk Lắk 1.253 ngàn ha, Gia Lai 838.600 ha), kế là miền núi Trung du phía Bắc (Lai Châu 229.000 ha) và thấp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (An Giang 100 ha).
Bảng 2. Diện tích rừng tự nhiên
Diện tích (ha) | |
Tổng diện tích rừng tự nhiên | 8.630.965 |
1. Rừng sản xuất kinh doanh (60%) | 5.168.952 |
a/ Rừng đặc sản | 16.187 |
b/ Rừng giống | 1.783 |
5.150.982 | |
2. Rừng đầu nguồn (32%) | 2.798.813 |
a/ Rừng đầu nguồn | 2.780.010 |
b/ Rừng chắn sóng | 11.801 |
c/ Rừng chắn gió | 7.002 |
3. Rừng đặc dụng (8%) | 663.200 |
Bảng 3. Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam năm 1993 (đơn vị: 1000 ha)
Đất tự nhiên | Rừng | |||
Diện tích | (%) | Diện tích | (%) | |
Cả nước | 44.314,0 | 8.630,9 | ||
Miền núi trung du phía Bắc | 8.312,0 | 18,8 | 1.688,5 | 19,6 |
Đồng bằng sông Hồng | 895,0 | 2,0 | 22,7 | 0,3 |
Khu Bốn cũ | 5.262,0 | 11,9 | 1.426,8 | 16,5 |
Duyên hải miền Trung | 5.978,0 | 13,5 | 1.490,1 | 17,3 |
Tây Nguyên | 18.736,0 | 42,3 | 3.396,7 | 39,4 |
Đông Nam bộ | 2.635,0 | 5,9 | 527,6 | 6,1 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 2.496,0 | 5,6 | 78,5 | 0,9 |
Khai thác rừng quá mức
Giữa thế kỷ 20, khoảng 60 dân tộc thiểu số là những người cư ngụ chủ yếu trong rừng núi cao. Nhiều người trong các dân tộc này dùng kỹ thuật trồng trọt rộng … điều này có thể chấp nhận với mật độ dân số thấp. Hiện nay, hơn 30% người Việt Nam, phần lớn là người Kinh, sống phụ thuộc vào các sản phẩm rừng. Mật độ dân số ở những vùng này gia tăng rất nhanh chỉ trong 15 năm.
Giai đoạn 1943-1997, diệnt ích rừng che phủ đã giảm từ 43% xuống còn 28% tổng diện tích đất tự nhiên. Mức mất rừng hiện nay khoảng 180.000-200.000 ha/năm, trong đó 30% bị chặt phá làm nông nghiệp, không có kế hoạch; 20-25% bị cháy; còn lại do khai thác gỗ, củi. Mức trồng rừng hàng năm từ 80.000-100.000 ha không bù lại được sự tổn hại do mất rừng.
Những nơi cần được bảo vệ nhất cũng là những nơi rừng bị tàn phá mạnh. Năm 1980, miền núi và trung du Bắc bộ có 3.609.800 ha (35% diện tích tự nhiên) thì đến năm 1990 chỉ còn 1.709.300 ha (17% diện tích tự nhiên). Ở miền Đông nam bộ, diện tích rừng bị giảm mạnh nhất, từ 1.138.700 ha năm 1980 (chiếm 47% diện tích tự nhiên) xuống còn 572.780 ha năm 1990 chiếm 24% diện tích tự nhiên).
Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng nằm trong tình trạng tương tự 253.800 ha năm 1980 (6,35% diện tích tự nhiên) xuống còn 179.300 ha và năm 1993 còn 3,1% diện tích tự nhiên).
Bảng 4. Diện tích rừng bị cháy và chặt phá
1990 | 1991 | 1992 | 1993 | 1994 | 1995 | |
CẢ NƯỚC (ha) | 37.775 | 20.257 | 40.209 | 21.688 | 14.436 | 25.898 |
Miền núi và trung du Bắc bộ | 6,06% | 16,22 % | 14,79 % | 13,66 % | 21,73 % | 11,21% |
Đồng bằng sông Hồng | 0,01% | 0,12% | 0,00% | 0,06% | 0,12% | 0,01% |
Khu Bốn cũ | 7,69% | 3,97% | 4,23% | 21,89 % | 1,29% | 0,54% |
Duyên hải miền Trung | 5,88% | 15,61 % | 20,90 % | 12,10 % | 6,21% | 14,97% |
Tây Nguyên | 11,41 % | 8,84% | 32,28 % | 25,49 % | 44,97 % | 48,18% |
Đông Nam bộ | 15,79 % | 21,23 % | 14,62 % | 8,86% | 0,19% | 7,39% |
Đồng bằng sông Cửu Long | 53,16 % | 34,00 % | 13,18 % | 17,94 % | 25,49 % | 17,70% |
Nạn cháy rừng
Cũng như những nước khác trên thế giới, cùng với việc khai thác quá mức, thì nạn cháy rừng trong mấy thập niên qua cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trong vòng 23 năm (1965-1988) đã có gần 1 triệu ha rừng cây gỗ và trảng cỏ tranh bị cháy. 1992-1993, ở 13 tỉnh ven biển đã xảy ra 300 vụ cháy rừng. Năm 2002, cháy lớn ở rừng U Minh thượng và U Minh hạ.
Cháy rừng không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên rừng mà còn là nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn nước, làm đất bị suy thoái, giảm nguồn sinh vật quý hiếm, gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với môi trường, khí hậu, đất đai, đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội cả nước. Giảm diện tích rừng đầu nguồn gây úng lụt, hạn hán, không điều tiết được lượng nước gây nhiều thảm họa cho dân cư vùng trung du và đồng bằng.
Chất lượng rừng suy giảm: rừng giàu 10%, rừng trung bình 23%, rừng nghèo 33% và rừng phục hồi 34%. Tỉ lệ cây bệnh mục 20-25%.
1.4.Tình hình bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới
Hội đồng liên hiệp quốc về phát triển bền vững, thống nhất đẩy mạnh trách nhiệm trong việc bảo tồn rừng, giúp cho các nước đang phát triển quản lý rừng và khuyến khích các tư nhân hình thành những quy tắc hướng dẫn để khuyến khích quản lý rừng bền vững.
Ở Việt Nam có Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 1994. Để đạt mục tiêu đưa tỉ lệ che phủ rừng của Việt Nam đạt 43% (tỉ lệ của năm 1943), Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều này đã khẳng định rõ nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp cận phát triển bền vững.
2.Đa dạng sinh học 2.1.Khái niệm
Đa dạng sinh học là khái niệm dùng để chỉ tất cả các giống loài và mối liên hệ giữa chúng với môi trường tự nhiên, là tập hợp các thông tin di truyền, loài và hệ sinh thái.
2.2.Vai trò của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.
Gần đây, thuốc trị bệnh bạch cầu có thể được trích từ một loại hoa – Rosy Periwrinkle (dừa cạn hồng), chỉ được tìm thấy ở Madagascar, và thuốc điều trị bệnh ung thư vú từ cây Thủy tùng ở Tây Bắc Pacific. Các sản phẩm từ động vật, cá và thực vật được dùng làm thuốc, đồ trang sức, năng lượng, vật liệu xây dựng, lương thực và những vật dụng cần thiết khác .v.v…
Những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn có vai trò trong bảo vệ sức khỏe và tính toàn bộ của hệ sinh thái thế giới. Cung cấp lương thực, lọc các chất
độc (qua các chu trình sinh địa hóa học), điều hòa khí hậu của trái đất, điều chỉnh cung ứng nước ngọt … Nếu mất những loài hoang dại sẽ làm mất sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới con người, chất lượng của cuộc sống.
Thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người.
2.3.Một số hiện trạng
Hình 1.Phần trăm các loài đã được xác định trên thế giới
Đa dạng sinh học rất phong phú trên trái đất, trong đó chim, động vật hữu nhũ, thực vật được xác định nhiều. Theo dự đoán, trái đất có khoảng 14 triệu loài. Nhưng chỉ mới xác định 1,7 triệu loài (khoảng 13%), cao nhất là côn trùng với 950.000 loài, kế là thực vật 270.000 loài. Con người chỉ mới sử dụng có hiệu quả 1.500 loài / 80.000 loài thực vật có khả năng cung cấp lương thực. Trong số các loài được phát hiện, con người chỉ mới tìm ra khoảng 5.000 loài cây chứa các hoạt chất đặc biệt có thể dùng để điều trị hoặc phòng bệnh. Với nguồn tài nguyên quý giá này đã mang lại cho thế giới khoảng 40 tỉ đô la/năm.
Sự đa dạng của các loài sinh vật trên thế giới đang bị đe doạ, với 1.130 trong số 4.000 loài động vật có vú và 1.183 trong số 10.000 loài chim có thể sẽ bị tuyệt chủng.
Gần đây, nguy cơ bị tuyệt chủng của thực vật có hoa (xương rồng, lan) và động vật có xương sống (hổ, cọp, cá tuyết …) tăng gấp 50-100 lần tỉ suất tự nhiên. Liên Hiệp Quốc cảnh báo ¼ loài động vật có vú trên thế giới – từ cọp cho đến tê giác – có thể sẽ tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới. Với tốc độ tuyệt chủng như hiện nay, dự tính sẽ có 70 loài động vật, thực vật biến mất mỗi ngày. Trong số những loài vật bị đe dọa lớn nhất có giống tê giác đen châu Phi, cọp Sibêria và báo Amur châu Á.
Châu Á, 323 trong tổng số 2700 loài chim đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốn gỗ và phá rừng
làm đất nông nghiệp. Cảnh báo châu Á có nguy cơ hết chim được đưa ra đúng vào thời điểm loài người rầm rộ kỷ niệm ngày Môi trường thế giới, 05/6/2001. Trong số 23 nước châu Á được Tổ chức chim quốc tế điều tra, Indonesia đứng đầu về mức báo động, có số loài chim thuộc diện nguy cấp chiếm khoảng 1/3 trong số 323 loài kể trên. Kế đến là Trung Quốc với 78 loài, Ấn Độ với 73 loài và Philippines là 69. Con số này đã tăng lên nhanh chóng trong vòng 20 năm qua. Cho tới năm 1998, mới chỉ có 51 loài bị đe dọa tuyệt chủng.
2.4.Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học
Nơi cư trú giảm
Phá rừng. Trước khi nền nông nghiệp bắt đầu phát triển, bề mặt hành tinh được phủ khoảng 35% rừng. Hiện nay, chỉ còn khoảng 25% trong đó 12% là rừng tự nhiên. Theo ước lượng, hàng năm mất khoảng 60.000 km2 rừng nhiệt đới. Đốn gỗ là mối đe dọa lớn nhất, tác động tới 50% tổng số các loài có nguy cơ tuyệt chủng, tiếp đó là hoạt động canh tác, ảnh hưởng tới 30% và hoạt động du canh 20%. Theo ông Szabo, Giám đốc thông tin của Tổ chức chim Quốc tế, một số loài chim chỉ sống tại các vùng sinh thái nhất định, nếu những khu rừng này bị chặt phá hay đốt cháy, các loài chim rất dễ bị tổn thương.
Mở rộng nơi cư trú của các loài ngoại lai.
50% đất đai trên thế giới đã bị thoái hoá bởi các hoạt động của con người (sản xuất công nghiệp, hầm mỏ, nông nghiệp).
50% các con sông bị cạn kiệt hoặc ô nhiễm nghiêm trọng.
Thay đổi mục đích sử dụng đất. Ở Illinois (Hoa Kỳ), thảo nguyên và rừng là chiếm ưu thế. Nhưng hiện nay chỉ còn ít hơn 1% thảo nguyên và ít hơn 20% rừng nguyên sinh được giữ lại và có 356 thực vật và 144 động vật được xem là bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng nhiệt đới, rừng ngập nước ngọt và ven biển, các ám tiêu san hô … là những nơi có sự tập trung nhiều loài nhất. Rạn san hô vĩ đại ngoài khơi bờ biển Úc, chiếc barrier tự nhiên lớn nhất thế giới, đang bị đe dọa tính mạng bởi các dòng bùn đất chứa nhiều phân hóa học, cuốn trôi ra từ các vùng đầm lầy và rừng nhiệt đới bị phá hủy dọc theo bờ biển Queensland, đông bắc Australia. Số cá nược (loài thú thuộc bộ lợn biển) trong vùng đã giảm đi từ 50 đến 80% trong 10 năm qua, loài rùa quý hiếm caretta, hoạt động sinh sản của chúng đã sụt đi 80% từ thập kỷ 70.
Nhiều đô thị, ngoại ô và nhà máy sản xuất được hình thành. Các dịch vụ giải trí được mở rộng.