Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH T


ĐÀM NHÂN ÁI


Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Người hướng dẫn: Trần Nguyễn Tuyên


Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 1

Hà nội - 2005

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Những đóng góp mới của luận văn 4

7. Bố cục của luận văn 5

CHƯƠNG 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 6

1.1 Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.1.2 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến các nước đang

phát triển 7

1.2 Hội nhập kinh tế và các vấn đề môi trường 9

1.2.1 Phát triển bền vững dưới góc độ môi trường trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế 9

1.2.2 Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường 14

1.3 Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 22

1.3.1 Trung Quốc 22

1.3.2 Thái Lan 28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 30

2.1. Một số khía cạnh kinh tế - môi trường của Việt Nam trong giai

đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 30

2.1.1. Chủ trương và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.30

2.1.2. Phát triển kinh tế và tác động của nó tới môi trường trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 35

2.1.3. Các vấn đề kinh tế - môi trường cấp bách ở Việt Nam hiện nay..51

2.2. Đánh giá thực trạng giải quyết các vấn đề môi trường trước yêu

cầu phát triển bền vững 53

2.2.1. Các chính sách môi trường của Việt Nam liên quan đến phát triển

kinh tế 53

2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 56

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 60

3.1. Vấn đề kinh tế môi trường trong Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội Việt Nam đến năm 2010 60

3.1.1. Chiến lược bảo vệ môi trường ở nước ta giai đoạn 2001-2010 60

3.1.2. Dự báo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tác động đến môi trường

trong thời gian tới 68

3.2. Một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế 71

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách Nhà nước ở tầm vĩ mô..71

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý – chính sách và biện pháp về môi

trường và thương mại 73

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp bảo vệ môi trường..74

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại nhằm

góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế 78

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHẦN MỞ ĐẦU


1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Hội nhập kinh tế quốc tế hiện là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của cách mạng khoa học cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại, đầu tư và sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một trong những đặc trưng chủ yếu chi phối đời sống kinh tế của các quốc gia, khu vực và thế giới. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển được với một nền kinh tế khép kín (không có sự tham gia hội nhập kinh tế). Làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế thực sự mới được thúc đẩy đặc biệt mạnh mẽ kể từ nửa đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, mở ra một giai đoạn mới của sự hợp tác và phát triển.

Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển vì mục tiêu phát triển lâu dài của mình đã tích cực tham gia và cổ vũ cho làn sóng hội nhập kinh tế này. Đối với các nước đang và kém phát triển trong đó có Việt Nam thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường phù hợp để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ có thể tranh thủ được các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát huy tối ưu những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Trong hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở cửa, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận trong tổng thể quan hệ Đổi mới - Hội nhập - Phát triển bền vững. Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế hiện nay là “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nước ta thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nhập và tăng trưởng kinh tế đã mang lại những chuyển biến tích cực, đặc biệt là thay đổi và nâng cao chất lượng và mức sống của các nước đang phát triển. Tuy nhiên sự tăng trưởng diễn ra không đồng đều và nhiều nơi trên thế giới vẫn đang trong mức nghèo khổ. Các nghiên cứu và thực tế cho thấy: hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường có sự liên quan mật thiết hỗ trợ nhau song

cũng tạo ra những mâu thuẫn lớn. Đây là một trong những mâu thuẫn lớn rất khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà còn là vấn đề lớn trên thế giới.

Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy các vấn đề liên quan đến môi trường như ô nhiễm, dịch bệnh, biến đổi khí hậu toàn cầu, chất độc hại v.v... có nguyên nhân chính từ “sự phát triển kinh tế không tính tới các hậu quả môi trường” luôn đe doạ sức khoẻ của con người và hệ sinh thái. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, rừng... đang bị suy thoái ở mức báo động tại các nước này. Môi trường hiện nay đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên giải pháp cho các vấn đề môi trường này ở các nước phát triển và đang phát triển có sự khác nhau.

Ngày nay các nước đang phát triển ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường, đặc biệt là về những ảnh hưởng do ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đối với khả năng phát triển bền vững. Các nước đang phát triển hiện vẫn đang tiếp tục phải trả những chi phí về xã hội, kinh tế và con người cho những hậu qủa môi trường để lại. Thiệt hại kinh tế của việc suy thoái môi trường ước tính chiếm tới 4 - 8% trong tổng sản phẩm quốc dân hàng năm của nhiều nước đang phát triển. Quan điểm về phát triển “tăng trưởng trước, môi trường sau” hay “tăng trưởng bằng mọi giá” hiện nay đã chứng tỏ sẽ mang lại những phí tổn rất lớn.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được toàn thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự 21 và thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển năm 1992 tại Brazil.

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng trên 7%. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế môi trường, hai vấn đề môi trường nổi bật hiện nay đang được quan tâm nhiều trên thế giới và Việt Nam là sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây.

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã tham gia chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, tuy nhiên trong những năm tới Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này cũng có nghĩa là

chúng ta phải quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, việc đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến môi trường sinh thái của Việt Nam và đưa ra các giải pháp để chúng ta vừa có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường là hết sức cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


Trong thời gian qua, đã có một số các bài viết và công trình nghiên cứu về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và các tác động của nó xét theo khía cạnh môi trường nhằm mục tiêu nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Một số trong số đó là:

- Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại (1999), Nhiệm vụ nhà nước về bảo vệ môi trường: Cơ sở khoa học giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường nhằm phát triển thương mại bền vững ở Việt Nam;

- Một số dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay đang được triển khai về vấn đề môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các dự án, chương trình nghiên cứu nhằm đưa Tiêu chuẩn môi trường như là một điều khoản bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập hoặc các vấn đề môi trường nói riêng hoặc các tiêu chuẩn môi trường đặt ra trong hoạt động thương mại mà chưa xem xét tới khía cạnh của sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến môi trường. Vì vậy nghiên cứu đánh giá về khía cạnh này là một mục tiêu đúng đắn và cần thiết. Đây là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến môi trường, xem xét thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam,

luận văn đề xuất những giải pháp chính sách nhằm giải quyết những vấn đề môi trường liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường sinh thái, mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường sinh thái.

- Phân tích kinh nghiệm của quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra những bài học tham khảo đối với Việt Nam.

- Phân tích thực trạng môi trường của Việt Nam, làm rõ một số tác động chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đến môi trường của Việt Nam.

- Định hướng và xây dựng một số giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề môi trường, nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Đối tượng nghiên cứu: Hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề môi trường liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ảnh hưởng và phương án giải quyết các vấn đề môi trường của Việt Nam trong thời gian gần đây.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong quá trình nghiên cứu để giải quyết nội dung của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống; điều tra kết hợp với ý kiến chuyên gia.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN


- Hệ thống hoá và đánh giá phân tích về những lý luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với môi trường

- Đánh giá tổng quan về thực trạng, giải pháp và các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- So sánh và đánh giá những thành tựu và hạn chế của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và gìn giữ phát triển môi trường sinh thái để đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN


Luận văn được kết cấu thành 3 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận)


Chương 1: Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường sinh

thái.


Chương 2: Một số vấn đề về môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023