Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 14

nghĩa trang chung của thành phố.

* Vùng IV: Vùng ven sông Sặt

- Giải toả nhà ven sông Sặt ở trung tâm cải tạo, nạo vét kè đá sông Sặt thành khu công viên giải trí.

- Không phát triển khu công nghiệp trong vùng IV.

- Cải tạo môi trường khu vực cảng sông Thái Bình.

- Duy trì các làng hoa và chuyờn canh rau màu.

* Vùng V: Vùng bờ Tây sông Thái Bình

- Quy hoạch, xây dựng thành khu đô thị mới, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Không phát triển công nghiệp, bến cảng, thương mại.

- Quy hoạch, xây dựng tại khu ngoài đê Bắc Ngọc Châu, khu công viên văn hoá, vui chơi lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Nâng cấp bãi rác Soi Nam, xây dựng trạm chế biến, phân loại rác. Nâng cấp trạm bơm Ngọc Châu, xây dựng trạm xử lý nước thải cho thành phố.

* Vùng VI: Vùng mặt nước sông Sặt, sông Thái Bình

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 14

- Xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ chất lượng nước sông Thái Bình, nhất là các điểm thu và cấp nước.

- Xây dựng các bến tàu và quản lý cảng để kiểm soát ô nhiễm.

- Cải tạo sông Sặt, giải toả các công trình lấn chiếm dòng chảy, nạo vét kè đá đoạn trung tâm, không cho nước thải thành phố vào sông Sặt.

- Xây dựng các khu vui chơi, thể thao dưới nước ở điểm thượng lưu cầu Phú Lương và trên sông Sặt [60].

3.3.4. Bố trí, sử dụng kinh phí và nguồn nhân lực hợp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường

UBND tỉnh cần quan tâm bố trí đầy đủ kinh phí dành cho sự nghiệp BVMT, đúng đối tượng; các cơ quan chuyên môn của tỉnh hướng dẫn để nguồn vốn này được sử dụng đúng và đạt hiệu quả cao trong hoạt động BVMT. Thành lập Quỹ BVMT tỉnh Hải Dương và duy trì hiệu quả hoạt động của Quỹ. Trước mắt cần bố trí đầy đủ kinh phí cho các chương trình và dự án ưu tiên triển khai giải quyết tình trạng ONMT trong 5 năm (2011 - 2015) (có phụ lục chi tiết kèm theo).

Nhân lực có chuyên môn về môi trường có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu giúp các cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức các hoạt động về

môi trường có hiệu quả. Do đó, phải quan tâm xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT từ tỉnh đến cơ sở; cần bố trí đủ cán bộ có chuyên môn về môi trường cho các cơ quan chuyên môn ở tỉnh; đồng thời mỗi huyện, thành phố ít nhất bố trí được một biên chế có trình độ đại học chuyên ngành về môi trường. Phấn đấu đến năm 2015 mỗi xã bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách làm công tác BVMT có trình độ cao đẳng về quản lý môi trường trở lên.

Mặt khác, phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đào tạo cán bộ và chuyên gia về lĩnh vực BVMT. Tích cực tham gia các chương trình hợp tác trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cán bộ, đồng thời để giải quyết các nhiệm vụ BVMT chung của Quốc gia và khu vực.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan chuyên môn về quản lý môi trường. Hàng năm cần dành tỷ lệ phù hợp (tương đương 1% chi ngân sách địa phương trở lên) từ nguồn ngân sách địa phương phục vụ công tác BVMT.

Các huyện, thành phố, thị xã phải quy hoạch quỹ đất cho các công trình xử lý môi trường (trạm xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác thải…) và thực hiện các quy hoạch được phê duyệt.

3.3.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ, thông tin liên lạc

* Về khoa học, công nghệ: phải nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến không gây ô nhiễm, áp dụng giải pháp sản xuất sạch trong các công đoạn và dây chuyền sản xuất để khuyến cáo và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu áp dụng thực hiện.

Từng bước nghiên cứu giải pháp Quản lý đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, rác thải tập trung phù hợp cho các thị tứ và các vùng nông thôn.

Xây dựng mô hình điểm về BVMT nông nghiệp nông thôn áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường (gắn với các xã được làm trước xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020).

* Về thông tin liên lạc: - Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc đồng bộ, đầy đủ, hiện đại đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện và thỏa mãn mọi nhu cầu dịch vụ trong tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông Hải Dương đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hóa, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ

chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật, tạo điều kiện toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin, làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Hải Dương.

- Nhạy bén với những xu hướng đổi mới tổ chức, phát triển các dịch vụ mới, mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại của ngành hiện nay để phát triển hạ tầng thông tin liên lạc tỉnh Hải Dương. Cụ thể:

+ Phát triển viễn thông và Internet. Mở rông phát triển hạ tầng mạng viễn thông có công nghệ hiên đại, độ phủ tới 100% các xã thôn với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, gắn với phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet.

+ Công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông phải được khai thác rộng rãi, ứng dụng rộng rãi có hiệu quả đó là công nghiệp phần cứng và phần mềm.

+ Đưa nhanh công nghệ thông tin và kỹ thuật tiên tiến vào công tác BVMT; xây dựng hệ thống dữ liệu về quản lý TNTN và môi trường thống nhất trên toàn tỉnh.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ với cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất khác và đáp ứng trước một bước phát triển kinh tế nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư…

3.3.6. Thực hiện xã hội hoá và đầu tư bảo vệ môi trường

Phải thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường. Tăng cường nguồn lực cho công tác BVMT, đảm bảo kinh phí cho sự nghiệp BVMT theo quy định của Nhà nước. Ngành tài nguyên và môi trường và các tổ chức chính trị xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội nông dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện tốt và phối hợp hành động BVMT phục vụ PTBV.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với chính quyền, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về công tác BVMT, phân công Đảng viên phụ trách từng mặt của công tác BVMT ở thôn, xã, phường, khu phố, cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn, tổ chức cho đoàn viên, hội viên và các cấp hội cơ sở tham gia phong trào Toàn dân tham gia BVMT, đặc biệt là xây dựng các hình thức tự quản BVMT ở khu dân cư…

Để công tác xã hội hóa và khuyến khích đầu tư cho BVMT đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới cần phải:

Thứ nhất, tích cực thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành Tài nguyên môi trường theo Nghị quyết số 27/NQ-BCS của Ban cán sự đảng bộ Bộ TN&MT, theo đó cần rà soát lại và chuyển đổi các cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xác định rò những lĩnh vực Nhà nước cần thực hiện, những lĩnh vực cần kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện các mô hình hợp tác công tư, nhà nước và nhân dân cùng làm trong BVMT, đặc biệt là trong việc khắc phục, cải tạo các điểm nóng về môi trường.

Thứ ba, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về các chính sách ưu đãi về đất đai, về vốn, về thuế, về tín dụng cho các hoạt động BVMT cụ thể.

Thứ tư, tổ chức truyền thông rộng rãi, nâng cao nhận thức, tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư vào các công trình, dự án, hoạt động BVMT. Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực BVMT, tạo điều kiện thuận lợi cho khối tư nhân có nhu cầu tham gia công tác xã hội hóa BVMT.

Thứ năm, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang cung

ứng dịch vụ môi trường và thành lập các công ty cổ phần mới, các tổng công ty, các tập đoàn tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ môi trường.

Thứ sáu, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn các phong trào BVMT trong nhân dân, đặc biệt cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ, của cộng đồng trong việc giám sát và thực thi các quy định pháp luật về BVMT.

3.3.7. Giải pháp về chính sách phát triển

Ðể Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp, hướng đến PTBV, tỉnh cần đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sát hợp, cụ thể để giải quyết cơ bản những hạn chế, yếu kém, đồng thời huy động mọi nguồn lực. Hoàn chỉnh quy hoạch và đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc các vùng tỉnh và theo hành lang các tuyến giao thông trọng điểm. Tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với BVMT... Các chính sách cụ thể là:

- Kiểm soát phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn. Bởi Hải Dương là tỉnh nông nghiệp, muốn CNH, HĐH và đô thị hóa mạnh phải CNH nông thôn, đô thị hóa nông thôn - chuyển đổi nhanh, mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động nông thôn - để đạt tới hiệu quả điều phối sự di dân từ nông thôn ra thành thị theo hướng đã định.

- Kiểm soát đầu tư xây dựng. Những kế hoạch, quy hoạch phát triển thể hiện ở những chương trình dự án đầu tư theo mục tiêu định hướng, đúng tính chất, đúng mục đích để có cơ sở tạo vùng, tạo thị vững chắc, ví dụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề, những trung tâm dịch vụ chất lượng cao hiệu quả lớn về đào tạo, về y tế bảo vệ sức khỏe, về du lịch, về các khu vui chơi giải trí, sân gofl, thể dục thể thao. Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm khả năng cạnh tranh lâu dài và bền vững, bởi khi khoa học kỹ thuật có những tiến bộ vượt bậc, công nghệ sản xuất thay đổi nhanh chóng thì yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng bức thiết. Tất cả nhằm vừa phát triển KT - XH, vừa bảo vệ được MTST, tiến tới PTBV.

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Đó chính là tạo được một hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tốt, đặc biệt là về giao

thông, điện, nước… Cụ thể là:

* Về giao thông:

+ Phát triển giao thông toàn diện gồm: đường ô tô cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ; đường sắt quốc gia và chuyên dụng; đường thủy sông lớn và sông nhỏ.

+ Xây dựng mới kết hợp nâng cấp cải tạo đồng bộ cơ sở vật chất giao thông vận tải, cải thiện giao thông nông thôn, xây dựng nhà ga, cảng bến, trạm sửa chữa, đầu tư thiết bị…

+ Phát triển giao thông tỉnh đảm bảo sự thống nhất chung giao thông vùng, quốc gia, đáp ứng kịp thời (có phần đi trước) sự nghiệp phát triển KT - XH tỉnh tới năm 2030 và những năm sau theo xu hướng hiện đại.

* Về cung cấp nước:

+ Đảm bảo đủ chất lượng cung cấp nước sạch cho khu vực đô thị và công nghiệp trên cơ sở khai thác nguồn nước mặt kết hợp nước ngầm; cải tạo, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cấp nước.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tới 2025, 100% hộ nông dân sử dụng nước sạch.

+ Tăng cường bảo vệ nguồn nước, cải tiến công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý nhằm nâng cao chất lượng và số lượng phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.

+ Đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông - lâm - thủy sản, không bị úng ngập về mùa mưa lũ, không bị khô cạn, nhiễm mặn về mùa hanh khô.

+ Tăng cường liên kết, hợp tác liên tỉnh, liên huyện về phòng chống lũ, chống hạn và khai thác nguồn nước, cấp nước.

* Về cung cấp điện:

+ Quy hoạch xây dựng mạng lưới truyền tải điện, truyền tải năng lượng từ nguồn điện quốc gia đến cung cấp đầy đủ và an toàn các hộ tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Quy hoạch hợp lý để phân bổ phụ tải các vùng sử dụng năng lượng điện trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phân bố công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

+ Quy hoạch mạng lưới điện cân đối hợp lý an toàn lưới điện cao thế, trung thế bao gồm đường dây và trạm trên cơ sở phối hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, công nghiệp, các trung tâm dịch vụ và các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dân cư nông thôn.

+ Tận dụng mọi nguồn năng lượng, nhiên liệu có được để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Đồng thời phải đồng bộ với việc cải cách hành chính, giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng triển khai xây dựng, vận hành, quản lý, khai thác, tạo ra sự thông thoáng thật sự và đồng bộ trong cải cách hành chính một cửa liên thông, xóa bỏ tình trạng "một cửa nhưng nhiều khóa", tạo ra môi trường minh bạch để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển.

- Kiểm soát việc sử dụng đất đai. Đất là tài nguyên quý giá, việc xây dựng, sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp - trồng lúa phải giữ được ở “ngưỡng” sử dụng nghĩa là sau khi đã cân đối mỗi cơ cấu sử dụng đất một cách an toàn (nhất là an toàn lương thực - được Nhà nước thống nhất). Đánh giá đúng giá trị đất, nhất là đất đô thị, công nghiệp. Ngay từ bước dự án đã phải kiểm soát các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng đất đai đúng quy trình quy phạm, chỉ tiêu thiết kế và yêu cầu đặc thù của địa phương mới cấp phép xây dựng. Kiểm tra thi công, kiểm tra hoàn công và khai thác.

- Tạo vốn, phân bổ vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Khai thác mọi nguồn vốn: vốn ngân sách (địa phương, trung ương), vốn doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tài trợ, nhân đạo, vốn đóng góp của cộng đồng…

Phân bổ đầu tư theo chương trình dự án có trọng tâm trọng điểm thực hiện mục tiêu ở mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn.

- Đẩy mạnh thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội ổn định, công bằng, dân chủ. Hiện nay, tuy tỷ lệ hộ nghèo ở Hải Dương đã giảm nhưng vẫn có khả năng tái nghèo, chất lượng cuộc sống của một bộ phận dân cư có xu hướng giảm nên vấn đề đặt ra là phải: cải thiện điều kiện sống của người nghèo, hộ nghèo; thúc đẩy giảm nghèo nhanh, bền vững, hạn chế tái nghèo; giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư; tạo sự chuyển biến nhanh về kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, các xã có tỷ lệ nghèo cao. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo bình quân mỗi năm 2,5% trở lên, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015; Đảm bảo việc hộ nghèo, người nghèo, hộ cận nghèo, người cận nghèo tiếp cận thuận lợi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhất là về vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt; không còn hộ nghèo phải ở nhà tạm. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao được ưu tiên

đầu tư xây dựng, trong đó hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt theo tiêu chí nông thôn mới.

Muốn vậy, phải tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập; Thực hiện các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo; Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới; Nâng cao năng lực hệ thống làm công tác giảm nghèo; Tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo từ tỉnh đến huyện, xã.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo, phải triển khai các giải pháp cụ thể cho các cơ quan địa phương và từng hộ gia đình.

* Đối với cơ quan địa phương:

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo.

Củng cố Ban xoá đói giảm nghèo của xã, cử cán bộ chủ chốt trực tiếp làm trưởng ban, có các đoàn thể tham gia.

Đánh giá đúng mức thu nhập và đời sống của các hộ gia đình trong xã, thôn. Xác định chính xác các hộ đói, nghèo ở địa phương. Xác định rò số lượng hộ đói, hộ nghèo thiếu vốn, thiếu trí tuệ, thiếu nhân lực... để xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cụ thể.

Dành một lượng vốn cho diện nghèo vay qua chương trình đầu tư vật nuôi (trâu, bò) có kỹ thuật đơn giản và thu lại vốn bằng sản phẩm để tiếp tục đầu tư mở rộng.

Kiện toàn các tổ chức khuyến nông, xây dựng các dự án chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nghèo.

* Đối với từng hộ gia đình

Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo.

Đồng thời với giải pháp xóa đói giảm nghèo phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi. Thực hiện dân chủ là một thành tố của phát triển bền vững. Thực hành dân chủ rộng rãi sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Dân chủ càng cao thì đồng thuận xã hội càng sâu, sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc càng được củng cố vững chắc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022